Xem mẫu

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Hà Diệu Thương

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), điều đó đã đem lại
cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức mới. Trong bối cảnh toàn cầu



hoá ngày càng sâu rộng, nền kinh tế thị trường đang phát triển không ngừng; trong đó

U

ngành tài chính ngân hàng có sự chuyển biến mạnh mẽ và trở thành tâm điểm chú ý

-H

của toàn xã hội, hệ thống Ngân hàng (NH) được xem như là “huyết mạch” của nền
kinh tế. Vì vậy, vấn đề đảm bảo sự cân bằng, ổn định và lành mạnh hoạt động của toàn

H

cơ sở cho nền kinh tế ngày càng phát triển bền vững.

TẾ

bộ hệ thống Ngân hàng là một trong những vấn đề quan trọng chủ chốt, tạo nền tảng

IN

Trong thời gian này, khi tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đang diễn ra với
việc sáp nhập của các Ngân hàng được xem là xu hướng tất yếu khách quan để nâng

K

cao khả năng cạnh tranh thì môi trường cạnh tranh vốn sôi động trong lĩnh vực NH

C

ngày càng trở nên sôi động hơn nữa. Các Ngân hàng với chức năng “đi vay để cho



vay” đã nhanh chóng mở rộng các loại hình sản phẩm dịch vụ để thu hút vốn nhàn rỗi

IH

trong nền kinh tế, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tín dụng để lấy thu bù chi.



Với NHTM, hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống,chiếm tỷ trọng lớn và

Đ

mang lại nguồn thu chủ yếu cho NH. Đồng thời, hoạt động tín dụng cũng rất nhạy cảm
và chứa đựng rất nhiều rủi ro. Tuy chỉ mới hơn 18 năm hoạt động nhưng Ngân hàng

G

TMCP Á Châu (ACB) đã có những thành tựu nhất định trong hoạt động tín dụng. Năm

N

2009 lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất

Ư


Việt Nam” của 6 tạp chí tài chính ngân hàng uy tín trên Thế giới: Asiamoney, Finance
Asia, Euromoney, Global Finance, The Asset và The Banker. Mới đây, năm 2011,

TR

ACB cũng liên tiếp nhận được các giải thưởng do các tạp chí này trao tặng... Nhưng
không chỉ ACB mà tất cả các ngân hàng, dù có lớn mạnh cả về mạng lưới, tài chính và
chất lượng đến đâu, cũng không thể chủ quan và cho mình là đã đủ uy tín, tiềm lực để
tự đứng vững trên thị trường trong mọi tình huống.
Do đó, với mục tiêu trở thành Ngân hàng chất lượng - uy tín hàng đầu tại Việt Nam
ACB luôn đề cao công tác kiểm soát rủi ro đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng. Nhất là
trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung - K42 Kế toán Kiểm toán

1

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Hà Diệu Thương

(KSNB) hoạt động tín dụng hiệu quả sẽ giúp Chi nhánh góp phần hạn chế những rủi ro
trong kinh doanh, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.
Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác kiểm soát trong hoạt
động tín dụng tại ACB, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng công tác kiểm soát quy trình
cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Chi



nhánh Huế” làm đề tài nghiên cứu của mình. Với mong muốn tìm hiểu rõ về hoạt động

U

kiểm soát tại ngân hàng, đồng thời qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục

-H

những tồn tại để hoàn thiện hơn công tác tại Ngân hàng.

TẾ

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Về mặt lý thuyết: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về KSNB. Cụ thể làm rõ

H

các khái niệm và nội dung liên quan đến KSNB, hoạt động tín dụng của NHTM.

IN

- Về mặt thực tế: Tìm hiểu thực trạng công tác kiểm soát quy trình cho vay khách

K

hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế.

C

- Về hiệu quả đạt được: Thông qua việc so sánh lý luận và thực tiễn, và kiến thức



được trang bị, nêu lên một số đánh giá và đề xuất một số biện pháp để góp phần hoàn

IH

thiện công tác kiểm soát quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ACB Huế.



3. Đối tượng nghiên cứu

Đ

Đề tài tập trung nghiên cứu công tác kiểm soát quy trình cho vay khách hàng cá

G

nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế.

N

4. Phạm vi nghiên cứu

Ư


- Về thời gian: đề tài nghiên cứu trên cơ sở số liệu thu thập từ năm 2009 - 2011.
- Về không gian: đề tài được nghiên cứu trong phạm vi ACB - Chi nhánh Huế.

TR

- Giới hạn của đề tài: Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu quy trình cho vay sản xuất kinh

doanh - bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập số liệu:
* Đối với dữ liệu thứ cấp:

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung - K42 Kế toán Kiểm toán

2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Hà Diệu Thương

- Thu thập dữ liệu thứ cấp ở bên trong đơn vị: các báo cáo tài chính, các sổ tay
sản phẩm, các quy định, hướng dẫn công việc và các tài liệu khác của ngân hàng…
- Thu thập dữ liệu thứ cấp ở bên ngoài đơn vị: giáo trình, sách tham khảo, tạp
chí kinh tế, tạp chí ngân hàng, Internet và các khóa luận tốt nghiệp có liên quan...



