Xem mẫu

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN __________________ __________________ ĐỖ THỊ PHƯƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ TRÁNG VIỆT, HUYỆN MÊ LINH, TP. HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN __________________ __________________ tại địa phương tôi luôn chấp hành mọi nội quy của địa phương. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ TRÁNG VIỆT, HUYỆN MÊ LINH, TP. HÀ NỘI Tên sinh viên: Đỗ Thị Phương Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế nông nghiệp Lớp: K56 KTNNB Niên khóa: 2011 ­ 2015 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành luận văn tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, trường Học viện nông nghiệp Việt Nam. Những người đã trang bị cho tôi hành trang kiến thức trên giảng đường đại học và giúp tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS. TS Nguyễn Mậu Dũng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tận tình,chu đáo và động viên tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ thuộc UBND xã Tráng Việt, huyện Mê linh, TP. Hà Nội cùng nhân dân xã Tráng Việt đã tạo mọi điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội,ngày tháng năm 2015 Sinh viên Đỗ Thị Phương i TÓM TẮT KHÓA LUẬN Tráng Việt là một xã thuộc huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Xã nằm ở khu vực ngoại thành phía Tây Bắc trung tâm TP. Hà Nội. Trong những năm gần đây có sự phát triển và sản xuất nông nghiệp một cách rõ rệt. Trước năm 2000, người dân cũng chỉ trồng cây dâu nuôi tằm nhưng hiệu quả kinh tế không cao nên lại bỏ hoang hóa. Từ năm 2008 trở lại đây nhờ được tiếp cận công nghệ kĩ thuật người dân địa phương sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiệu quả kinh tế và đời sống hộ nông dân được cải thiện đáng kể. Thực tế hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP này ở xã Tráng Việt như thế nào? Còn những yếu tố nào hạn chế đến hiệu quả kinh tế cũng như nhân rộng quy trình này thì trong thời gian tới cần phải được nghiên cứu cụ thể. Đòi hỏi cần có các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh tế của quy trình tại địa phương. Chính vì thế tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của hộ nông dân tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh,TP. Hà Nội”. Để thực hiện được điều đó, mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đánh giá hiệu quả sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của 25 hộ nông dân dựa trên cơ sở so sánh hiệu quả kinh tế của 25 hộ sản xuất rau thông thường. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAPcủa hộ nông dân trên địa bàn xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Trên cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở địa phương trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm: Đối tượng nghiên cứu là tình hình sản xuất và tiêu thụ rau theo tiêu chuẩn VietGAP của hộ nông dân trên ii địa bàn xã Tráng Việt; Đối tượng điều tra là những hộ nông dân tham gia sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP và các hộ sản xuất rau thông thường, các ban ngành liên quan, đối tượng tham gia tiêu thụ rau thông thường và rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn xã. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu: (1) Phương pháp thu nhập thông tin sơ cấp và thứ cấp; (2) Phương pháp phỏng vấn hộ nông dân dựa trên câu hỏi cấu trúc và bán cấu trúc; (3) Phương pháp xử lí số liệu; (4) Phương pháp phân tích; (5) Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế. Ngoài ra chúng tôi tiến hành phối hợp giữa các phương pháp với nhau để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP làm cơ sở cho những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Khi nghiên cứu thực tiễn sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP được xây dựng trên cơ sở thừa kế các tiêu chuẩn GAP đã được ra đời từ các nước trên thế giới. Nghiên cứu đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Tráng Việt. Ngoài ra nghiên cứu cũng khái quát được đặc điểm địa bàn nghiên cứu và đưa ra phương pháp nghiên cứu để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa phương. Kết quả nghiên cứu đề tài đã cho thấy về một số vấn đề nổi bật về hiệu quả sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay xã đã trồng được hơn 30ha rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đã được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP. Phần lớn đất diện tích đất canh tác rau theo tiêu chuẩn VietGAP thuộc vùng đất bãi sông Hồng rất thuận lợi cho việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. iii ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn