Xem mẫu

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam ngành Thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng đóng
vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, ta có thể ví đây
như là một “ngành xương sống” bởi các lý do sau: Thứ nhất, cung cấp thực phẩm, tạo
nguồn dinh dưỡng cho người dân Việt Nam. Thứ hai, đảm bảo an ninh lương thực,
thực phẩm và xoá đói giảm nghèo. Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông

đóng góp một phần lớn giúp cân bằng cán cân thương mại.

uế

thôn. Ngoài ra, đây còn là một ngành có lợi thế xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam,

H

Hàng năm, cùng với xu thế phát triển chung của các ngành, lĩnh vực trong cả
nước, ngành thủy sản cũng đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Cụ thể, tốc

tế

độ tăng trưởng của Việt Nam về xuất khẩu Thủy sản là cao nhất thế giới, đạt 18% năm
giai đoạn 1998-2008. Năm 2010, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt trên 4,9 tỷ

h

USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên, có thể nói đây là một năm đầy

in

sóng gió đối với xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, khi phải đối mặt với hàng loạt khó

cK

khăn từ nội tại cho đến thị trường xuất khẩu. Theo dự kiến năm 2011, xuất khẩu thủy
sản Việt Nam của năm sẽ đạt mức 5,3 tỉ đô la Mỹ. Theo đó chúng ta càng có cơ sở để
nhìn thấy một tương lai tốt đẹp hơn cho việc mở rộng và phát triển ngành, nghề nuôi

họ

trồng thủy sản trong cả nước.

NTTS đối với tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và địa bàn các huyện, xã nói

Đ
ại

riêng đã từng là một hiện tượng, nó chính là một công cụ xóa đói giảm nghèo “ siêu
tốc” một nghề “siêu lợi nhuận”, nó đã thực sự bùng nỗ và mang lại những kết quả
đáng ghi nhận vào những năm 2002 trở về trước. Thế nhưng theo thời gian, nuôi trồng
thủy sản cũng chính là nhân tố cốt lõi khiến rất nhiều hộ nuôi phải rơi vào cảnh khó
khăn, nợ nần. Vấn đề đặt ra là, nguyên nhân chính dẫn đến điều này xuất phát từ đâu?
Ta biết rằng, hầu hết đối tượng nuôi được ưu tiên lựa chọn hàng đầu là tôm sú, bởi nó
có thời gian nuôi tương đối ngắn nhưng giá trị mang lại cực kỳ cao, ngoài ra nó còn là
một đặc sản được người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới yêu chuộng. Thế nhưng
đây cũng là đối tượng có yêu cầu về kỹ thuật và điều kiện sống rất nghiêm ngặt. Việc
bùng nỗ quá mức về NTTS đã khiến môi trường nước ngày càng trở nên ô nhiễm, mà
1

tác nhân chính xuất phát từ thức ăn dư thừa, dư lượng thuốc hóa học, nguồn nước xã
thải của các hồ nuôi, đặc biệt hơn đối với các hộ nuôi chắn sáo và lưới làm cho vấn đề
ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Chính những điều này làm cho kết quả mang lại từ
NTTS ngày càng thấp hơn, người dân càng nuôi thì càng lỗ, và dường như không còn
ai mặn mà với công việc này như thời gian trước đây nữa.
Quảng An là một xã bãi ngang nghèo, thuộc đối tượng vùng đặc biệt khó khăn
của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên đây lại có diện tích mặt nước khá rộng, đồng thời

uế

NTTS cũng là nghề truyền thống có từ rất lâu, chính điều này là cơ sở cho việc phát
triển nghề NTTS tại địa phương. Cũng như tình hình chung, NTTS với đối tượng

H

chính là tôm sú đã mang lại những kết quả tốt trong thời gian đầu nhưng sau đó vấn đề

tế

ô nhiễm môi trường nước làm cho hầu hết các hộ nuôi trồng đều phải lâm cảnh nợ nần.
Thực hiện sự chỉ đạo của Chi cục NTTS tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với sự hướng dẫn

h

của Trung tâm khuyến nông huyện Quảng Điền về việc thay đổi cơ cấu, đối tượng

in

nuôi. UBND mà cụ thể là cán bộ khuyến nông đã yêu cầu nông dân thực hiện thay
nuôi chuyên tôm bằng việc áp dụng mô hình nuôi xen ghép với ba đối tượng nuôi

cK

chính là tôm, cá và cua. Đặc biệt hơn, trên địa bàn xã đã tiến hành thực hiện dự án thí
điểm về nuôi trồng thủy sản với công nghệ mới. Với việc ứng dụng chế phẩm sinh học

họ

chiết xuất từ bã trầu, dự án bước đầu đã thu được những tín hiệu rất đáng mừng. Xuất
phát từ thực tiễn vấn đề tại địa phương tôi đề xuất đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế
hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn xã Quảng An” làm khóa luận

Đ
ại

tốt nghiệp của mình.

 Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn xã

Quảng An.
-Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản tại địa phương; so
sánh hiệu quả giữa hình thức nuôi bán thâm canh có sử dụng chế phẩm với các hình
thức nuôi khác.

2

- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả của hoạt động nuôi
trồng thủy sản.
- Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt
động nuôi trồng thủy sản.

 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Hoạt động nuôi trồng thủy sản của các nông hộ ở xã Quảng An, huyện Quảng

uế

Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

H

 Phạm vi nghiên cứu:

- Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu sự biến động của hoạt động nuôi

tế

trồng thủy sản trở địa phương giai đoạn 2008 - 2010, trong đó tập trung chủ yếu vào

h

năm 2010.

in

- Về không gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ở địa bàn xã Quảng An, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

cK

 Giới hạn của đề tài: do khó khăn về thời gian cũng như tình hình thực tiễn
tại địa phương, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu vào mô hình xen ghép tôm - cá

họ

- cua ở điều kiện nước lợ.

 Phương pháp nghiên cứu:

Đ
ại

- Phương pháp thu thập số liệu

+ Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 75 hộ trên địa

bàn xã Quảng An.

+ Số liệu thứ cấp: được thu thập qua Chi cục NTTS tỉnh Thừa Thiên Huế,

phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền, UBND xã các báo cáo,
tài liệu, thông tin thu thập trên các trang Web liên quan.
- Phương pháp phân tích số liệu
+ Phương pháp phân tích tài liệu: dựa trên cơ sở các số liệu được tổng hợp, vận
dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng và đề xuất
giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra.
3

+ Phương pháp phân tổ thống kê: Phân ra các nhóm để tính toán sự ảnh hưởng
của một số nhân tố như: quy mô đất đai, chi phí trung gian, chi phí thức ăn,… đến kết
quả và hiệu quả kinh tế và so sánh giữa các nhóm trong cùng một nhân tố đó.
+ Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Để làm sáng tỏ những vấn đề lí luận
cũng như các vấn đề kinh tế, kỹ thuật phức tạp, trong quá trình thực hiện đề tài tôi sử
dụng phương pháp thu thập thông tin từ các chuyên gia, chuyên viên, các nhà quản lý,
cán bộ khuyến nông của huyện, từ đó đề xuất giải pháp có tính khả thi cao phù hợp với

uế

thực tế địa phương.

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

- Một số phương pháp phân tích khác.

4

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế

uế

1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế là mục tiêu, là cái đích mà ai

H

cũng muốn đạt tới. Đứng ở mỗi góc độ khác nhau thì cách nhìn nhận về hiệu quả
kinh tế cũng khác nhau. Ta có thể hiểu rằng: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh

tế

tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai
thác nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm

h

đạt những mục tiêu đã đề ra.

in

 Có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Khi đề cập đến hiệu quả

cK

các tác giả Farrell (1950), Schuhz (1964), Rizzo (1979), Đỗ Kim Chung (1997), Phạm
Vân Đình, (1997) đều thống nhất cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản là hiệu quả kỹ
thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Đó là khả năng thu được kết

họ

quả sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỉ lệ nhất định.
Theo Farrell chỉ đạt được HQKT khi và chỉ khi đạt được hiệu quả kỹ thuật và cả hiệu

Đ
ại

quả phân bổ (David Colman, 1994).
 Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency: TE) là số sản phẩm có thể đạt được

trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều
kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ
thuật phản ánh trình độ, khả năng chuyên môn, tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu
vào để sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó
chỉ ra một nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
 Hiệu quả phân bổ (Allocative Efficiency: AE) là chỉ tiêu hiệu quả trong
các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu
5

nguon tai.lieu . vn