Xem mẫu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi cũng xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan trong quá trình thực hiện đề tài tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 1tháng 6 năm 2015 Sinh viên Lê Thị Như 1 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực tập tốt nghiệp và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiệt tình về nhiều mặt của các tổ chức và các cá nhân trong và ngoài trường. Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, bộ môn Kinh Tế Tài Nguyên và Môi Trường và các thầy, cô giáo đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo: CN. Hoàng Thị Hằng và thầy giáo: GS.TS Nguyễn Văn Song, người đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo UBND xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và những hộ nông dân xã Tây Phong đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã ủng hộ, khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Do trình độ và thời gian có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý của các thầy, cô giáo và các độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2015 Sinh viên Lê Thị Như 2 TÓM TẮT KHÓA LUẬN Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông thôn, xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã tiến hành thực hiện chương trình nông thôn mới theo 19 tiêu chí trong đó có tiêu chí số 17 nhằm bảo vệ môi trường.. Sau 3 năm thực hiện đã đạt được nhiều kết quả, bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều khó khăn và vướng mắc cho cả cán bộ và người dân. Xuất phát từ thực tế trên, được sự phân công thực tập tốt nghiệp của khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”. Để hiểu sâu về đề tài, trước hết chúng ta cần hiểu rõ về cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận của đề tài. Vì vậy, tôi có đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài tôi nghiên cứu như: Khái niệm, sự cần thiết, nguyên tắc, nội dung, tiêu chí xây dựng NTM. Đồng thời tôi cũng đưa ra cơ sở thực tiễn về kinh nghiệm của 2 quốc gia tiêu biểu về thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (Trung Quốc, Nhật Bản,) và kinh nghiệm của 2 địa phương tiêu biểu trong cả nước (Huyện Lập Thạch­ Vĩnh Phúc; Huyện Đắk Glong – Đắk Nông). Đây là những mô hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM điển hình và có nhiều bài học kinh nghiệm quý cho xã Tây Phong học hỏi. Trên cơ sở hiểu rõ về cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận, tôi có tìm hiểu và nêu ra các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế ­ xã hội của xã Tây Phong. Đây chính là những yếu tố có ảnh hưởng tới việc huy động các nguồn lực xã hội trong thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM của xã. Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính là: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (chọn 3/4 thôn của xã) và chọn mẫu là 60 hộ nông dân đã được chọn điểm; phương pháp thu thập tài liệu (sơ cấp và thứ cấp); phương pháp xử lý thông tin; phương pháp phân tích thông tin (thống kê mô tả; so sánh); hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. Đây đều là những phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài. 3 Qua nghiên cứu tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình NTM tại xã có một số vấn đề nổi bật sau: Thứ nhất: Về tình hình cấp và sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh Xã Tây Phong đã được lắp đặt hệ thống xử lý và cấp nước sạch, nên hiện nay, có 100% hộ dân trong xã được cấp và sử dụng nước sạch. Thứ hai: Về tình hình thu gom, xử lý rác thải tại xã Tây Phong Trong môi