* Đối với dữ liệu sơ cấp:

-H

là cách thức làm việc của nhân viên tín dụng (NVTD) trong ngân hàng.

U

- Phương pháp quan sát : xem xét công việc cụ thể của từng nhân viên, đặc biệt

- Phương pháp phỏng vấn: trực tiếp hỏi ý kiến của các nhân viên, đặc biệt là

TẾ

nhân viên Phòng khách hàng cá nhân và nhân viên Phòng hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng.

H

b. Phương pháp xử lý số liệu:

IN

Là việc tổng hợp và chọn lọc những thông tin, dữ liệu thu thập được nhằm phục
vụ cho công việc nghiên cứu. Cụ thể, sử dụng các phương pháp sau:

K

- Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp lại những thông tin, dữ liệu



C

thu thập được. Sau khi có số liệu, sử dụng phương pháp này để lập các bảng phân tích.

IH

- Phương pháp phân tích kinh doanh: Là phương pháp dựa trên những số liệu
có sẵn để tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin từ chứng từ, sổ sách kế toán



để đánh giá tình hình tại ACB Huế nhằm tìm ra những nguyên nhân và giải pháp.

Đ

6. Cấu trúc đề tài Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:

G

 Phần I: Đặt vấn đề

Ư


N

 Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm soát hoạt động

TR

cho vay khách hàng cá nhân.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát quy trình cho vay khách hàng cá

nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế.
Chương 3: Giải pháp cường kiểm soát quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế.
 Phần III: Kết luận và kiến nghị.

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung - K42 Kế toán Kiểm toán

3

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Hà Diệu Thương

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1:



LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ

TẾ

1.1.1. Khái niệm

-H

1.1. Những vấn đề chung về hệ thống kiểm soát nội bộ

U

KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB)

IN

H

trên thế giới, cụ thể:

Theo Hội kế toán Anh Quốc (England Association of Accountant - EAA) định

K

nghĩa về hệ thống KSNB như sau: Một hệ thống kiểm soát toàn diện có kinh nghiệm

C

tài chính và các lĩnh vực khác nhau được thành lập bởi ban quản lý nhằm:
Tiến hành đảm bảo kinh doanh của đơn vị trong trật tự và có hiệu quả

-

Đảm bảo sự tuân thủ tuyệt đối đường lối kinh doanh của ban quản trị

-

Giữ an toàn tài sản

-

Đảm bảo tính toàn diện và chính xác của số liệu hạch toán

G

Đ



IH



-

N

Theo Điều 2 Chương 1 Quy chế ban hành kèm theo quyết định số 36/2006/QĐ-

Ư


NHNN ngày 01/08/2006 của Ngân hàng nhà nước (NHNN) thì khái niệm Hệ thống
kiểm tra, KSNB là “tập hợp các cơ chế chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu

TR

tổ chức của các tổ chức tín dụng (TCTD) được thiết lập trên cơ sở phù hợp với quy
định pháp luật hiện hành và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa phát
hiện và xử lý kịp thời các rủi ro và đạt được các mục tiêu mà TCTD đó đặt ra”.
Còn KSNB theo định nghĩa của COSO (Committee of Sponsoring Organization of
Treadway Commission), là một quy trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, các

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung - K42 Kế toán Kiểm toán

4

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Hà Diệu Thương

nhà quản lý và các nhân viên khác của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp một sự
bảo đảm hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu sau:
Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động

-

Tính chất đáng tin cậy của báo cáo tài chính

-

Sự tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành



-

-H

U

Mặc dù có nhiều định nghĩa, khái niệm, quan điểm khác nhau về KSNB nhưng
nhìn chung, chúng đều bao gồm các nội dung sau:

TẾ

- Hệ thống các cơ chế, quy định mang tính pháp lý rõ ràng, hiệu lực và cơ cấu tổ
chức của TCTD phù hợp, đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ.

H

- Các phương pháp, quy trình kiểm tra, phát hiện và xử lý phòng ngừa rủi ro góp

IN

phần thực hiện các mục tiêu kinh doanh của TCTD.

K

- Đội ngũ cán bộ kiểm soát có trình độ, năng lực được đào tạo có đủ trình độ để

C

thực hiện nhiệm vụ.

IH



Như vậy, hệ thống KSNB không chỉ giới hạn trong chức năng tài chính và kế toán
mà phải kiểm soát mọi chức năng khác về hành chính, quản lý sản xuất, kinh



doanh…và không chỉ thuộc về các nhà quản lý mà thực chất là sự tích hợp một loạt

Đ

các hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi

G

thành viên trong tổ chức để đảm bảo cho tổ chức đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục

N

tiêu đặt ra một cách hợp lý.

Ư


1.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát nội bộ

TR

Theo TS Lê Văn Luyện (2009) thì nội dung mục tiêu và nhiệm vụ của hệ thống

kiểm soát nội bộ được tóm tắt như sau:
a. Mục tiêu của hệ thống KSNB:

 Mục tiêu kết quả hoạt động: Hiệu quả và hiệu năng hoạt động
- Bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản và nguồn lực một cách kinh tế, nâng cao hiệu
quả, an toàn cho toàn hệ thống.

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung - K42 Kế toán Kiểm toán

5

nguon tai.lieu . vn