Xem mẫu

  1. KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ __________________ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI __________________ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỀ TÀI: ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TẬP ĐOÀN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Tuyền Líp : Anh 5 – K42B KT§N Sinh viên thực hiện : : ThS. Hoµng Trung Dòng Gi¸o viªn h-íng dÉn Nguyễn Thị Thanh Tuyền Líp : Anh 5 – K42B KT§N Gi¸o viªn h-íng dÉn : ThS. Hoµng Trung Dòng Hà Nội – 11/2007 LỜI MỞ ĐẦU Hà Nội – 11/2007 1. Sự cần thiết của đề tài 1
  2. Việt Nam đang trên con đƣờng đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới, chính sách mở cửa nền kinh tế cùng với cơ chế thị trƣờng định hƣớng XHCN đã làm cho nền kinh tế Việt Nam trở nên năng động, linh hoạt và hiệu quả hơn. Với quan điểm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nƣớc, chiến lƣợc “cùng cất cánh” và sự hội nhập quốc tế vào cộng đồng quốc tế trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Việc Việt Nam gia nhập AFTA, WTO sẽ tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam một cơ hội tốt để có thể tiến xa hơn trên thị trƣờng quốc tế. Mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại là hết sức quan trọng, trong đó hoạt động xuất khẩu đƣợc thừa nhận là phƣơng tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, mở rộng hoạt động xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, tạo điều kiện để nhập khẩu, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, tạo nguồn thu để phát triển cơ sở hạ tầng trong nƣớc…Đó là mục tiệu chung của các doanh nghiệp xuất khẩu nƣớc ta hiện nay. Tuy nhiên, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam với đặc thù riêng của mình, bên cạnh việc khuyến khích xuất khẩu vì những mục đích nhƣ trên thì còn phải nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh năng lƣợng quốc gia và bảo vệ môi trƣờng, tài nguyên thiên nhiên vì nguồn “vàng đen” là hữu hạn và là nguồn năng lƣợng hết sức quý giá, nó ảnh hƣởng rất nhiều đến các ngành công nghiệp khác của đất nƣớc. Tập đoàn phải có chiến lƣợc xuất khẩu than đúng đắn vì sự phát triển bền vững của Tập đoàn cũng góp phần vào sự phát triển bền vững chung của đất nƣớc. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu than, đề tài: “Hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, thực trạng và giải pháp” đã đƣợc chọn là nội dung nghiên cứu của khoá luận này. 2. Mục đích của đề tài nghiên cứu Trên cơ sở phân tích hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam trong thời gian gần đây để xác định đƣợc những 2
  3. điểm mạnh, điểm yếu của Tập đoàn; tổng hợp những nét chủ yếu về thị trƣờng than thế giới cũng nhƣ trong nƣớc và mục tiêu hạn chế hợp lý xuất khẩu than của Tập đoàn trong giai đoạn phát triển mới; qua đó khoá luận phân tích các khả năng phát triển của Tập đoàn trong tƣơng lai cũng nhƣ các giải pháp cho xuất khẩu than và cho mục tiêu phát triển bền vững của Tập đoàn trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp này là hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Trƣớc khi đƣa ra một số giải pháp cho Tập đoàn, khoá luận có tổng kết một số kết quả nghiên cứu của bản thân tác giả về hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn trong thời gian qua, những thành tựu và hạn chế, những thuận lợi và khó khăn tồn tại. Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là từ năm 2000 trở đi. 4. Những đóng góp dự kiến của khoá luận Khoá luận này dự kiến sẽ có những đóng góp nhƣ sau: - Giới thiệu khái quát về Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam trong bối cảnh các tập đoàn kinh tế mới bắt đầu hình thành ở Việt Nam. - Nghiên cứu một cách chi tiết thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn cùng những đánh giá ƣu điểm, khuyết điểm để tìm ra hƣớng đi đúng đắn nhất trong tƣơng lai. - Đƣa ra những phƣơng hƣớng để phát triển Tập đoàn trong tƣơng lai và các giải pháp không đơn thuần là các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu than nhằm tăng thu, tăng tích luỹ trong thời gian trƣớc mắt mà còn là những giải pháp nhằm hạn chế xuất khẩu than vì mục tiêu phát triển bền vững lâu dài. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong khoá luận này, trên nền tảng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu đã đƣợc học 3
  4. trong trƣờng đại học: vận dụng lý thuyết kết hợp tìm hiểu thực tế, nghiên cứu tại bàn, phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, phƣơng pháp thống kê, dự báo. 6. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khoá luận đƣợc chia làm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Tổng quan về Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam - Chƣơng 3: Một số giải pháp cho hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam Do kiến thức còn hạn chế, lại chƣa có kiến thức thực tế nên khoá luận còn nhiều điểm thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo là ThS. Hoàng Trung Dũng. Thầy đã hƣớng dẫn và gợi ý cho tôi về cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu và chuyển tải nội dung trong khoá luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới lãnh đạo và các cán bộ Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã hƣớng dẫn và cung cấp rất nhiều tài liệu trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng đã giảng dạy và hƣớng dẫn những kiến thức trong thời gian tôi học tập tại Trƣờng. 4
  5. Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM I. BỐI CẢNH HÌNH THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 1. Nhận thức chung về tập đoàn kinh tế Tại nhiều nƣớc trên thế giới, tập đoàn kinh tế (TĐKT) đã có bề dầy lịch sử phát triển từ hàng trăm năm nay. Thực tế cho thấy các TĐKT là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy và góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân ở nhiều nƣớc. Tuy nhiên ở Việt Nam, khái niệm TĐKT mới chỉ đƣợc nhắc đến nhiều trong thập niên cuối của thế kỉ trƣớc. Hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “tập đoàn kinh tế” nhƣng chƣa có định nghĩa nào đƣợc xem là chuẩn mực. Tại các nƣớc Tây Âu và Bắc Mỹ, khi nói đến “tập đoàn kinh tế” ngƣời ta thƣờng sử dụng các từ: “Consortium”, “Conglomerate”, “Cartel”, “Trust”, “Alliance”, “Syndicate” hay “Group”. Ở châu Á, trong khi ngƣời Nhật gọi là “Keiretsu” hoặc “Zaibatsu” thì ngƣời Hàn Quốc lại gọi là “Chebol”; còn ở Trung Quốc là cụm từ “Jituan Gongsi”. Dù về mặt ngôn ngữ, tuỳ theo từng nƣớc, ngƣời ta có thể dùng nhiều từ khác nhau để nói về khái niệm TĐKT, song trên thực tế, việc sử dụng từ ngữ lại phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ và tính chất đặc trƣng của từng loại TĐKT, ví dụ: - “Consortium” là một từ gốc Latin có nghĩa là “đối tác, hiệp hội hoặc hội”, chỉ sự tập hợp của hai hay nhiều thực thể nhằm mục đích tham gia vào một hoạt động chung hoặc đóng góp nguồn lực để đạt mục tiêu chung. Khi tham gia vào Consortium, các công ty vẫn giữ nguyên tƣ cách pháp nhân độc lập của mình. Thông thƣờng, vai trò kiểm soát của Consortium đối với các công ty thành viên 5
  6. chủ yếu giới hạn trong các hoạt động chung của cả tập đoàn, đặc biệt là việc phân phối lợi nhuận. - Trong tiếng Anh, “Cartel” dùng để chỉ tập đoàn kinh tế, nó là một nhóm các nhà sản xuất độc lập có cùng mục đích là tăng lợi nhuận chung bằng cách kiểm soát giá cả, hạn chế cung ứng hàng hóa, hoặc các biện pháp hạn chế khác. - Trong khi đó, các từ nhƣ “Group”, “Bussiness group” hay “Alliance” thƣờng ám chỉ các hình thức TĐKT đƣợc tổ chức trên cơ sở kết hợp tính đặc thù của tổ chức kinh tế với cơ chế thị trƣờng: về đặc trƣng, đó là một nhóm công ty có tƣ cách pháp nhân riêng biệt, nhƣng lại có mối quan hệ liên kết về phƣơng diện quản lý. Khi tồn tại nhƣ một thực thể có tƣ cách pháp nhân, thì TĐKT lại đƣợc gọi là “Conglomerate” hoặc “Holding company”. Tuy nhiên, có thể tóm tắt khái niệm TĐKT nhƣ sau: TĐKT là tổ hợp các công ty có mối quan hệ sở hữu xâu chéo; có mối quan hệ mật thiết về chiến lược, thị trường hay sản phẩm; có mối liên kết trong hoạt động kinh doanh nhằm tập hợp và chia sẻ các nguồn lực nhằm tăng cường khả năng tích tụ tài sản, nâng cao năng lực cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận và đạt được các mục tiêu chung.1 Trên cơ sở đó, TĐKT có các đặc trƣng cơ bản nhƣ: - Trƣớc hết, các TĐKT đều có tiềm lực tài chính mạnh, quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng mở ở nhiều nƣớc khác nhau. Các TĐKT thƣờng kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực với những chiến lƣợc chiếm lĩnh thị trƣờng táo bạo và đầy tham vọng. Tuy nhiên, mỗi TĐKT đều lựa chọn và theo đuổi những lĩnh vực đầu tƣ mũi nhọn phù hợp với thế mạnh và khả năng của mình. - Về lịch sử hình thành, hầu hết các TĐKT ở các nƣớc đƣợc hình thành một cách hết sức tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu tự thân thông qua các quá trình tái cơ cấu nhƣ sát nhập, mua lại hoặc thôn tính với mục đích liên kết tạo động lực phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trƣờng. 1 Theo Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế Thế giới số 349 / 6-2007, trang 62 6
  7. - Về mặt cơ cấu, các TĐKT thƣờng đƣợc tổ chức theo một trong ba hình thức: (i) mô hình liên kết dọc hay mô hình “kim tự tháp” (quyền lực đƣợc phân bố tập trung); (ii) mô hình liên kết ngang hay mô hình “mạng lƣới” (quyền lực đƣợc phân bố cho các bộ phận cấu thành mạng lƣới); (iii) mô hình liên kết hỗn hợp hay mô hình “nhị nguyên” (là sự kết hợp giữa cơ chế quản lý tập trung và cơ chế phân tán quyền lực). - Về quan hệ sở hữu, các công ty thành viên trong TĐKT nắm giữ cổ phần đan chéo nhau và đây là những mối quan hệ rất phức tạp. - Về mục tiêu hoạt động, đa số các TĐKT đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, nhƣng có số ít không đặt mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận nhƣ “Five Colleges, Inc.” - một TĐKT lâu đời và thành công ở Mỹ về lĩnh vực đào tạo nhân sự. - Về mô hình tổ chức, nói chung không có một khuôn mẫu cố định nào cho việc phát triển các TĐKT. Tuỳ theo tính chất, lĩnh vực hoạt động và cả đặc thù về địa lý, các TĐKT có thể lựa chọn cho mình một mô hình thể chế linh hoạt phù hợp với chiến lƣợc phát triển trong từng giai đoạn. 2. Sự ra đời của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam Với việc chính thức trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đang đứng trƣớc vận hội lớn để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bối cảnh mới đòi hỏi sự phát triển kinh tế không chỉ dừng lại ở việc nâng cao tốc độ tăng trƣởng, mà còn phải chủ động lựa chọn chiến lƣợc phát triển kinh tế năng động, phù hợp với đặc thù nƣớc ta. Do đó, việc tổ chức sắp xếp lại các công ty có quy mô nhỏ lẻ, hoạt động manh mún và kém hiệu quả thành những doanh nghiệp lớn có đủ tiềm lực cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp nƣớc ngoài ngày càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam là một xu thế tất yếu. Trong xu thế phát triển nền kinh tế trí thức, việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ và đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao có vai trò hết 7
  8. sức quan trọng trong các doanh nghiệp. Vì vậy chỉ những doanh nghiệp có quy mô lớn, tiềm lực kinh tế mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực mới có thể tận dụng đƣợc các lợi thế để phát triển bền vững. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn kiên định với chủ trƣơng xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Nhƣ vậy, mặc dù nền kinh tế Việt Nam có những bản sắc riêng nhƣng vẫn phải tuân theo những quy luật và bản chất của cơ chế thị trƣờng, trong đó quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh là những đặc trƣng cơ bản. Trong đó quy luật cạnh tranh có tác động rất lớn đến việc xác định chiến lƣợc cạnh tranh của các doanh nghiệp. Yêu cầu về tích tụ và tập trung vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tất yếu dẫn đến việc hình thành TĐKT hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực trong phạm vi rộng lớn tầm quốc gia và quốc tế. Mặt khác, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, dƣới áp lực cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam vốn có tiềm lực nhỏ bé, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế, khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng còn kém. Do đó, vai trò chủ động của Nhà nƣớc trong việc hình thành các TĐKT là hết sức cần thiết và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của một nền kinh tế chuyển đổi có bối cảnh đặc thù nhƣ ở nƣớc ta. Trên thực tế, ý tƣởng xây dựng các TĐKT ở nƣớc ta đã manh nha từ năm 1994 với việc ban hành Quyết định 91 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh. Về vấn đề này, Nghị quyết hội nghị TƢ lần 3 (Khoá IX) xác định rõ: “Hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành kinh doanh chính, chuyên môn hoá cao và giữ vai trò chi phối trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô rất lớn về vốn, hoạt động cả trong và ngoài nước, có trình độ công nghệ cao và quản lý hiện đại, có sự gắn kết trực tiếp, chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào tạo, nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh”. Có thể nói đây là những định hƣớng hết sức căn bản của việc hình thành các TĐKT trên cơ sở tổ chức lại các tổng công ty nhà nƣớc. 8
  9. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, từ năm 2005 đến nay, một số tập đoàn kinh tế đã đƣợc thành lập theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ nhƣ: Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông, Tập đoàn Than – Khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn Dệt may, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ…Theo đó, các tập đoàn này là “là công ty nhà nƣớc, có tƣ cách pháp nhân”. Theo Luật Doanh nghiệp (mới) có hiêu lực từ ngày 01/7/2006: “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định, hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế”. Về cơ cấu quản lý và điều hành, các tập đoàn có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc. Về cơ cấu tổ chức, các tập đoàn có công ty mẹ và các công ty con. Tám tập đoàn kinh tế nhà nƣớc do Chính phủ thí điểm thành lập và một loạt các doanh nghiệp tƣ nhân hình thành theo mô hình tập đoàn kinh tế nở rộ thời gian qua đang cho thấy xu thế liên kết phát triển để lớn mạnh, tăng năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập. Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển của mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam đang còn nhiều vấn đề phải bàn. Khi chƣa hiểu thấu đáo về tập đoàn và công ty mẹ - công ty con mà đã "cho ra" hàng loạt thì chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong điều hành. Một vấn đề rất cơ bản là: xác định tập đoàn có phải là một tổ chức có tƣ cách pháp nhân hay không. Các doanh nghiệp tự nguyện gia nhập tập đoàn đều có tƣ cách pháp nhân đầy đủ và hoạt động độc lập. Vì vậy, không có một mệnh lệnh hành chính nào có hiệu lực trong tập đoàn. Cũng vì vậy, không có một quyết định hành chính của bất kỳ cấp quản lý nào về việc thành lập tập đoàn. Trong các tập đoàn trên thế giới, không tồn tại chức danh Tổng Giám đốc tập đoàn mà chỉ có Chủ tịch tập đoàn do Hội đồng chủ tịch của các công ty con bầu ra. Ngay ở nƣớc ta hiện nay, trong khu vực kinh tế dân doanh, một số tập đoàn đã hình thành và hoạt động có hiệu quả nhƣ: Tập đoàn PG tại Hải Phòng; Việt Á; Sunfat, Hòa Phát, Nam Cƣờng, v.v…Các tập đoàn này 9
  10. không có quyết định thành lập của cấp chính quyền nào và cũng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho toàn tập đoàn. Nhƣ vậy, vẫn còn quá sớm để có thể đánh giá những kết quả đạt đƣợc của các TĐKT đƣợc Chính phủ thành lập trong thời gian qua. Tuy nhiên có thể xem đây nhƣ một luồng sinh khí mới bƣớc đầu mang lại những dấu hiệu rất khả quan trong quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nƣớc và góp phần làm thay đổi bộ mặt của các tổng công ty nhà nƣớc trƣớc đây. II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 1. Quá trình hình thành và phát triển Ngành than Việt Nam đã có lịch sử khai thác hơn 100 năm, với 71 năm truyền thống vẻ vang, từ cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 của hơn 3 vạn thợ mỏ đã giành thắng lợi rực rỡ. Bƣớc vào công cuộc đổi mới những năm đầu thập niên 90, ngành than Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn thử thách gay gắt: nạn khai thác than trái phép phát triển tràn lan làm tài nguyên và môi trƣờng vùng mỏ bị huỷ hoại nghiêm trọng, trật tự và an toàn xã hội diễn biến phức tạp. Do thiếu sự tổ chức và quản lý thống nhất của Nhà nƣớc đã đẩy các công ty than chính thống vào tình thế phải thu hẹp sản xuất, giảm đào lò, giảm bóc đất, niêm cất xe máy, thiết bị, công nhân thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn, ngành than đã lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng. Dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành than là khi Tổng Công ty Than đƣợc thành lập. Ngày 10/10/1994, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 563/TTg thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam theo hƣớng thí điểm xây dựng tập đoàn kinh doanh mạnh (hay còn gọi là Tổng Công ty 91) và ngày 27/1/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 13/CP phê chuẩn Điều lệ Tổng Công ty Than Việt Nam. Sự ra đời đó đã tạo cho ngành than có cơ sở để ''xốc lại đội ngũ'' 10
  11. bứt lên, đổi mới tƣ duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm, phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Tổng Công ty Than Việt Nam đƣợc thành lập trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị sản xuất, lƣu thông, sự nghiệp của ngành than thuộc Bộ Năng lƣợng (cũ) và các đơn vị sản xuất, lƣu thông than của địa phƣơng và quân đội sau khi đƣợc sắp xếp tổ chức lại theo Quyết định số 381/TTg ngày 27/7/1994. Tổng Công ty Than Việt Nam là tổng công ty nhà nƣớc gồm 34 doanh nghiệp nhà nƣớc hạch toán độc lập, 3 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và 10 đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị thành viên có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, xuất nhập khẩu hoạt động trong ngành than. Tổng Công ty do Chính phủ quyết định thành lập nhằm tăng cƣờng tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ nhà nƣớc giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng Công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Với chiến lƣợc kinh doanh đa ngành trên nền tảng sản xuất than, xây dựng Tổng Công ty Than ngày càng vững mạnh, Tổng Công ty đã từng bƣớc tháo gỡ khó khăn, trì trệ thời bao cấp, xây dựng mục tiêu chiến lƣợc đúng đắn cho sự phát triển. Kết quả là năm 2005 sản lƣợng than nguyên khai đạt trên 30 triệu tấn, tăng 2,7 lần so với năm 2000 và tăng 5 lần so với năm 1994 trƣớc khi thành lập Tổng Công ty. Tổng doanh thu năm 2005 vƣợt 20.000 tỷ đồng (trong đó than chiếm 68%), lợi nhuận trƣớc thuế vƣợt 2.500 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 12%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 40%, thu nhập bình quân đạt trên 3 triệu đồng/tháng so với 667.000/tháng năm 1995. [Nguồn: (10)]. Môi trƣờng vùng mỏ, điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân cán bộ đƣợc cải thiện rõ rệt. Ngành Than đã thực hiện đƣợc nhiệm vụ thoả mãn các nhu cầu than của nền kinh tế đồng thời đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội ở Quảng Ninh và một số địa phƣơng khác. 11
  12. Sau 11 năm phấn đấu, ngày 08/8/2005 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 198/2005/QĐ- TTg chính thức phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Than Việt Nam trên cơ sở Tổng Công ty Than Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Công ty mẹ - Tập đoàn Than Việt Nam đƣợc phép đầu tƣ tài chính vào các doanh nghiệp, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài nguyên khoáng sản đƣợc Nhà nƣớc giao quản lý, công nghệ, thƣơng hiệu và thị trƣờng. Tập đoàn Than Việt Nam đƣợc hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng Công ty Than Việt Nam và các đơn vị thành viên nhằm tạo ra một tập đoàn kinh tế mạnh, có trình độ công nghệ cao, quản lý hiện đại, kinh doanh đa ngành; trong đó, ngành chính là công nghiệp than, nhiệt điện đốt than, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí năng lƣợng và mỏ, đóng tàu và ôtô, khai thác và chế biến khoáng sản. Quyết định nêu rõ, tập đoàn có 11 đơn vị, gồm Công ty Cảng và Kinh doanh than, Công ty Tuyển than Hòn Gai, Công ty Tuyển than Cửa Ông, Công ty Tài chính than Việt Nam, Công ty Địa chất mỏ, Trung tâm Cấp cứu mỏ, Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực quản lý, Ban Quản lý dự án Than Việt Nam, Ban Quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Sơn Động, Trung tâm Y tế lao động ngành Than và Tạp chí Than Việt Nam. Có 18 đơn vị do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ; 2 công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con; 24 công ty do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; 4 công ty liên kết do Tập đoàn nắm giữ dƣới 50% vốn điều lệ và 3 Trƣờng đào tạo nghề. Bên cạnh đó, Phó Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 199/2005/QĐ-TTg thành lập công ty mẹ - Tập đoàn Than Việt Nam, với tên giao dịch quốc tế Vietnam National Coal Group (VINACOAL), trụ sở chính tại Hà Nội. Theo đó, vốn điều lệ của tập đoàn là vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty Than Việt Nam tại thời điểm ngày 1/1/2005, sau khi đã kiểm toán. Ngày 26/12/2005, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 345/2005/QĐ- TTg thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Theo đó, công ty mẹ Tập đoàn 12
  13. Than Việt Nam đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và chuyển Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam thành công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Nhà nƣớc giao cho Tập đoàn quản lý tài nguyên, trữ lƣợng than, bôxit và các khoáng sản khác để tổ chức khai thác theo quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức, hoạt động của Tập đoàn. 2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 2.1 Chức năng nhiệm vụ Khi Tổng Công ty Than mới thành lập, nhiệm vụ chính mà Đảng và Chính phủ giao cho Tổng Công ty là:  Lập lại trật tự trong khai thác, kinh doanh than;  Thoả mãn các nhu cầu về than của nền kinh tế, phát triển các ngành nghề khác trên nền công nghiệp than một cách có hiệu quả để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Theo đó, Tổng Công ty có nhiệm vụ kinh doanh than theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách của Nhà nƣớc, bao gồm: nghiên cứu khoa học công nghệ mỏ, tìm kiếm, thăm dò, khảo sát, thiết kế, xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tƣ, tạo nguồn vốn đầu tƣ, xây dựng, khai thác, chế biến, tàng trữ, tiếp thị, vận chuyển, lƣu thông, xuất nhập khẩu, làm dịch vụ về than và các khoáng sản khác trong vùng mỏ than đƣợc Nhà nƣớc giao; sản xuất, lƣu thông và xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; xuất nhập khẩu và cung ứng vật tƣ, thiết bị chuyên dùng trong ngành than; tiến hành các hoạt động kinh doanh khác phù hợp với pháp luật, chính sách nhà nƣớc. Bảo vệ và giữ gìn cảnh quan môi trƣờng vừa là nhiệm vụ vừa là mục tiêu quan trọng trong chiến lƣợc phát triển bền vững của ngành than. Tổng Công ty có nhiệm vụ khắc phục hậu quả môi trƣờng vùng mỏ đã bị suy thoái sau nhiều thập kỷ để lại, đồng thời bảo vệ môi trƣờng sinh thái và danh lam thắng cảnh, các di 13
  14. tích lịch sử văn hóa trên địa bàn hoạt động của công ty, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh. Từ 01/1/2006, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam bắt đầu hoạt động và xác định chiến lƣợc “Từ tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh”, với phƣơng châm “Phát triển hài hòa, thân thiện với môi trường, với địa phương và cộng đồng, với đối tác và bạn hàng và hài hoà trong nội bộ”. Chức năng, nhiệm vụ trong từng hƣớng kinh doanh của Tập đoàn: - Công nghiệp than: Đẩy mạnh đầu tƣ, khai thác than, bán than và từ than làm ra điện, khí hoá lỏng, nhiên liệu lỏng…để gia tăng giá trị. - Công nghiệp nhôm: Phát triển nhanh công nghiệp nhôm ở Tây Nguyên và ven biển miền Trung, từ thăm dò, khai thác bauxite, sản xuất alumin, nhôm thỏi và các sản phẩm từ nhôm. - Công nghiệp khoáng sản: Cơ cấu lại các đơn vị hoạt động khoáng sản tại các địa phƣơng theo hƣớng thành lập các công ty cổ phần có sự tham gia của các công ty địa phƣơng để đầu tƣ, khai thác, chế biến sâu khoáng sản theo quy mô công nghiệp. - Công nghiệp hoá chất mỏ và vật liệu xây dựng: Đẩy mạnh đầu tƣ sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, xi măng, kính xây dựng và các vật liệu khác theo công nghệ hiện đại. - Cơ khí, chế tạo máy: Tập trung hiện đại hoá cơ khí sửa chữa, đẩy mạnh cơ khí chế tạo: chế tạo máy mỏ, sản xuất lắp ráp xe tải nặng, xe chuyên dùng, đóng tàu thuỷ… - Kinh doanh bất động sản, kinh doanh các dự án môi trƣờng bao gồm cả trồng rừng và kinh doanh các doanh nghiệp (sát nhập, mua bán). 14
  15. - Dịch vụ: Phát triển các dịch vụ khoa học công nghệ; đào tạo, chữa bệnh nghề nghiệp; tài chính, ngân hàng; vận tải, thƣơng mại và du lịch trong đó chú trọng các dịch vụ thuộc kinh tế biển. - Đầu tƣ ra nƣớc ngoài: Đẩy mạnh hợp tác đầu tƣ vào lĩnh vực khoáng sản và năng lƣợng tại Lào, Campuchia và tìm cơ hội đầu tƣ ở nƣớc khác. 2.2 Cơ cấu tổ chức Theo quyết định số 345/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, sơ đồ cơ cấu quản lý và điều hành của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nhƣ sau: (1) Hội đồng quản trị (2) Ban kiểm soát (3) Tổng giám đốc (4) Các Phó Tổng giám đốc (5) Bộ máy giúp việc (1) Hội đồng quản trị: là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nƣớc tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, có không quá 09 thành viên do Thủ tƣớng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp, bao gồm: 15
  16.  07 thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Than Việt Nam nay là thành viên Hội đồng quản trị tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn (hiện nay là ông Đoàn Văn Long) không kiêm Tổng giám đốc.  Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp trình Thủ tƣớng Chính phủ quyết định bổ nhiệm bổ sung không quá 02 thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Than Việt Nam nay giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. (2) Ban kiểm soát Tập đoàn do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có tối đa 05 thành viên, trong đó Trƣởng Ban kiểm soát là uỷ viên Hội đồng quản trị. Trƣởng Ban kiểm soát Tập đoàn Than Việt Nam nay giữ chức Trƣởng Ban kiểm soát tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. (3) Tổng giám đốc Tập đoàn Than Việt Nam nay giữ chức tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (hiện nay là Ông Đoàn Văn Kiển). (4) Các Phó Tổng giám đốc điều hành các khối sản xuất kinh doanh và Kế toán trƣởng Tập đoàn do Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc. Các công ty thành viên đƣợc thể hiện trong Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam dƣới đây. Đặc biệt, ngày 9/4/2007, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ra mắt Công ty TNHH một thành viên Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacominfc). Công ty có vốn điều lệ là 300 tỷ đồng với thời gian hoạt động 50 năm trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Công ty Tài chính Than – Khoáng sản Việt Nam ra đời thể hiện việc kinh doanh đa ngành nghề của Tập đoàn đang trên đƣờng phát triển. 16
  17. CÔNG TY CON CÔNG TY MẸ CÔNG TY CỔ PHẦN Hoạt động Tập đoàn công TĐ nắm giữ >50% vốn điều lệ theo mô hình nghiệp than- công ty mẹ - khoáng sản VN con, công ty 1. Cty Than Hòn Gai mẹ nắm giữ 2. Cty Than Hạ Long 100% vốn 3. Cty Xây dựng mỏ 1. Công ty Cảng 4. Cty Than Dƣơng Huy điều lệ &Kinh doanh than 5. Cty Than Hà Lầm 2. Công ty tuyển 6. Cty Than Thống Nhất than Hòn Gai 7. Cty Than Khe Chàm 1. Tổng công 3. Công ty tuyển 8. Cty Than Vàng Danh ty khoáng sản than Cửa Ông 9. Cty Than Quang Hanh 2. Công ty 10. Cty Công nghiệp ôtô than VN 4. Công ty Tài 11. Cty Cơ khí đóng tầu than VN Đông Bắc chính Than - 12. Viện Cơ khí Năng lƣợng & Mỏ 3. Công ty Khoáng sản VN 13. Cty Than Núi Béo Than Nội Địa 5. Công ty Địa 14. Cty Chế tạo thiết bị điện Cẩm Phả 4. Công ty chất mỏ 16. Cty Tƣ vấn đầu tƣ mỏ & công Than Uông Bí 6. Trung tâm Cấp nghiệp 5. Công ty cứu mỏ 17. Cty Giám định Than Việt Nam TNHH một 7. Trung tâm Phát 18. Cty Than Đèo Nai thành viên Vật triển nguồn nhân 19. Cty Than Cọc Sáu liệu nổ công lực quản lý 20. Cty Than Cao Sơn nghiệp 8. Ban Quản lý dự 21. Cty Than Hà Tu 6. Viện Khoa 22. Cty Vật tƣ, Vận tải và Xếp dỡ án than Việt Nam 23. Cty Khách sạn Heritage Hạ Long học công nghệ 9. Ban Quản lý dự 24. Cty Nhiệt điện Na Dƣơng mỏ án Nhà máy nhiệt 25. Cty Nhiệt điện Cao Ngạn điện Sơn Động 26. Cty Than Mạo Khê Công ty do TĐ 10. Trung tâm Y 27. Cty TNHH một thành viên Chế Công nghiệp tế lao động ngành biến & Kinh doanh than miền Bắc Than - Khoáng than 28. Cty TNHH một thành viên Chế sản Việt Nam 11. Tạp chí Than tạo máy than Việt Nam nắm giữ
  18. 3. Các ngành nghề kinh doanh Là một tập đoàn kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam hoạt động khá rộng với nhiều nhóm ngành kinh doanh nhƣ sau: - Công nghiệp than: khảo sát, thăm dò, đầu tƣ xây dựng, khai thác, sàng tuyển, chế biến, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nƣớc ngầm và khoáng sản khác đi cùng với than. - Công nghiệp khoáng sản (bao gồm công nghiệp bô xít - alumin - nhôm và các khoáng sản khác): khảo sát, thăm dò, đầu tƣ xây dựng, khai thác, làm giàu quặng, gia công, chế tác, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm alumin, nhôm, đồng, chì, kẽm, crôm, thiếc, đá quý, vàng, các kim loại đen, kim loại mầu khác và khoáng sản khác. - Công nghiệp điện: đầu tƣ xây dựng, khai thác vận hành các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy thuỷ điện; bán điện cho các hộ kinh doanh và tiêu dùng theo quy định của pháp luật. - Cơ khí: đúc, cán thép; sửa chữa, lắp ráp, chế tạo các sản phẩm cơ khí, xe vận tải, xe chuyên dùng, phƣơng tiện vận tải đƣờng sông, đƣờng biển, thiết bị mỏ, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực và các thiết bị công nghiệp khác. - Vật liệu nổ công nghiệp: đầu tƣ xây dựng, sản xuất, mua bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp; cung ứng dịch vụ khoan nổ mìn, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. - Quản lý, khai thác cảng biển, bến thủy nội địa và vận tải đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ chuyên dùng, xếp dỡ, chuyển tải hàng hoá. - Vật liệu xây dựng: khai thác đá, sét, cát, sỏi, các loại phụ gia; sản xuất xi măng, gạch ngói và các loại vật liệu xây dựng khác. - Xây lắp đƣờng dây và trạm điện; xây dựng các công trình công nghiệp, luyện kim, nông nghiệp, giao thông và dân dụng. 18
  19. - Đầu tƣ, kinh doanh kết cấu hạ tầng và bất động sản. - Cấp nƣớc, xử lý nƣớc thải, trồng rừng và sản xuất, dịch vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. - Sản xuất kinh doanh dầu mỡ bôi trơn, nitơ, ôxy, đất đèn, hàng tiêu dùng; cung ứng vật tƣ, thiết bị. - Các dịch vụ: đo đạc, bản đồ, thăm dò địa chất; tƣ vấn đầu tƣ, thiết kế; khoa học công nghệ, tin học, kiểm định, giám định hàng hoá; in ấn, xuất bản; đào tạo, y tế điều trị bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng; thƣơng mại, khách sạn, du lịch; hàng hải; xuất khẩu lao động; bảo hiểm, tài chính. - Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. II. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH THAN CỦA TKV NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Tổng Công ty Than Việt Nam TVN (nay là Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam TKV) đã dần thực hiện đƣợc nhiệm vụ chính mà Đảng và Chính phủ giao là: “Lập lại trật tự trong khai thác, kinh doanh than; Thoả mãn các nhu cầu về than của nền kinh tế, Phát triển các ngành nghề khác trên nền công nghiệp than một cách có hiệu quả để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động”. Ngay từ năm 1995, Tổng Công ty Than Việt Nam đã xây dựng đế án ''Đổi mới tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh''. Trên cơ sở tiềm năng sẵn có của các nguồn lực: tài nguyên, lao động, cơ sở vật chất – kỹ thuật và điều kiện thực tế, Tổng Công ty Than đã nghiên cứu lựa chọn chiến lƣợc phát triển ''Xây dựng Tổng Công ty Than thành tập đoàn kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than''. Từ mục tiêu chiến lƣợc tổng quát đã đề ra, Tổng Công ty đã triển khai thực hiện các giải pháp và chiến lƣợc cụ thể nhƣ: Chiến lƣợc quản trị tài nguyên và môi trƣờng; Đầu tƣ đổi mới công nghệ và Chiến lƣợc thị trƣờng. 19
  20. Năm 2000, TVN vƣợt qua mốc sản lƣợng tiêu thụ 11 triệu tấn; năm 2001 vƣợt mốc 13 triệu tấn; năm 2002 vƣợt mốc 14,8 triệu tấn. Năm 2003, trong tháng kỷ niệm ngày hội truyền thống công nhân mỏ, TVN đã tiêu thụ tấn than thứ 16 triệu cho khách hàng, lần thứ 2 hoàn thành sớm truớc thời gian hơn 2 năm chỉ tiêu sản lƣợng than mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra, ghi tiếp mốc son mới trong lịch sử phát triển ngành than. Năm 2004, sản lƣợng than tiêu thụ đạt 25 triệu tấn (vƣợt mục tiêu quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2010 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt) tuy giá cả đầu vào làm giá thành than tăng cao nhƣ sắt thép, xăng dầu tăng gấp 1,5 – 2 lần so năm trƣớc. Bảng 1: Bảng tổng hợp tình hình khai thác, tiêu thụ và xuất khẩu than của Tập đoàn những năm gần đây Đơn vị: Triệu tấn Năm Than nguyên khai Than tiêu thụ Than xuất khẩu 2001 14,589 13,046 4,197 2002 16,467 14,843 5,507 2003 19,979 18,825 6,468 2004 27,100 24,000 10,500 2005 34,928 30,188 14,741 2006 40,644 37,667 21,611 6 tháng đầu 2007 22,800 20,000 12,700 Nguồn: Số liệu báo cáo SXKD của Tập đoàn Năm 2005, 2006, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam sau khi đƣợc thành lập đã tiếp tục đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu than trong nƣớc và xuất khẩu. Năm 2005 đã tiêu thụ 30,2 triệu tấn than, năm 2006 tiêu thụ 37,7 triệu tấn than. Các hệ số kỹ thuật, chi phí môi trƣờng, trang bị kỹ thuật an toàn vệ 20
nguon tai.lieu . vn