trường hộ, đạt 100% hộ dân có thu gom rác thải sinh hoạt, nhưng tỉ lệ hộ phân loại rác thải sinh hoạt chỉ chiếm 76,67%, tỉ lệ thu gom rác thải cứng tập trung chiếm tỉ lệ thấp chỉ 36,67%. Hình thức xử lý rác thải trong sinh hoạt của hộ chủ yếu là thu đốt, thu gom tập trung, chôn lấp trong hố, một số hộ ý thức kém còn đổ ra mương, đường làm ảnh hưởng tới môi trường và mỹ quan Trong trồng trọt, rác thải sản xuất nông nghiệp có rác thải cứng và mềm. Rác thải cứng là bao bì, chai lọ thuốc thuốc trừ sâu. Rác thải mềm trong sản xuât nông nghiệp là rơm rạ, trấu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ thu gom rác thải cứng khá cao hơn 73%; tỉ lệ hộ thu gom rơm rạ chiếm 65% do các hộ này vẫn có hình thức nấu ăn truyền thống là đun bằng rơm rạ, hay thu gom để ủ làm phân...Hình thức xử lý rác thải cứng chủ yếu các hộ sử dụng xong vứt luôn ra mương đường chiếm 66,67% do xã chưa có phong trào xây bể chưa rác nông nghiệp, hình thức thu đốt chiêm 15%. Trong chăn nuôi, rác thải mềm trong bao gồm thức ăn thừa, phân, thịt thối. Rác thải mềm có thể được ủ qua bình khí sinh học Bioga, ủ nóng trong lò phân, cho cá ăn nhưng cũng có hộ ý thức kém xả thẳng ra sông. Có 58,33% hộ dân của xã xử lý rác thải chăn nuôi bằng hình thức ủ làm phân bón, hơn 13% hộ dân xử lý rác thải chăn nuôi qua bình bioga tập trung ở những hộ chăn nuôi lớn. Tuy nhiên vẫn còn 15% hộ xả trực tiếp chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý ra sông, làm sông mương bị ô nhiễm hữu cơ, mùi hôi thối bốc lên; nước và đất bị ô nhiễm làm giảm chất lượng cuộc sống, làm ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và người dân xung 4 quanh. Đối với rác thải rắn thì chủ yếu là bao bì thức ăn và vỏ chai thuốc thú y, có 41,67% hộ thu gom tập trung rác thải rắn chăn nuôi cùng với rác thải sinh hoạt, 30% hộ dân tận dụng vỏ bao bì chăn nuôi sau khi rửa và phơi khô, tỷ lệ hộ thu gom đốt rác chiếm 13,33%. Thứ ba: Về tình hình xử lý nước thải trên địa bàn xã Tây Phong Nước thải gồm nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi. Nước thải sinh hoạt gồm nước thải sinh hoạt hằng ngày và nước thải từ nhà tiêu, có 71,67% hộ dân xã Tây Phong cho nước sinh hoạt tự ngấm ra vườn vì hầu hết các hộ có lượng nước thải nhỏ, hàm lượng hóa chất ít, vườn rộng, có rãnh thoát nước quanh vườn nên có thể tự ngấm và phân hủy ngay trong vườn nhà, hình thức nhà tiêu có 1 hố ủ phân chiếm tỷ lệ 35,00%, tập trung ở nhóm hộ có nhu cầu lấy phân bón cây cao. Nước thải trong chăn nuôi được hình thành trong quá trình cho ăn, dội, rửa chuồng, nước tiểu của vật nuôi. Có 60,00% hộ dân xã Tây Phong có hình thức xử lý nước thải trong chăn nuôi là để bón, tưới vườn, tập trung cao ở nhóm hộ nghèo. Bên cạnh đó còn 6,67% hộ xả trực tiếp nước thải chăn nuôi ra sông. Thứ tư: Về các hoạt động bảo vệ môi trường trong xã Trong môi trường dân cư, hoạt động bảo vệ môi trường được người dân tham gia nhiệt tình và đầy đủ, có 100% hộ dân tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm; hoạt động khai thông cống rãnh hàng năm luôn được thực hiện tốt với 81,67% hộ dân tham gia, giúp giảm mùi bốc lên, giảm ruồi bọ gây bệnh cho người dân; hoạt động thu gom phân loại rác, không vứt rác bừa bãi ở đường, mương được thực hiện tốt 81,67% hộ dân tham gia. Trong môi trường trồng trọt, tỷ lệ người dân áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng đã đạt tới 85,00%, tỷ lệ hộ dân sử dụng phân chuồng ủ hoai mục cho cây trồng vẫn giữ ở mức cao chiếm 51,67%. Trong môi trường chăn nuôi, có hơn 63% hộ xây khu chăn nuôi xa nhà ở đảm bảo vệ sinh môi trường. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn