Xem mẫu

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cà phê là cây công nghiệp quan trọng, nó không chỉ là cây trồng lợi thế
của vùng Tây Nguyên mà còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1857, mãi đến đầu thế kỷ
XX mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Trải qua

uế

nhiều hình thức tổ chức sản xuất từ các đồn điền cà phê đến các nông trường
quốc doanh cà phê. Với một thời gian không dài chỉ trong vòng 26 năm, trong

H

một phần tư thế kỷ, kể từ sau năm 1975 ngành cà phê Việt Nam đã có những
bước phát triển vượt bậc với tốc độ kỷ lục so với nhiều nước trồng cà phê khác

tế

trên thế giới.

Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam đã có diện tích trồng cà phê trên

h

500.000 ha với sản lượng cà phê xuất khẩu hàng năm trên dưới 900.000 tấn với

in

kim ngạch xấp xỉ trên dưới 1,5 tỷ USD. Việt Nam là một nước sản xuất, xuất

cK

khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới và là nước xuất khẩu cà phê Robusta số 1 thế
giới. Hiện nay Cà phê Việt Nam đang được xuất khẩu sang 88 quốc gia và
vùng lãnh thổ, trên các châu lục. Nó không những mang lại hiệu quả kinh tế

họ

cao mà còn mang lại hiệu quả xã hội và cải thiện môi trường sinh thái rất lớn.
Đóng góp vào kết quả trên phải kể đến vai trò tích cực của vùng kinh tế Tây

Đ
ại

Nguyên.

Tây Nguyên với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500

m đến 600 m so với mặt biển, là vùng đất rất phù hợp với những cây công
nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm trong đó cà phê được xem là cây
công nghiệp quan trọng giữ vị trí số một với tổng diện tích khoảng 470.000 ha,
chiếm 92,79% diện tích trồng cà phê của cả nước. Điều đó đã góp phần khai
thác tiềm năng đất đai, lao động và khí hậu ở cao nguyên và miền núi, tạo nên
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu nông dân.
Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực của Tây Nguyên nơi đây
đóng góp một sản luợng cà phê rất lớn cho toàn khu vực Tây Nguyên cũng như
1

của cả nước. Cà phê được trồng ở Đắk Lắk từ rất lâu nhưng đến năm 1986,
xuất phát từ chính sách đổi mới kinh tế của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ và chính
quyền Đắk Lắk mới có chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển và thâm
canh cây cà phê. Thực hiện chủ trương của Tỉnh, từ giữa những năm 80 của thế
kỷ XX các đơn vị làm công tác xuất nhập khẩu đã tìm đến từng hộ nông dân
với hình thức đầu tư ứng trước, nghĩa là “quốc doanh” ứng trước cho nông dân

uế

máy cày, phân bón, có cả lương thực và thu hồi vốn sau khi có cà phê nhân,
nông trường quốc doanh thì vận động bà con vào làm công nhân nhận khoán

H

trồng và chăm sóc cà phê.

Từ đó Đắk Lắk hình thành nhiều vùng chuyên canh cây cà phê, có đơn

tế

vị phấn đấu chỉ tiêu trong một mùa mưa trồng một nghìn ha như Công ty cà
phê Phước An, Thắng Lợi, Ea Tiêu, Xí nghiệp liên hiệp cà phê Việt - Đức. Bên

h

cạnh đó, Đắk Lắk còn liên doanh trồng cà phê với nước ngoài, cụ thể là Liên

in

doanh Việt-Xô, Việt - Đức. Vùng chuyên canh cà phê chiếm 86% diện tích sản

cK

xuất nông nghiệp và 89% sản lượng cà phê trong toàn Tỉnh. Hiện nay, tỉnh Đắk
Lắk có 8 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê do Tỉnh quản lý đang thực
hiện các loại khoán trên với tổng diện tích khoảng 6.770 ha.

họ

Cùng chung với sự phát triển trong hoạt động sản xuất cà phê trên địa
bàn Tỉnh, Công ty cà phê Phước An đã có những bước thay đổi trong cách thức

Đ
ại

quản lý sản xuất theo từng giai đoạn lịch sử, từ quản lý theo lối hành chính bao
cấp, chuyển sang khoán đến hộ gia đình trong giai đoạn hiện nay. Điều đó đã
góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nguời dân vùng núi.
Hình thành và phát triển từ những năm 1977, mô hình cà phê khoán đến các hộ
đang được sự quan tâm và đầu tư của công ty cũng như các hộ dân.
Tuy nhiên, trước tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay,
Thị trường cà phê trên thế giới trong những năm vừa qua thường chao đảo,
không ổn định nhất là về giá cả. Tổ chức cà phê thế giới (ICO) do không còn giữ
được hạn ngạch xuất nhập khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do cho nên có
những giai đoạn giá cà phê xuống thấp chưa từng có so với vài chục năm trở lại
2

đây. Tình trạng này đã dẫn đến hậu quả là nhiều nước phải hủy bỏ bớt diện tích
cà phê, hoặc không tiếp tục chăm sóc vì kinh doanh không còn thấy có hiệu quả.
Bên cạnh đó trong nước mô hình sản xuất cà phê theo lối tự quản lý của hộ đang
chiếm một vị trí mạnh (gần 80% diện tích cà phê của cả nước do các hộ tự quản
lý), ngược lại mô hình khoán chỉ chiếm khoảng gần (20% diện tích trồng cà
phê) do công ty và hộ nhận khoán hợp tác cùng quản lý.

uế

Chính những biến động và khó khăn đó sẽ làm cho hoạt động sản xuất
cà phê cũng như sự tồn tại của các hình thức khoán ở công ty cà phê Phước An

H

nói riêng mà cụ thể là những người dân nhận khoán của công ty ít nhiều sẽ bị
ảnh hưởng. Vì thế chúng tôi thiết nghĩ việc tìm hiểu, đánh giá kết quả đầu tư và

tế

hiệu quả sản xuất cà phê khoán tới hộ dân tại công ty cà phê Phước An là rất
cần thiết. Để từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm phát triển hình thức

h

nhận khoán tới hộ một cách hiệu quả và bền vững.

in

Xuất phát từ những lý do trên trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại

cK

công ty cà phê Phước An thuộc Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắk Lắk tôi đã chọn
đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các hộ nhận khoán
thuộc Công ty cà phê Phước An, Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắk Lắk ” để làm

họ

khoá luận tốt nghiệp của mình.

Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đ
ại

- Đánh giá thực trạng, tiềm năng để phát triển cà phê theo phương thức
khoán tới hộ thuộc công ty cà phê Phước An.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng cà phê của các hộ gia đình

nhận khoán ở công ty cà phê Phước An.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất cà phê trên địa bàn công ty cà phê Phước An.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp
- Phương pháp điều tra phỏng vấn thu thập số liệu và thông tin cần thiết
phục vụ cho việc nghiên cứu.

3

- Các phương pháp phân tích để đánh giá thực trạng và tìm ra nguyên
nhân của các vấn đề.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng và nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài là những vấn đề

uế

kinh tế, kỹ thuật trong mối quan hệ với các vấn đề tổ chức quản lý hiệu quả sản
xuất cà phê của các hộ nhận khoán.

H

b) Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Do hạn chế về khả năng và thời gian nghiên cứu nên đề

tế

tài chỉ tập trung phản ánh tình hình sản xuất cà phê tại hai đội đại diện cho 2
hình thức khoán khác nhau: (có đầu tư – không có đầu tư của công ty), đồng

in

huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk.

h

thời là hai đội có diện tích cà phê lớn nhất trong công ty cà phê Phước An,

cK

Về thời gian: Qua khảo sát thực tế tại công ty Phước An, chúng tôi chỉ
tiến hành đánh giá, phân tích thực trạng sản xuất cà phê của hộ trong năm
2009.

họ

Do hạn chế về thời gian thực tập cũng như khả năng của bản thân nên đề
tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp

Đ
ại

ý và giúp đỡ của quý Thầy, Cô giáo cùng bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.

4

PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành cà phê

uế

1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển cây cà phê trên Thế giới
Lịch sử về cà phê thực sự cũng đa dạng như cách pha chế nó.

H

Một truyền thuyết kể rằng: Một người chăn dê nhận thấy rằng đàn gia
súc của mình trở nên nghịch ngợm hơn bình thường sau khi ăn những quả màu

tế

đỏ từ bụi cây cà phê dại. Không lâu sau những thầy tu bắt đầu đun những
những hạt này và sử dụng chất lỏng này để thức suốt đêm trong các lễ hội.

h

Câu chuyện khác lại kể về một thầy tu Đạo Hồi - người đã bị kết tội bởi

in

kẻ thù của mình. Hình phạt là phải đi lang thang trong sa mạc và cuối cùng là

cK

chết đói. Trong cơn mê sảng, chàng trai trẻ đã nghe thấy âm thanh hướng dẫn
mình ăn những quả từ cây cà phê gần đó. Anh ta đã sống sót, khoẻ mạnh và
quay lại với cộng đồng của mình, công bố rộng rãi kinh nghiệm về công thức.

họ

Ban đầu, các bộ lạc phía đông châu Phi đã nghiền quả cà phê sau đó
trộn lẫn với mỡ động vật, vê lại thành những viên nhỏ. Sau đó vào khoảng năm

Đ
ại

1000 sau Công Nguyên, người Ethiopia đã pha chế một loại rượu từ những hạt
cà phê bằng cách lên men những hạt cà phê khô trong nước. Cây cà phê cũng
đã mọc tự nhiên ở bán đảo Ai Cập và từ đó trong suốt thế kỷ XI, cà phê đã
được phát triển thành một dạng đồ uống nóng.
Cà phê cũng đã du nhập vào Châu Âu trong khoản thời gian này thông
qua thành phố Venice và đến châu Mỹ La Tinh sau đó nhiều thập kỷ, khi một
người Pháp mua một cành cà phê mang đến Martinique. Brazin đã nổi lên như
một nơi sản xuất cà phê đứng đầu trên thế giới và là danh hiệu đó vẫn còn đến
hôm nay.

5

nguon tai.lieu . vn