Xem mẫu

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Ngọc Mỹ Hằng

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam trong thời kì hội nhập, tất cả các doanh nghiệp đều chịu sự
cạnh tranh gay gắt của thị trường. Thực tế hiện nay, ngành dệt may ở nước ta đang
phát triển mạnh. Cụ thể đến đầu năm 2014 cả nước có hơn 6.000 doanh nghiệp dệt
may thu hút hơn 2,5 triệu lao động. Điều này dẫn đến mỗi doanh nghiệp sản xuất nói
chung và doanh nghiệp kinh doanh ngành dệt may nói riêng phải có kế hoạch hoạt
động và công tác kiểm soát hoạt động của mình chặt chẽ để đứng vững, không bị đào
thải ra khỏi vòng cạnh tranh ấy.

tế
H
uế

Đối với doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là những yếu
tố quan trọng cấu thành nên hình thái vật chất sản phẩm, giá trị chiếm 60% đến 70%
trong giá thành sản phẩm. Việc đảm bảo nhu cầu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
đúng về chất lượng, phẩm chất, quy cách, đủ số lượng, kịp về thời gian là yêu cầu vô

ại
họ
cK
in
h

cùng quan trọng và đó cũng là điều bắt buộc mà nếu không thực hiện được thì quá
trình sản xuất sẽ ngừng hoạt động. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi công tác kế
toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phải chặt chẽ, khoa học. Đó là điều kiện để
doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển và đạt lợi nhuận tối đa.
Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An – Huế là công ty lớn chuyên sản xuất các
sản phẩm về may mặc nên số lượng, chủng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Đ

nhiều. Vì vậy công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty là hết sức
cần thiết. Qua thời gian thực tập tại Công ty, nhận thấy tầm quan trọng của công tác
này đối với Công ty, tôi đã chọn đề tài “Công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An – Huế” cho luận văn tốt nghiệp
của mình.
Kết cấu luận văn gồm 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong
doanh nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo – Lớp K45C KTKT

1

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Ngọc Mỹ Hằng

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại
Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An – Huế
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An – Huế
Phần III: Kết luận và kiến nghị

2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu sau:
- Tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề chung liên quan đến kế toán nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất.

tế
H
uế

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An – Huế.

- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An – Huế.

3. Đối tượng nghiên cứu

ại
họ
cK
in
h

- Đề tài tập trung phản ánh thực trạng công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty
Cổ phần dệt may Phú Hòa An – Huế.

4. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An – Huế.
- Phạm vi về thời gian:

Số liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 và năm 2014.

Đ

Số liệu về kế toán NVL, CCDC tháng 12 năm 2014.

5. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trước khi thực hiện đề tài này, tôi tiến hành
nghiên cứu tài liệu về kế toán NVL, CCDC trong doanh nghiệp sản xuất để có định
hướng và thực hiện đầy đủ các nội dung trong kế toán NVL, CCDC tại Công ty.
- Phương pháp quan sát: Phương pháp này được sử dụng để quan sát trực tiếp
quá trình mua hàng, nhập kho, xuất hàng, thực hiện nhập liệu thông tin vào phần mềm
kế toán của các kế toán viên trong Công ty.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ kế toán trong
Công ty về công tác kế toán NVL, CCDC của Công ty. Phương pháp này chủ yếu
SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo – Lớp K45C KTKT

2

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Ngọc Mỹ Hằng

được sử dụng để thực hiện chương 2 của đề tài.
- Thu thập số liệu: Thu thập số liệu tình hình tài chính, lao động và số liệu phản
ánh thực trạng công tác kế toán NVL, CCDC của Công ty.
- Xử lý số liệu: Từ số liệu thu thập được, tôi tiến hành đối chiếu, tính toán làm
căn cứ đưa ra những nhận xét về tình hình kinh tế, kế toán của Công ty.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được tôi sử dụng để thực hiện các công
việc là: so sánh tình hình kinh tế năm 2014 so với năm 2013; so sánh thực trạng công
tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty với cơ sở lý luận về kế toán NVL, CCDC…
- Phương pháp kế toán: Trong chương 2 bài khóa luận tốt nghiệp, tôi sử dụng các

tế
H
uế

phương pháp sau: phương pháp chứng từ kế toán để thông tin và kiểm tra sự hình
thành của các nghiệp vụ kinh tế; phương pháp tính giá sử dụng thước đo tiền tệ để xác
định được giá trị thực tế NVL, CCDC nhập kho, xuất kho của Công ty.

