Xem mẫu

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Sự cần thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế
Việt Nam thì ngành nông nghiệp luôn được coi là ngành quan trọng hàng đầu. Nhà
nước ta đã chú trọng đầu tư và quan tâm nhiều hơn tới nông nghiệp. Song nông nghiệp

uế

đang gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn như khả năng cạnh tranh so với các nước
trong khu vực, gặp nhiều rủi ro, bất lợi do thời tiết, thị trường, thể chế chính

H

sách...Những rủi ro bất lợi này tác động rất lớn tới người nông dân. Xét một cách toàn
diện người nông dân luôn là những người chịu nhiều thiệt thòi và luôn gặp khó khăn

tế

nhất trong cuộc sống.

Đối với nông dân Việt Nam hiện nay thu nhập của họ chủ yếu từ những cây

h

trồng, vật nuôi phù hợp và dễ phát triển trên vùng đất của mình. Ngày xưa cây mía tạo

in

ra thu nhập (TN) cho người nông dân với các sản phẩm mật mía, đường mía thì ngày

cK

nay, cây mía và ngành mía đường tại Việt Nam được xác định không chỉ là ngành kinh
tế với mang lại lợi nhuận mà còn là một ngành kinh tế xã hội do nó có ảnh hưởng quan
trọng đến đời sống của hàng nghìn người nông dân. Trong những năm qua Chính Phủ

họ

đã triển khai nhiều chương trình, quyết định liên quan đến phát triển mía đường như
“Chương trình quốc gia 1 triệu tấn đường”, Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về việc tiêu

Đ
ại

thụ nông sản thông qua hợp đồng. Quyết định 28/2004/QĐ-TTg về việc tổ chức lại và
thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy, công ty đường và
người trồng mía. Ngoài ra, Chính Phủ ban hành quyết định số 26/2007/QĐ-TTg phê
duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với
tổng diện tích trồng mía 300.000 ha; sản lượng 19,5 triệu tấn/năm. Các chương trình
quyết định nhằm tạo việc làm cho lao động nông nghiệp và lao động công nghiệp
trong các nhà máy đường, các nhà máy cơ khí đường, góp phần xóa đói giảm nghèo
(XĐGN) cho các vùng nông thôn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân ở
vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa. Qua đó thấy được vai trò của cây mía đối với người
nông dân và nền kinh tế Việt Nam ngày một quan trọng.

1

Châu Hội với đơn vị hành chính bao gồm 13 thôn, hầu hết nông dân sống dựa
vào nông nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây thì cây mía trở thành cây chủ
đạo trong công tác XĐGN và nâng cao TN cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, người
trồng mía nguyên liệu vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do điều kiện thời tiết khí
hậu của vùng khắc nghiệt, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trường không
ổn định và giá cả vật tư nông nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất mía tương đối cao.
Do đó, người nông dân không dám mạnh dạn đầu tư thâm canh dẫn đến hiệu quả sản
xuất mía thấp. Xuất phát từ thực tế đó, việc xem xét tình hình sản xuất mía của địa

uế

phương, đánh giá chính xác HQKT của cây trồng là một trong những cơ sở để đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất mía để giúp nông hộ sản

H

xuất mía có hiệu quả hơn. Đó là lý do chính mà người nghiên cứu chọn đề tài “Đánh
giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa

tế

bàn xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

h

Hệ thống hóa lý luận về HQKT hoạt động sản xuất mía nguyên liệu; Phân tích

in

thực trạng sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu của xã Châu Hội, qua đó đánh giá HQKT

cK

cây mía ở địa bàn nghiên cứu; Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao HQKT cây mía
nguyên liệu tại địa bàn xã.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

họ

- Đối tượng nghiên cứu: Các hộ sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn xã Châu Hội
- Phạm vi nghiên cứu: Do năng lực và điều kiện nên người nghiên cứu chọn
điều tra 2 thôn tại xã là Bản Lè và Việt Hương.

Đ
ại

4. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp điều tra chọn mẫu: trong tất cả các thôn có tiến hành trồng

mía trên địa bàn xã thì Việt Hương và Bản Lè là hai thôn tiêu biểu trong hoạt động sản
xuất mía chiếm diện tích lớn hơn so với các thôn khác.


Phương pháp thống kê kinh tế: Từ số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được,

xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, đánh giá tình hình sản xuất mía của thế
giới, Việt Nam, cũng như tình hình sản xuất mía của xã Châu Hội
 Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh kết quả và hiệu quả
sản xuất mía của các hộ nông dân trên góc độ so sánh kết quả và hiệu quả sản xuất mía
của 2 nhóm hộ dân tộc Kinh và Thái.

