Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC Chuyên ngành Hóa Hữu cơ Tên đề tài: KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ CÂY NÚC NÁC OROXYLUM INDICUM L. Họ chùm ớt (Bignoniaceae) Hướng dẫn khoa học: Th.S Lê Thị Thu Hương Sinh viên thực hiện: Vũ Nguyễn Thùy Linh Niên khóa: 2009 – 2013 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2013 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn: Cảm ơn Cô Lê Thị Thu Hương đã rất nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp kiến thức, và khích lệ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp. Em thấy vô cùng may mắn khi được Cô hướng dẫn em làm đề tài trong năm học cuối tại trường đại học Sư phạm. Em xin chân thành cảm ơn Cô! Cảm ơn Thầy Dương Thúc Huy, Thầy Đặng Vũ Lương, Cô Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Thầy Trương Quốc Phú, Thầy Nguyễn Thụy Vũ đã giúp đỡ và cho em những ý kiến quý báu để em hoàn thành đề tài của mình. Cảm ơn tất cả quý Thầy Cô của khoa Hóa đã tận tình dạy dỗ em trong suốt bốn năm qua để em có kiến thức hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Cảm ơn chị Nguyễn Vũ Mai Trang, chị Nguyễn Thị Minh Trang, chị Lê Thị Tú Trinh, anh Nguyễn Trần Bảo Huy, chị Nguyễn Thị Kim Liên đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu cho em từ những ngày đầu thực hiện đề tài. Cảm ơn các bạn Huỳnh Tấn May, Phạm Thị Hoài, Tạ Thị Hồng Huệ, Lương Thị Thủy, Liêu Diệp Hân, Trần Thanh Vương, Trần Thị Kim Liên, Phan Hoài Thu, Đặng Công Khánh đã giúp đỡ, chia sẻ cùng tôi những khó khăn, vui buồn trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn tất cả các bạn phòng tổng hợp hữu cơ, phòng phân tích hóa lý đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn cha mẹ và gia đình đã nuôi nấng, dạy dỗ, luôn ở bên cạnh động viên để tôi có thể vượt qua mọi khó khăn và đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả mọi người!  CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI KHÓA LUẬN A C EA M PE s (singlet) d (doublet) dd (doublet- doublet) m (multiplet) br s (broad singlet) J (coupling constant) NMR (Nuclear Magnetic Resonance spectroscopy) : acetic acid : chloroform : ethyl acetate : methanol : petroleum ether : mũi đơn : mũi đôi : mũi đôi - đôi : mũi đa : mũi đơn rộng : hằng số ghép : phổ cộng hưởng từ hạt nhân MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................5 1.1. MÔ TẢ THỰC VẬT............................................................................................6 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC TÍNH..............................................................6 1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC.....................................10 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM.............................................................................22 2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT THIẾT BỊ.........................................................23 2.2. CÔ LẬP CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG CAO PETROLEUM ETHER:23 2.3. CÔ LẬP CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG PHÂN ĐOẠN EA.12 CỦA CAO ETHYL ACETATE.........................................................................................26 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................30 3.1. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT OI-5 ........................31 3.2. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT OI-6 ........................32 3.3. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT OI-10 ......................34 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.............................................................36 4.1. KẾT LUẬN........................................................................................................37 4.2. ĐỀ XUẤT ..........................................................................................................38 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................39 TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT...........................................................................................39 TÀI LIỆU TIẾNG ANH ...........................................................................................39 NGUỒN INTERNET................................................................................................42 LỜI MỞ ĐẦU Từ xa xưa, con người đã biết dùng cây cỏ để chữa bệnh. Và ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, thành phần hóa học và dược tính của nhiều loại thảo mộc ngày càng được quan tâm nghiên cứu với mục đích tạo ra những loại dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên an toàn với sức khỏe của con người. Hơn nữa, các loại thuốc tổng hợp – tuy là một trong những thành tựu quan trọng của nhân loại, thì ngoài tác dụng chính vô cùng công hiệu, thuốc tổng hợp còn có một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì thế, các nhà khoa học đang có khuynh hướng điều chế thuốc từ các hợp chất sẵn có trong tự nhiên. Trong đó, cây núc nác là một loại thảo mộc đang được các nhà khoa học quan tâm vì nó chứa nhiều chất có tác dụng chống viêm ngứa, chữa kiết lỵ, chữa ho, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, lão hóa, thoái hóa gan, tai biến mạch máu não, tổn thương do bức xạ… Với những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác – Oroxylum indicum L.”, nhằm mục đích góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu thành phần hóa học trong lá cây núc nác thu hái ở tỉnh Tuyên Quang. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn