Xem mẫu

GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta hiện nay, ngành xây dựng đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của nền kinh tế quốc dân và là một trong những mục tiêu phát triển mang tính
chiến lược lâu dài của Đảng và nhà nước. Trong đó, cơ sở hạ tầng là một trong những
điều kiện quan trọng của một nền kinh tế phục vụ các nhu cầu đi lại, cư trú, khám chữa
bệnh, học hành, làm việc, vui chơi giải trí... Mặt khác, như chúng ta biết để tồn tại và
phát triển con người cần tiến hành sản xuất, hoạt động sản xuất là hoạt động tự giác có

tế
H
uế

ý thức của con người nhằm biến các vật thể tự nhiên thành các vật phẩm, các công
trình có ích phục vụ cho cuộc sống của mình, của xã hội và xây dựng là một ngành sản
xuất vật chất để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật đó. Sản phẩm của ngành xây dựng không
chỉ đơn thuần là những công trình có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, có ý nghĩa

ại
họ
cK
in
h

quan trọng về mặt kinh tế mà còn là những công trình có tính thẩm mỹ cao bao gồm
đường sá, cầu cống, bệnh viện, trường học, nhà cửa, các khu đô thị, chung cư...Và đặc
biệt trong ngành xây dựng cơ bản và bất động sản, với thị trường đóng băng từ đầu
năm 2011, đặc trưng nhiều rủi ro vốn đầu tư lớn, doanh thu thường biến động, đứng
trước sự thử thách đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự quản lý sử dụng tốt tài nguyên
vật chất cũng như nhân lực. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh cũng diễn ra ngày càng gay gắt
hơn buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì phải đáp ứng nhu

Đ

cầu ngày càng cao hơn. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp nào có sự quản lý chi phí và giá
thành hợp lý để giúp doanh nghiệp tồn tại và có chỗ đứng trên thị trường.
Chính vì thế, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng
đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Vì vậy, kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của
kế toán trong doanh nghiệp sản xuất, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và tồn tại
của doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển và cạnh
tranh như hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên đồng thời đây là lĩnh vực mà
em yêu thích và mong muốn vận dụng những kiến thức đã học để hiểu rõ hơn về phần
Phan Thị Như Quỳnh_K45B Kiểm toán

1

GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến

Khóa luận tốt nghiệp

hành chi phí và giá thành ở thực tế để phục vụ cho quá trình ra trường đi làm, nên em
quyết định chọn đề tài: “KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG 19-5” để làm luận văn tốt nghiệp
của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm những mục đích sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp.
Thứ hai, tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí và

tế
H
uế

tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây dựng 19-5, nhận biết những hạn chế
và nguyên nhân hạn chế của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty.

Thứ ba, đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện công tác kế toán

ại
họ
cK
in
h

chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty TNHH Xây dựng 19-5.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán chi phí và tính giá thành công trình
“Thi công xây dựng và thiết bị công trình Trung tâm phát triển Công nghệ sinh học”
tỉnh Quảng Trị tại Công ty TNHH xây dựng 19-5.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đ

- Về không gian: Phòng kế toán – tài chính Công ty TNHH xây dựng 19-5.
- Về thời gian: Số liệu liên quan đến công trình thi công xây dựng và thiết bị
Trung tâm phát triển Công nghệ sinh học tỉnh Quảng Trị, các báo cáo tài chính của
Công ty năm 2013, 2014.
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm công trình “Thi công xây dựng và thiêt bị công trình Trung tâm
phát triển Công nghệ sinh học”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

Phan Thị Như Quỳnh_K45B Kiểm toán

2

GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến

Khóa luận tốt nghiệp

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua các giáo trình đã học, báo, tạp
chí, các bài khóa luận của các anh chị khóa trước, internet…, định hướng được đề
cương chi tiết và hoàn thành phần cơ sở lý luận.
- Phương pháp quan sát phỏng vấn: Tiến hành quan sát thực tế tại Công ty nói
chung và phòng kế toán tài chính nói riêng, trao đổi trực tiếp với bộ phận kế toán để
biết được quy trình luân chuyển chứng từ cũng như biết được cách xử lý, ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty.
- Phương pháp thu thập tài liệu: Tiến hành thu thập các báo cáo, chứng từ, sổ
sách về chi phí sản xuất và giá thành công trình “Trung tâm phát triển Công nghệ sinh

tế
H
uế

học” cùng các tài liệu liên quan để làm căn cứ hạch toán kế toán.
- Phương pháp xử lý số liệu: Tiến hành phân tích, đối chiếu, so sánh và tổng
hợp thông tin từ những số liệu thu thập được ở Công ty để phân tích tình hình tài chính
Công ty, đánh giá và tìm ra biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí và

ại
họ
cK
in
h

tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
1.5. Kết cấu đề tài

Đề tài gồm có 3 phần
PHẦN I: Đặt vấn đề

PHẦN II: Nội dung nghiên cứu và kết quả

Chương 1: Cơ sở lý luận về chi phí và tính giá thành sản phẩm
Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm

Đ

tại Công ty TNHH Xây dựng 19-5.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
PHẦN III: Kết luận và kiến nghị

Phan Thị Như Quỳnh_K45B Kiểm toán

3

GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1. Những vấn đề chung về kế toán hoạt động xây lắp
1.1.1. Những khái niệm liên quan đến hoạt động xây lắp
Sản xuất xây lắp là hoạt động xây dựng mới, mở rộng, khôi phục, cải tạo lại,
hay hiện đại hóa các công trình hiện có thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân
(như công trình giao thông thủy lợi, các khu công nghiệp, các công trình quốc phòng,
cho mọi ngành trong nền kinh tế.

tế
H
uế

các công trình dân dụng khác). Đây là hoạt động nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật
Doanh nghiệp xây lắp là đơn vị kinh tế cơ sở, là nơi trực tiếp sản xuất kinh doanh,
gồm một tập thể lao động nhất định có nhiệm vụ sử dụng các tư liệu lao động và đối
tượng lao động để sản xuất ra các sản phẩm xây lắp và tạo nguồn tích lũy cho Nhà nước.

ại
họ
cK
in
h

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tài sản
hoặc tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về mặt thiết kế,
công nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của chúng.(PGS.TS Bùi Văn
Dương, 2008. Giáo trình kế toán tài chính phần 3-4, NXB Giao thông vận tải)
1.1.2. Phương thức nhận thầu xây lắp

Theo PGS.TS Bùi Văn Dương (2008), Giáo trình kế toán tài chính phần 3-4, tổ

Đ

chức thi công xây lắp có thể thực hiện theo hai phương thức:
1.1.2.1. Phương thức nhận thầu toàn bộ công trình (tổng thầu xây dựng)
Theo phương thức này, nhà thầu nhận thầu tất cả các khâu từ khảo sát thiết kế đến
việc xây lắp hoàn chỉnh công trình trên cơ sở luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được duyệt.
Ngoài ra, tổng thầu xây dựng có thể thực hiện thêm các công việc mà khách
hàng có thể ủy nhiệm thêm như lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, đặt mua thiết bị giải
phóng mặt bằng…
Tùy theo khả năng, đặc điểm, khối lượng công tác xây lắp mà tổng thầu xây
dựng có thể đảm nhận hay giao thầu lại cho nhà thầu khác.
1.1.2.2. Phương thức nhận thầu từng phần
Phan Thị Như Quỳnh_K45B Kiểm toán

4

GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến

Khóa luận tốt nghiệp

Theo phương thức này nhà thầu nhận thầu từng phần công việc, chẳng hạn như
nhận thầu lập luận chứng kỹ thuât kinh tế gồm khảo sát, điều tra để lập luận chứng;
nhận thầu khảo sát thiết kế toàn bộ công trình từ bước thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự
toán công trình cho đến bước lập bản vẽ thi công và lập dự toán chi tiết các hạng mục
công trình; hoặc nhận thầu công tác chuẩn bị xây lắp và xây lắp toàn bộ công trình trên
cơ sở thiết kế kỹ thuật thi công đã được duyệt.
Ngoài ra, nhà thầu cũng có thể nhận thầu gọn từng hạng mục công trình, từng
nhóm hạng mục công trình độc lập. Như vậy, khách hàng có trách nhiệm tổ chức phối
hợp hoạt động của các nhà thầu và chỉ áp dụng trong trường hợp này đối với những

tế
H
uế

công trình, hạng mục công trình mang tính tương đối độc lập.
1.1.3. Đặc điểm của sản xuất xây lắp chi phối đến tổ chức kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành

Theo PGS.TS Bùi Văn Dương (2008), Giáo trình kế toán tài chính 3-4 thì:

ại
họ
cK
in
h

 Sản xuất xây lắp là một loại sản xuất công nghiệp đặc biệt theo đơn đặt
hàng. Sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, riêng lẽ.
Mỗi đối tượng xây lắp là từng công trình, hạng mục công trình, đòi hỏi yêu cầu
kỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng thích hợp, được xác định cụ thể trên
từng thiết kế dự toán của từng đối tượng xây lắp riêng biệt. Vì vậy, khi thi công xây
lắp nhà thầu phải luôn thay đổi phương thức thi công, biện pháp thi công sao cho phù
hợp với từng đặc điểm của từng loại sản phẩm xây lắp, đảm bảo cho việc thi công

Đ

mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và sản xuất được liên tục.
Do tính chất đơn chiếc, riêng lẽ nên chi phí bỏ ra để thi công xây lắp các công
trình có nội dung và cơ cấu không đồng nhất như các sản phẩm công nghiệp.
Từ đặc điểm này, kế toán phải tính đến việc theo dõi ghi nhận chi phí, tính giá
thành và tính kết quả thi công cho từng sản phẩm thi công riêng biệt hoặc từng nhóm
sản phẩm xây lắp nếu chúng được xây dựng theo cùng một thiết kế mẫu và trên cùng
một địa điểm nhất định.
 Đối tượng xây lắp thường có khối lượng, giá trị lớn, thời gian thi công
tương đối dài.
Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp không xác định hàng tháng như trong các
Phan Thị Như Quỳnh_K45B Kiểm toán

5

nguon tai.lieu . vn