Xem mẫu

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -------***------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY GENERALEXIM Sinh viên thực hiện : Đinh Thị Thu Hiền Lớp : Anh 14 Khoá : 44D Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Trần Thị Kim Anh Hà Nội, tháng 05/2009
  2. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỀU ĐỒ, BẢNG BIỂU LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: THỊ TRƢỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI VÀ VAI TRÕ CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM .......................................... 4 I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÀ PHÊ THẾ GIỚI .................................... 4 1.Tổng quan về cây cà phê ............................................................................ 4 1.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển cây cà phê ....................................... 4 1.2. Ảnh hường của điều kiện tự nhiên đối với cây cà phê .............................. 5 2. Tình hình sản xuất cà phê thế giới giai đoạn 2004 - 2008 ........................ 6 2..1. Diện tích trồng cà phê ............................................................................ 6 2.2. Năng suất cà phê ..................................................................................... 7 2.3. Sản lượng cà phê ..................................................................................... 7 3. Tình hình xuất khẩu cà phê trên thị trường thế giới 2004 - 2008 ............ 9 3.1. Khái quát chung về xuất khẩu cà phê thế giới.......................................... 9 3.2. Một số nước xuất khẩu cà phê chủ yếu .................................................. 13 4. Tình hình nhập khẩu cà phê thế giới 2004 - 2008 .................................. 15 4.1. Khái quát chung về nhập khẩu cà phê thế giới ...................................... 15 4.2. Những nước nhập khẩu cà phê chủ yếu ................................................. 18 5. Diễn biến giá cả ....................................................................................... 20 II. VAI TRÕ CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM ....................................................... 22 2. Vai trò đối với xã hội ............................................................................... 24 3. Vai trò đối với môi trường ...................................................................... 25
  3. III. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ .......................................................................................... 25 1. Các nhân tố vĩ mô .................................................................................... 26 1.1. Chính sách mở cửa hội nhập kinh tế thế giới ......................................... 26 1.2. Cầu và thị trường nước nhập khẩu ........................................................ 27 1.3. Môi trường cạnh tranh .......................................................................... 27 1.4. Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ .................................... 28 1.5. Yếu tố về sản xuất chế biến .................................................................... 28 1.6. Các nhân tố về quản lý .......................................................................... 29 2. Các yếu tố thuộc vi mô ............................................................................ 29 2.1. Kênh và dịch vụ kênh phân phối của doanh nghiệp xuất khẩu ............... 29 2.2. Giá cả và chất lượng ............................................................................. 30 2.3. Công nghệ chế biến của doanh nghiệp xuất khẩu .................................. 30 2.4. Nguồn lực tài chính của công ty ............................................................ 31 2.5. Nguồn nhân lực của công ty .................................................................. 31 2.6. Các nhân tố khác ................................................................................... 32 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY GENERALEXIM ..................................................................... 33 I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 .................................................................. 33 1. Tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam ................................................ 33 2. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam .................................................. 35 2.1. Kim ngạch và tốc độ xuất khẩu cà phê................................................... 35 2.2. Chất lượng và giá cả cà phê xuất khẩu .................................................. 36 2.2.1. Chất lượng cà phê xuất khẩu .............................................................. 36 2.2.2. Giá cà phê xuất khẩu .......................................................................... 37 3. Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam ............................................ 38 4. Cơ cấu và chủng loại ............................................................................... 39
  4. III. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY GENERALEXIM ................ 40 1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 40 2. Nội dung các lĩnh vực hoạt động và ngành nghề sản xuất kinh doanh . 41 3. Hệ thống cơ cấu tổ chức: ........................................................................ 42 4. Nguồn lực công ty ................................................................................... 44 III. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ - CÔNG TY GENERALEXIM GIAI ĐOẠN 2005 - 2008 ............................................. 46 1. Hoạt động thu mua cà phê xuất khẩu ..................................................... 46 1.1. Vùng thu mua cà phê ............................................................................. 46 1.2. Phương thức thu mua ............................................................................ 47 2. Hình thức xuất khẩu cà phê của công ty ................................................ 49 3. Khối lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu ........................................... 52 4. Cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu ....................................................... 55 5. Chất lượng và giá cả cà phê xuất khẩu ................................................... 57 6. Thị trường xuất khẩu cà phê ................................................................... 60 7. Đánh giá hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty (2004 – 2008) .......... 63 7.1. Những thành tích đã đạt được ............................................................... 63 7.2. Những hạn chế còn tồn tại ..................................................................... 67 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY GENERALEXIM .................................................................... 70 I. DỰ BÁO THỊ TRƢỜNG CÀ PHÊ ĐẾN NĂM 2015 ............................ 70 1. Triển vọng về cung cầu ........................................................................... 70 1.1. Triển vọng về cung ................................................................................ 70 1.2. Triển vọng về cầu .................................................................................. 71 II. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM VÀ CỦA CÔNG TY GENERALEXIM ĐẾN NĂM 2015 .............. 73 1. Mục tiêu phát triển xuất khẩu cà phê của Việt Nam .............................. 73
  5. 2. Mục tiêu phát triển xuất khẩu của công ty Generalexim ........................ 76 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRONG THỜI GIAN TỚI ..................................................................................................................... 77 1. Về phía công ty ........................................................................................ 77 1.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin ........... 77 1.2. Tăng cường hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại ................................ 79 1.3. Thực hiện tốt công tác thu mua tạo nguồn hàng .................................... 