6. Khái quát các nghiên cứu trước

ại
họ
cK
in
h

Đề tài về kế toán NVL, CCDC trong doanh nghiệp đã được thực hiện rất nhiều
trong các bài khóa luận và chuyên đề tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán –
kiểm toán. Các nghiên cứu trước đã nêu lên được các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán
NVL, CCDC trong doanh nghiệp, thực trạng công tác kế toán NVL, CCDC tại doanh
nghiệp và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC.
Đối với khóa luận tốt nghiệp đề tài “Công tác kế toán nguyên vật liêu, công cụ
dụng cụ tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An – Huế”, tôi cũng thực hiện các nội

Đ

dung cơ bản như các nghiên cứu trước. Tuy nhiên, đề tài của tôi bổ sung thêm một số
nội dung liên quan đến công tác kế toán NVL, CCDC trong doanh nghiệp sản xuất như
một số điểm lưu ý trong kế toán NVL, CCDC; những quy định mới của Bộ Tài chính
trong Thông tư 200/2014/TT – BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp liên
quan đến công tác kế toán NVL, CCDC. Ngày 22/12/2014, Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 200/2014/TT – BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp. Theo điều
128 thì Thông tư này có hiệu lực áp dụng sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho
năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2015. Những quy định trái với Thông tư này
đều bãi bỏ. Thông tư này thay thế cho Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và
SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo – Lớp K45C KTKT

3

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Ngọc Mỹ Hằng

Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính. Những nội dung
tại các Thông tư hướng dẫn Chuẩn mực kế toán Việt Nam không trái với Thông tư này
vẫn còn hiệu lực. Như vậy, chính sách kế toán của Công ty cổ phần dệt may Phú Hòa
An áp dụng quyết định 15/2006/QĐ-BTC đều phải thay đổi theo Thông tư

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

200/2014/TT – BTC.

SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo – Lớp K45C KTKT

4

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Ngọc Mỹ Hằng

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU,
CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
1.1.1.1. Khái niệm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

- Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua
ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 1

tế
H
uế

Nguyên liệu là thuật ngữ dùng để chỉ các đối tượng lao động chưa qua chế biến.
Vật liệu là thuật ngữ để chỉ các đối tượng lao động đã qua khâu sơ chế hoặc chế biến.
- Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không thỏa mãn định nghĩa và tiêu
chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình. 2

ại
họ
cK
in
h

1.1.1.2. Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

a. Đặc điểm nguyên vật liệu

- Nguyên vật liệu cùng với các yếu tố vốn, lao động, công nghệ là các yếu tố đầu
vào cần thiết để tạo ra sản phẩm vật chất.

- Giá trị NVL được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới được
tạo ra.

Đ

- Khi tham gia vào quá trình kinh doanh chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi
hình thái vật chất ban đầu để tạo thành hình thái sản xuất vật chất của sản phẩm.
- Nguyên vật liệu thuộc tài sản lưu động, giá trị nguyên vật liệu thuộc vốn lưu
động dự trữ và thường chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất cũng như trong giá
thành sản xuất.
b. Đặc điểm công cụ dụng cụ
- Tham gia vào một hay nhiều chu trình sản xuất mà vẫn giữa được hình thái vật

PGS.TS Nguyễn Văn Công (2007), Kế toán doanh nghiệp lý thuyết – bài tập mẫu & bài giải, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân Hà Nội, trang 71.
2
PGS.TS Nguyễn Văn Công (2007), Kế toán doanh nghiệp lý thuyết – bài tập mẫu & bài giải, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân Hà Nội, trang 71.
1

SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo – Lớp K45C KTKT

5

nguon tai.lieu . vn