2

PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái quát chung về hộ nông dân
1.1.1.1 Khái niệm về hộ nông dân

triển nông thôn. Có rất nhiều định nghĩa về hộ nông dân:

uế

Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát

H

Theo giáo sư Frank Ellis Trường Đại học Cambridge (1988): “Hộ nông dân là
các nông hộ, thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động

tế

gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về
cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với

h

một trình độ hoàn chỉnh không cao” [1].

in

Lý thuyết của Tchayanov coi hộ nông dân là một doanh nghiệp không dùng lao

cK

động làm thuê, chỉ sử dụng lao động gia đình. Do đó, các khái niệm kinh tế thông
thường không áp dụng được cho kiểu doanh nghiệp này. Do không thuê lao động nên
trong hộ nông dân không có khái niệm tiền lương và tiếp theo là không thể tính được

họ

lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Hộ nông dân chỉ có thu nhập chung của tất cả các hoạt
động kinh tế gia đình, đó là sản lượng hàng năm trừ đi chi phí. Mục tiêu của hộ nông

Đ
ại

dân là có thu nhập cao, không kể thu nhập ấy có nguồn gốc nào: trồng trọt, chăn nuôi
hay ngành nghề dịch vụ. Đó là kết quả chung của lao động gia đình[2].
Hộ nông dân là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế. Các nguồn lực

đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động...được góp thành vốn chung, cùng
chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi người đều
hưởng phần thu nhập và mọi quyết định dều dựa trên ý kiến chung của các thành viên
là người lớn trong hộ gia đình.
1.1.1.2 Đặc điểm của hộ nông dân
Theo tạp chí ngân hàng số 75/2003, quan điểm của giáo sư Frank Ellis và quan
điểm của Giáo sư Đào Thế Tuấn thì hộ nông dân có những đặc điểm sau:

3

- Hộ nông dân là một đơn vị khinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là
một đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự
cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình độ này quyết định quan
hệ giữa hộ nông dân với thị trường.
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi
nông nghiệp với các mức độ khác nhau, khiến cho khó có giới hạn thế nào là một hộ

uế

nông dân.
- Khả năng của hộ nông dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất giản đơn

H

nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất nhất là ruộng đất và lao động.

- Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan trong khi khả

tế

năng khắc phục lại hạn chế.

- Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu tố sản xuất

in

trước những thiên tai.

h

khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống cho gia đình nông dân

cK

- Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính nổi bật của hộ nông
dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở của các nông trại, là yếu tố phân biệt chúng
với các doanh nghiệp tư bản.

họ

- “Người nông dân làm công việc của gia đình chứ không phải làm công việc
kinh doanh thuần túy” (Woly, 1966)

Đ
ại

1.1.2 Hiệu Quả kinh tế

1.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế
HQ là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền kinh tế sản

xuất hàng hóa. HQ là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án
hành động. HQ được xem xét dưới nhiều giác độ và quan điểm khác nhau: HQ tổng
hợp, HQKT, HQ chính trị xã hội, HQ trực tiếp, HQ gián tiếp, HQ tương đối và HQ
tuyệt đối...Ngày nay, khi đánh giá HQ đầu tư của các dự án phát triển, nhất là những
dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi phải xem xét HQKT trên nhiều
phương diện.

4

Theo GS.TS Ngô Đình Giao: “HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa
chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước”[3]. Còn theo P.samuelson và W.Nordhaus: “HQ sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại
hàng hóa khác. Một nền kinh tế có HQ nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của
nó”[4]. Thực chất của hai quan điểm này đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các
nguồn lực của doanh nghiệp, cũng như nền sản xuất xã hội. Trên giác độ này rõ ràng

đường giới hạn khả năng sản xuất thì sản xuất có HQ.

uế

phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên

H

Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế học khác thì chúng ta chỉ tính được
HQKT một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối: “HQKT là một phạm trù kinh tế trong

tế

đó sản xuất đạt được cả HQ kỹ thuật và HQ phân phối”.

HQ kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu

h

vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay

in

công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy HQ kỹ thuật liên quan đến

cK

phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất
đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
HQ phân phối (hiệu quả giá) là chỉ tiêu HQ trong đó các yếu tố giá sản phẩm và

họ

giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí
thêm về đầu vào. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào, đầu ra, người ta sẽ sử

Đ
ại

dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa. Thực
chất của HQ phân phối, chính là HQ kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và
đầu ra, hay chính là HQ về giá.
Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh: "HQKT là phạm trù kinh tế khách quan phản ánh

trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định". Mục tiêu ở đây có
thể tùy vào từng lĩnh vực sản xuất, tùy vào từng doanh nghiệp. Tuy nhiên mục tiêu cao
nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Để làm được điều này doanh nghiệp cần
phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết
bị, nguyên vật liệu, vốn...).

5

nguon tai.lieu . vn