82 1.4. Hoàn thiện hệ thống tổ chức và nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu cà phê ..................................................................... 85 1.5. Từng bước cắt giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. .......................................................................................... 87 2. Về phía Nhà nước ................................................................................... 89 2.1. Tổ chức và củng cố hệ thống thông tin dự đoán thị trường .................... 89 2.2. Nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý hoạt động xuất khẩu cà phê ............ 90 2.3. Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho xuất khẩu ........................................ 92 2.4. Tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm chế biến; xây dựng và khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường Quốc tế ....... 93 2.5. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành cà phê phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh.............................................................. 94 3. Về phía Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) và các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cà phê .................................................. 97 KẾT LUẬN ............................................................................................... 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU Ý NGHĨA 1 ACPC Hiệp hội các nước sản xuất cà phê thế giới 2 AFTA Khu mậu dịch tự do Asean 3 CEFT Hiệp định chung về thuế quan ưu đãi 4 ICO Tổ chức cà phê thế giới 5 ITC Trung tâm Thương mại quốc tế 6 VICOFA Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam 7 CQIC Cơ quan kiểm soát chất lượng cà phê
  7. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty Generalexim ................................. 43 Sơ đồ 2: Sơ đồ hệ thống lưu thông phân phối cà phê của công ty ................. 47 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: : Sản lượng cà phê thế giới phân theo khu vực qua các niên vụ .... 8 Biểu đồ 2: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê thế giới 2004 - 2008 10 Biểu đồ 3: Giá cà phê thế giới 2000 – 2008 ................................................. 21 Biểu đồ 4: : Tỷ trọng nhập khẩu cà phê Việt Nam của 10 nước hàng đầu trong niên vụ 2004/1005 đến 2007/2008 ................................................................ 39 DANH MỤC BẢNG Bảng 2: Tình hình nhập khẩu cà phê thế giới ............................................... 16 Bảng 3: Nhập khẩu cà phê thế giới theo loại 2004 - 2008 ............................ 17 Bảng 4: Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản trong những năm gần đây ................. 20 Bảng 5: Giá cà phê ICO và giá cà phê tai các thị trường chính ................... 22 Bảng 6. Tỷ trọng xuất khẩu cà phê trong kim ngạch xuất khẩu nông sản ..... 23 Bảng 9: Cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam ......................... 39 Bảng 10: Tình hình xuất khẩu cà phê theo phương thức xuất khẩu............... 50 Bảng 11: Kết quả xuất khẩu cà phê của công ty Generalexim ...................... 53 Bảng 12: Cơ cấu cà phê xuất khẩu của công ty Generalexim ....................... 56 Bảng 13: Chất lượng cà phê xuất khẩu của công ty ...................................... 58 Bảng 14: Giá xuất khẩu cà phê của Công ty cổ phần Generalexim .............. 59 Bảng 15: Các thị trường chính tiêu thụ cà phê của công ty .......................... 61 Bảng 16: Một số đối tác lớn kinh doanh mặt hàng cà phê với công ty .......... 63 Bảng 17: Tình hình xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam ........ 64 Bảng 18: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản......... 66 Bảng 19: Dự báo sản lượng cà phê cung ứng một số nước trên thế giới ...... 71 Bảng 20: Dự báo tiêu thụ cà phê thế giới ..................................................... 72 Bảng 21: Các nhà máy chế biến cà phê dự kiến được xây dựng ở các tỉnh ... 75 Bảng 22: Dự kiến xuất khẩu cà phê của công ty trong thời gian tới ............. 76
  8. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi quốc gia. Thông qua xuất khẩu, các quốc gia có thể khai thác được những lợi thế của mình nhằm tạo ra nguồn thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm… góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu. Đối với Việt Nam, một nền kinh tế non trẻ đang trên đà phát triển thì hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa thực sự quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội, nâng cao đời sống của người dân. Kinh doanh cà phê là một hoạt động kinh tế có vị trí quan trọng trên phạm vi toàn thế giới. Theo Tổ chức cà phê thế giới (ICO) và Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), giá trị xuất khẩu của cà phê trên thế giới đã vượt lên so với gạo, hạt tiêu, hạt điều, chè, cao su... hay bất kỳ một sản phẩm nông nghiệp nào khác. Và thực tế là trong những năm gần đây cà phê đã vươn lên trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng hơn 1 tỷ USD. Với lợi thế về đất đai, nhiệt độ, độ ẩm và đặc biệt là nguồn nhân lực, nước ta có lợi thế rất lớn để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng này. Trên lĩ nh v ực sản xuất - kinh doanh xuất nhập khẩu , vốn là doanh nghiệp có bê day kinh nghiêm vê xuât khâu , nhât la hang nông san , năm 2007 ̀ ̀ ̣ ̀ ́ ̉ ́ ̀ ̀ ̉ Generalexim đa phat huy thế mạnh truyên thông va vươn lên đưng trong Top ̃ ́ ̀ ́ ̀ ́ Ten (10) doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu của cả nước. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng còn có nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành như chất lượng còn thấp, giá cả chưa có tính cạnh tranh, chủng loại cà phê xuất khẩu còn nghèo nàn. Vì vậy để đẩy mạnh 1
  9. hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty trong những năm tới, trước hết cần phải nghiên cứu một cách đầy đủ về hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian qua để từ đó đề ra các giải pháp mang tính thực tiễn. Từ những lý do trên cùng với những kiến thức đã được tích luỹ trong nhà trường và thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty Generalexim, em đã chọn đề tài “ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY GENERALEXIM ” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là trên cơ sở tìm hiểu tình hình thị trường cà phê thế giới và Việt Nam, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam và của Công ty Generalexim trong thời gian qua, tìm ra những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế cùng với nguyên nhân của nó để từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty trong các giai đoạn tiếp theo. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của khoá luận tốt nghiệp là hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty Generalexim. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thị trường thế giới và Việt Nam đồng thời phân tích tình hình xuất khẩu cà phê của công ty Generalexim giai đoạn từ năm 2004 - 2008 để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê tại công ty. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước kết hợp với khảo sát thực tế tại phòng Nghiệp vụ 5 - Công ty Generalexim. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê, so sánh để khái quát, hệ thống và khẳng định kết quả nghiên cứu. 2
  10. 5. Bố cục của luận văn Luận văn gồm 3 chương chính, không kể lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Chƣơng 1: Thị trƣờng cà phê thế giới và vai trò của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê tại công ty Generalexim Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu cà phê của công ty Generalexim Do những hạn chế nhất định nên khóa luận không thể tránh khỏi có những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những góp ý, nhận xét và đánh giá từ phía các thầy cô và bạn bè để em hoàn thiện nhận thức về vấn đề này. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô giáo Trường Đại học Ngoại Thương đã dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Em cũng xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Kim Anh đã hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình để em có thể hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này. 3
  11. CHƢƠNG 1: THỊ TRƢỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI VÀ VAI TRÕ CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÀ PHÊ THẾ GIỚI 1.Tổng quan về cây cà phê 1.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển cây cà phê Hiện nay trên thế giới có khoảng 75 nước trồng cà phê trong đó có trên 50 nước có cà phê xuất khẩu, nhưng đến nay người ta vẫn chưa xác định được một cách chính xác lịch sử phát hiện ra cây cà phê. Theo truyền thuyết thì cây cà phê được một người du mục Ethiôpi ở Châu Phi đã tình cờ phát hiện ra cách đây khoảng 1000 năm. Sau đó người ta dùng cà phê làm nước uống cho những đêm đại hành lễ ở nhà thờ và các cuộc hành trình vượt sa mạc. Từ đó cà phê trở thành một thứ đồ uống phổ biến và được ưa thích ở hầu hết các nước trên thế giới. Theo ước tình thì trên thế giới có khoảng 25 - 100 loại cà phê nhưng phổ biến sản xuất có những loại sau1:  Cà phê chè (Coffea Arabica): Có nguồn gốc từ cao nguyên Jimma, đây là loại cà phê có phẩm chất thơm ngon, có giá trị kinh tế cao và chiếm 70% diện tích cà phê của thế giới và trên 75% sản lượng xuất khẩu hàng năm ở các nước Brazil, Colombia, Mexico, Guatemala, Ấn Độ...  Cà phê vối (Coffea Canenphora Pierre): Được phát hiện ở Châu Phi vào đầu thế kỷ XX. Hiện nay cà phê vối được trồng khá phổ biến, gần 30% tổng diện tích và 28% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của thế giới. Cà phê vối không chịu được lạnh như cà phê chè vì vậy việc gieo trồng chỉ hạn chế tại các vùng nằm ở 100 vĩ độ Bắc và Nam xích đạo, tập trung chủ yếu tại Indonexia, Uganda và Việt Nam. 1 : “ History of Coffee – All about Coffee History ” – About coffe / Tổ chức cà phê Thế Giới 4
  12.  Cà phê mít (Coffea Liberica Bull): Có nguồn gốc từ Trung Phi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1902 tại xứ Ubaqui - Chari nên còn được gọi là cà phê Chari. Phẩm chất cà phê mít nói chung là rất thấp, vị chua, hương thơm kém hấp dẫn, do đó giá trị thương mại trên thị trường thế giới không cao. 1.2. Ảnh hường của điều kiện tự nhiên đối với cây cà phê 1.2.1. Đất đai và địa hình Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất bazan là lý tưởng nhất vì loại đất này có đặc điểm lý hoá tinh kết và tầng dày. Bên cạnh đó, cà phê cũng có thể phát triển trên tàn dư núi lửa mà phần lớn là tro như ở Trung Mỹ, trên đất có tầng phong hoá như Brazil. Ở đó người ta chủ yếu trồng trên đất phát triển từ đá mẹ, bazan hoặc sa thạch. Ở Tây Phi, Ấn Độ chủ yếu trồng trên đất Granit. Ở Việt Nam, các loại đất như Granite, sa phiến thạch, phù sa cổ đều trồng được cà phê. Địa hình trồng cà phê rhường bằng phẳng hoặc lượn sóng. Những nơi địa hình có độ dốc > 15% phải xử lý nước tốt công trình xói mòn, không được trồng cà phê vào vùng trũng nước không thoát nước được. 1.2.2. Khí hậu Không phải vùng nào trên trái đất cũng trồng được cà phê. Cà phê chỉ trồng được ở những vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Ngoài yếu tố đất đai, cây cà phê còn đòi hỏi một số yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng , gió. - Nhiệt độ: Mỗi giống cà phê phù hợp với nhiệt độ khác nhau. Cà phê chè ở nơi mát lạnh, nhiệt độ thích hợp từ 18 0 c - 25 0 c . Vì vậy, cà phê chè thường được trồng từ miền núi có độ cao 600 - 2500m. Ngược lại, cà phê vối thích hợp ở những vùng nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp từ 22 0 c - 26 0 c. - Lượng mưa: Lượng mưa cần thiết đối với loại cà phê chè từ 1300mm - 1900mm, cà phê vối 1300mm - 2500mm. Ở nước ta, lượng mưa tập trung 70% - 80% vào mùa mưa gây ra hiện tượng thừa nước, mùa khô kéo dài từ 3 - 5
  13. 5 tháng và lượng mưa chỉ chiếm 20% - 30% nên nhiều nơi cà phê thiếu nước nghiêm trọng, đặc biệt là Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. - Độ ẩm: Độ ẩm của không khí phải trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. - Ánh sáng: Cây cà phê chè là loại thích ánh sáng tán xạ, còn cây cà phê vối thích ánh sáng trực xạ yếu. - Gió: Gió lạnh, gió nóng, gió khô đều có hại đến sinh trưởng của cây cà phê. Gió mạnh làm cho lá bị rách, lá rụng, các lá non bị thui đen; gió nóng làm cho lá bị khô héo và tăng nhanh quá trình bốc hơi nước đặc biệt là mùa khô. 2. Tình hình sản xuất cà phê thế giới giai đoạn 2004 - 2008 Theo thống kê của tổ chức nông lương Liên hiệp quốc, trên thế giới có khoảng hơn 80 nước trồng cà phê phân bố ở Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á và Châu Đại Dương với tổng diện tích trên 10 triệu ha, sản lượng hàng năm biến động khoảng 5,5 - 6 triệu tấn cà phê nhân. 2..1. Diện tích trồng cà phê Sản xuất cà phê thế giới tuy tăng giảm thất thường nhưng nhìn chung có xu hướng tăng lên. Trên thế giới hiện nay có 75 nước trồng cà phê với diện tích gần 20 triệu hecta. Từ năm 2004 - 2008 diện tích cà phê thế giới đã tăng 3,2 triệu ha (từ 8,2 lên 11,4 triệu ha). Trong đó riêng khu vực Châu Phi tăng 1,5 triệu ha (từ 1,8 lến 3,2 triệu ha), khu vực Châu Á Thái Bình Dương tăng 0,5 triệu ha (từ 0,5 lên 1 triệu ha)2. Theo báo cáo của USDA thì diện tích trồng cà phê thế giới hàng năm tăng ở mức 0,1% và ở các khu vực khác nhau trên thế giới thì mức tăng giảm cũng không đồng đều. Nếu như ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương mức tăng trung bình là 2,8% thì diện tích trồng cà phê của những nước khác lại giảm với tốc độ trung bình là 0,3%/ năm. Hiện nay diện tích trồng cà phê ở Nam Mỹ là 4,8 triệu ha, Châu Phi đã lên đến 3,2 triệu ha, Châu Á khoảng 1 triệu ha và tại khu vực Bắc và Trung Mỹ 2,4 triệu ha3. 2 : Seminar on geographical indication in London on 20 May 2008 3 “ Statistic of Agriculture – Coffee ” – USDA dated on 6 May 2008 6
  14. Bốn nước có diện tích cà phê lớn nhất đó là: Brazil trên 3 triệu hecta chiếm 25% sản lượng cà phê thế giới, Côte D’Loire (Châu Phi), Indonesia (Châu Á) mỗi nước khoảng 1 triệu hecta và Côlômbia có gần 1 triệu hecta với sản lượng hàng năm đạt trên dưới 700 ngàn tấn. Cà phê chè hiện nay vẫn chiếm 70% sản lượng của thế giới. Diện tích cà phê chè được trồng tập trung chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ, một số nước ở Đông Phi như: Kenya, Cameroon, Ethiopie, Tanzania và một phần ở châu Á như Ấn Độ, Philippines. 2.2. Năng suất cà phê Năng suất cà phê bình quân toàn thế giới năm 2004 mới chỉ đạt 5,7 tạ/ha thì đến nay con số đó đã lên tới trên 7 tạ/ha, trong đó ở Châu Phi có 28 nước đạt năng suất bình quân trên dưới 4 tạ/ha, Nam Mỹ và Châu Á trên 6 tạ/ha, Trung Mỹ xấp xỉ 7 tạ/ha. Song song với việc tăng nhanh mật độ trồng cà phê, trong những năm gần đây các nước sản xuất cà phê trên thế giới cũng đã áp dụng nhiều giống cà phê mới có hiệu quả như cà phê chè Catimor, Blue Moutain hay Catuai - kết quả lai giữa Mundo Novo và Caturra. Chính vì vậy nên đã có hàng chục nước trên thế giới đưa năng suất bình quân đạt trên 1 tấn/ha. Điển hình có Costa Rica ở Trung Mỹ với diện tích cà phê chè là 85.000 ha nhưng đã đạt năng suất bình quân trên 1,4 tấn/ha, Philipine 1,27 tấn/ha. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương có mức năng suất tăng nhanh, trung bình 0,4%/năm4. Qua phân tích trên có thể thấy rằng việc tăng giảm năng suất cũng không đều ở các khu vực khác nhau trên thế giới. 2.3. Sản lượng cà phê Sản lượng cà phê chủ yếu tập trung ở vùng Nam Mỹ với thị phần chiếm trên 50% trong cả giai đoạn 2004 - 2008 (ngoại trừ niên vụ 2005/2006 con số này là 49,8%). Trong 4 niên vụ vừa qua, sản lượng đều đạt trong khoảng 50 – 60 triệu bao. Niên vụ 2005/2006 tổng sản lượng cà phê của khu vực này giảm 7,04 triệu bao so với niên vụ 2004/2005. Do ảnh hưởng của cuộc khủng 4 : Coffee Market Report – CMR 0109 – ED’s office - ICO 7
  15. hoảng kinh tế năm 2008, sản lượng cà phê của Brazil và Peru giảm trong khi đó sản lượng ở Colombia lại tăng nhẹ không đáng kể nên tổng sản lượng cà phê của toàn khu vực giảm còn 53,7 triệu bao (giảm 12,1% so với niên vụ 2006/2007)5. Biểu đồ 1: Sản lƣợng cà phê thế giới phân theo khu vực qua các niên vụ Đơn vị: Triệu bao 70 61 60 56.4 53.7 49.8 50 40 33.6 29.1 29.7 30 20.4 17.1 16.9 18.3 20 15.7 15.2 14.3 13 14.6 10 0 2004/05 2005/06 2006/07 2007/08 Chau Phi Chau A - TBD Mexico & Trung My Nam My Nguồn: Coffee Total Production by continent - USDA tháng 03/2009 Cũng theo báo cáo của USDA, Châu Phi là khu vực có sản lượng cà phê thấp nhất trên thế giới khi con số này chỉ dao động từ 13 đến 15 triệu bao. Niên vụ 2005/2006 sản lượng cà phê của Châu Phi chỉ đạt 13,07 triệu bao - mức thấp nhất trong 4 niên vụ qua. Tuy nhiên Ethiopia lại là một trường hợp ngoại lệ khi đã tự mình vượt qua cuộc khủng hoảng về giá nhờ vào mức tiêu thụ nội địa tăng cao và đạt mức 4,5 triệu bao. Hai niên vụ sau Ethiopi vẫn là 5 : ICO Annual Review 2007/2008 – 7 / Production 8
  16. quốc gia dẫn đầu khu vực về sản lượng cà phê (4,9 triệu bao), theo sau đấy là Uganda (3,3 triệu bao), Côte d’Ivoire (2,5 triệu bao). Qua bảng tổng kết sản lượng cà phê thế giới trong 4 niên vụ vừa qua, ta có thể thấy rằng sản lượng cà phê cũng tăng giảm thất thường. Mặc dù thị trường cà phê thế giới đã trải qua giai đoạn hết sức khó khăn (2000 - 2004) nhưng vào niên vụ 2004/2005, sản lượng cà phê vẫn đạt 115,67 triệu bao tăng 6,28 triệu bao so với niên vụ 2005/2006. Như vậy nếu sản lượng đạt mức thấp nhất vào niên vụ 2005/2006 với 109,39 triệu bao thì đến niên vụ 2006/2007, sản lượng cà phê thế giới lại đạt mức cao nhất trong suốt thời gian qua (trên 125 triệu bao), tăng 14% so với mùa vụ trước. Sự gia tăng sản lượng này là do trong những năm gần đây, mức giá cà phê trên thế giới có những chuyển biến tích cực và tình hình thời tiết có nhiều thuận lợi cho việc gieo trồng cũng như chế biến cà phê xuất khẩu. Tuy nhiên, đến niên vụ 2007/2008 , sản lượng chỉ đạt mức 116,2 triệu bao, giảm 8,4% so với niên vụ 2006/2007 do sự sụt giảm sản lượng của 2 nước trồng cà phê lớn nhất thế giới là Việt Nam và Brazil. Ở Brazil, sản lượng cà phê Arabica giảm theo chu kỳ 2 năm 1 lần. Có thể nói niên vụ 2004/2005 và 2006/2007 là mùa bội thu của cà phê Arabica tại Brazil khi sản lượng biến động trong khoảng 39 đến 42 triệu bao thì hai mùa vụ còn lại, sản lượng lại chỉ đạt mức khoảng 32,5 triệu bao. Do sản lượng cà phê của 2 quốc gia này giảm nên cho dù những nước khác có tăng sản lượng đi chăng nữa thì cũng không thể bù đắp cho lượng giảm ở Việt Nam và Brazil. 3. Tình hình xuất khẩu cà phê trên thị trƣờng thế giới 2004 - 2008 3.1. Khái quát chung về xuất khẩu cà phê thế giới Hầu hết các nước sản xuất cà phê chủ yếu là để xuất khẩu, đặc biệt là các nước đang phát triển. Hàng năm khoảng 25 - 30 % sản lượng cà phê sản xuất ra để tiêu thụ nội địa, số còn lại dùng để xuất khẩu nhưng tỷ trọng này khá khác biệt tại các nước sản xuất. Với các nước có mức tiêu thụ nội bộ cao như Brazil, Etiopia hay Indonexia, sản lượng cà phê dành cho xuất khẩu chỉ 9
  17. vào khoảng trên dưới 70% tổng sản lượng cà phê nhưng với các nước chủ yếu sản xuất cà phê để xuất khẩu như Côtđivoa, Camơrun, Guatemala hay Việt Nam, tỷ lệ này có thế lên tới 92 - 95 %. Biểu đồ 2: Khối lƣợng và kim ngạch xuất khẩu cà phê thế giới Đơn vị: Triệu bao / Tỷ US $ : Khối lượng ; : Giá tri Nguồn: Annual Review 2007/2008 – ICO Lượng xuất khẩu cà phê của các nước sản xuất cà phê phụ thuộc nhiều vào tình hình tiêu thụ cà phê thế giới, nhu cầu nhập khẩu của các nước tiêu thụ và cả những chính sách điều tiết xuất khẩu của tổ chức các nước sản xuất cà phê (ACPC). Tiêu thụ cà phê thế giới niên vụ 2005/2006 đạt 115,1 triệu bao (giảm 1,1 triệu bao so với niên vụ 2004/2005), trong khi đó mức tiêu dùng cà phê nội địa trong giai đoạn này lại tăng cao (30,6 so với 28,7 triệu bao mùa vụ trước)6. Chính hai nguyên nhân chủ yếu này đã dẫn đến việc niên vụ 2005/2006, sản lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới đạt mức thấp nhất trong suốt giai đoạn nghiên cứu với 87,49 triệu bao, giảm 2,32% so với niên 6 : “ A time to cut down consumption ” Theo Reuters: 17/4/2006 10
  18. vụ 2004/2005. Mặc dù khối lượng cà phê xuất khẩu giảm sút trong niên vụ này nhưng kim ngạch lại tăng lên 1,1 tỷ USD so với niên vụ 2004/2005 do mức giá xuất khẩu cà phê đã phần nào phục hồi sau cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm 1997 - 1998. Có thể nói niên vụ 2006/2007 là mùa vụ bội thu của ngành cà phê thế giới khi mà cả kim ngạch lẫn khối lượng đều tăng mạnh so với các niên vụ trước đó. Đây là năm mà Hiệp hội các quốc gia sản xuất cà phê (ACPC) phối hợp với Cơ quan kiểm soát chất lượng cà phê (CQI) kêu gọi các nước thành viên hưởng ứng chương trình “ Coffee Quality Program”. Nhờ vào cuộc phát động này mà các nước sản xuất cà phê trên thế giới đã chú trọng nhiều hơn vào công tác quản lý chất lượng cà phê xuất khẩu. Chất lượng cà phê được cải thiện dẫn đến việc mức giá xuất khẩu cũng tăng lên và đạt tổng kim ngạch cà phê xuất khẩu là 12,5 tỷ USD (mức cao nhất từ trước đến nay). Tuy nhiên đến niên vụ vừa qua, cà phê xuất khẩu thế giới lại giảm cả về sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và nhu cầu tiêu thụ cà phê nội địa tại các nước xuất khẩu tăng mạnh, trong đó phải kể đến Brazil (17,1 triệu bao), Mexico (2,2 triệu bao), Indonexia (2 triệu bao), Ethiopia (1,8 triệu bao), Ấn Độ và Colombia (1,4 triệu bao)…Tổng khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2007/2008 giảm 2,9% và kim ngạch giảm 2,7 triệu đô la Mỹ nhưng trong 5 tháng đầu niên vụ 2008/2009 khối lượng lại tăng 6,9% tương đương với mức 40,4 triệu bao so với 37,8 triệu bao cùng kỳ niên vụ trước. Tuỳ theo từng loại cà phê mà sản lượng xuất khẩu tăng hay giảm khác nhau. 11
  19. Bảng 1: Khối lƣợng và kim ngạch xuất khẩu cà phê thế giới theo loại Đơn vị: Khối lượng (triệu bao ), Kim ngạch( tỷ USD ) Niên vụ 2004/2005 2005/2006 2006/2007 2007/2008 Colombia dịu Lượng 12,19 11,88 12,51 12,71 Giá trị 1,72 1,80 2,02 2,43 Cà phê dịu khác Lượng 19,32 20,49 21,37 22,06 Giá trị 2,53 2,87 3,20 3,89 Arabica Braxin Lượng 27,95 26,68 29,72 27,47 Giá trị 3,04 3,29 4,02 4,47 Arabica Lượng 59,46 59,05 63,6 62,24 Giá trị 7,29 7,96 9,24 10,79 Robusta Lượng 30,62 29,20 34,59 33,11 Giá trị 1,72 2,12 3,24 4,43 Nguồn: ICO Annual Review 2007 / 2008 -7 Nhìn vào bảng số liệu tổng kết tình hình xuất khẩu cà phê trên thế giới theo loại ta có thể thấy rằng xuất khẩu cà phê Arabica có xu hướng tăng dần về cả kim ngạch lẫn khối lượng xuất khẩu ngoại trừ niên vụ 2007/2008 khi mà sản lượng xuất khẩu đạt 62,24 triệu bao (giảm 1,36 triệu bao so với mùa vụ 2006/2007). Trong khi đó cà phê Robusta lại tăng nhanh về giá trị xuất khẩu. Niên vụ 2004/2005, giá trị xuất khẩu cà phê Robusta thế giới là 1,72 tỷ USD nhưng đến niên vụ 2007/2008 con số này đã lên tới 4,43 tỷ USD cho dù khối lượng giảm 1,48 triệu bao. Như trên đã phân tích, do sự sụt giảm của tất 12
  20. cả các nhóm cà phê xuất khẩu nên tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của niên vụ 2005/2006 giảm 2,32% so với mùa vụ 2004/2005 nhưng nhóm cà phê Arabica dịu khác (Other Mild Arabicas) lại là một ngoại lệ khi sản lượng vẫn tăng 1,17 triệu bao. Niên vụ 2006/2007 có thể nói là thành công nhất đối với ngành cà phê thế giới trong những năm gần đây khi mà tổng sản lượng cà phê Arabica xuất khẩu tăng 14,3 % và cà phê Robusta tăng 7,3% so với niên vụ 2005/2006. Trong 4 niên vụ vừa qua chúng ta có thể nhận thấy rằng tình hình xuất khẩu cà phê biến động tăng giảm 2 năm 1 lần. Niên vụ 2005/2006 khối lượng xuất khẩu giảm, đến năm 2006/2007 lại tăng và tới niên vụ 2007/2008 con số này lại giảm 2,9% so với niên vụ trước. Tuy nhiên theo dự báo của ICO, trong mùa vụ 2008/2009 khối lượng xuất khẩu cà phê Colombia dịu và cà phê dịu khác tăng tương ứng là 1,5% và 3,2%. 3.2. Một số nước xuất khẩu cà phê chủ yếu  Brazil: Là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, trung bình hàng năm nước này bán ra thị trường thế giới 25 triệu bao (60 kg/bao), chiếm gần 30% xuất khẩu thế giới trong đó 75% là cà phê chè (Arabica), còn 25% là cà phê vối (Robusta). Mỗi khi khối lượng xuất khẩu của Brazil thay đổi, xuất khẩu cà phê của thế giới cũng thay đổi theo. Theo số liệu tổng hợp của Hiệp hội cà phê Brazil, năm 2008 lượng xuất khẩu cà phê của nước này là 28,116 triệu bao.  Colombia: Là nước đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu cà phê (sau Brazil và Việt Nam). Khối lượng cà phê trung bình mà quốc gia này xuất khẩu đi trong suốt giai đoạn 2004 - 2008 là 11 triệu bao (phụ lục 1). Một điều thú vị là xuất khẩu cà phê hạt của Colombia lại thường được đóng trong bao nặng 70kg, trong khi đó nhiều nước đóng 60kg/bao.  Côte D’Ivoire 13
nguon tai.lieu . vn