Xem mẫu

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Họ và tên sinh viên: Đỗ Đức Kiên Lớp: Anh 2 Khoá: 41 – Kinh tế Ngoại thương Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Tƣờng Anh Hà nội, tháng 10 năm 2006
  2. Môc lôc LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ 3 DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC. I. Những vấn đề về Doanh nghiệp Nhà nƣớc và công ty cổ phần 3 1. Một số nét về Doanh nghiệp Nhà nƣớc. 3 1.1 Quá trình hình thành và phát triển DNNN 7 1.2 Vai trò chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế 8 1.3 Thực trạng hoạt động của các DNNN 8 2. Một số nét về công ty cổ phần. 12 2.1 Cổ phần hoá, công ty cổ phần và đặc điểm của công ty cổ phần. 12 2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành công ty cổ phần 18 2.3 Ưu điểm và nhược điểm của công ty cổ phần 20 II. Những vấn đề chung về CPH DNNN ở Việt Nam 20 1. Bản chất CPH DNNN 20 2. Vai trò của việc CPH DNNN đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 22 2.1 CPH góp phần xây dựng một Nhà nước mạnh 23 2.2 CPH góp phần tăng cường hiệu quả đầu tư của toàn xã hội 24 2.3 CPH tác động tới sự tăng trưởng của đất nước 25 2.4 CPH tác động đến đời sống kinh tế của người lao động 26 2.5 CPH đẩy lùi vấn đề tham nhũng 26 3. Tính tất yếu của CPH ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc 27 tế III. Kinh nghiệm quốc tế về CPH 31 1. Kinh nghiệm CPH ở các nƣớc phát triển 31 2. CPH và tƣ nhân hoá các doanh nghiệp ở Đông Âu 31 3. Quá trình CPH ở Trung Quốc 32 3.1 Xác định quan điểm CPH DNNN 32 3.2 Xác định mục tiêu CPH 32 3.3 Xây dựng môi trường pháp lý cho quá trình CPH 33 3.4 Lựa chọn hình thức và phương pháp CPH thích hợp để đạt được mục tiêu 34 đã xác định. 3.5 Thành lập cơ quan CPH và sở hữu cổ phần Nhà nước. 35 3.6 Xây dựng quy trình CPH và tuân thủ quy trình này. 35 3.7 Chính phủ chấp nhận một khoản chi phí cho trương trình CPH DNNN 36 3.8 Tốc độ của tiến trình CPH DNNN phụ thuộc vào mức độ phát triển của 36
  3. nền kinh tế thị trường. 4. Bài học rút ra cho Việt Nam 36 4.1 Vận dụng kinh nghiệm quốc tế về CPH vào điều kiện cụ thể của Việt Nam 37 4.2 Thành lập cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm về quá trình thực 37 hiện CPH 4.3 Vừa làm vừa rút kinh nghiệm thực hiện CPH 37 4.4 Tạo môi trường pháp lý cần thiết để thực hiện CPH 37 4.5 Cần lập kế hoạch tài chính cho quá trình thực hiện CPH 37 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH 38 NGHIỆP NHÀ NƢỚC. I. Quá trình CPH và thực trạng ở Việt Nam 38 1. Giai đoạn thí điểm (1992 đến tháng 5/1996) 38 1.1 Cơ sở pháp lý để thực hiện CPH 38 1.2 Triển khai CPH trong thực tế 39 2. Thời kỳ mở rộng CPH (tháng 5/1996 đến tháng 6/1998) 40 2.1 Cơ sở pháp lý nhằm mở rộng CPH 40 2.2 Thực tiễn triển khai đến các doanh nghiệp 41 3. Thời kỳ đẩy mạnh CPH hay giai đoạn chủ động (tháng 7/1998 đến nay) 42 3.1 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. 42 3.2 Thực tiễn kết quả CPH đã đạt được 43 II. Những mặt đƣợc và những mặt chƣa đƣợc của quá trình CPH 53 DNNN ở nƣớc ta trong thời gian qua 1 Đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc của quá trình CPH 54 2 Những tồn tại làm chậm tiến trình CPH 59 2.1 Số lượng doanh nghiệp CPH còn hạn chế, tốc độ CPH còn chậm 59 2.2 Vốn trong các DNNN đã CPH còn quá nhỏ và và việc huy động vốn trong 59 quá trình CPH chưa nhiều. 2.3 Việc đa dạng hoá sở hữu trong CPH còn hạn chế. 60 2.4 Các DNNN sau CPH chưa có sự đổi mới, chuyển biến thực sự. 61 2.5 Một số công ty cổ phần có kết quả kinh doanh thấp, giảm so với trước khi 62 CPH CHƢƠNG III: MỘT SỐ CƠ CHẾ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH 64 TIẾN TRÌNH CPH. I. Phƣơng hƣớng chung của Nhà nƣớc 64 1. Quan điểm CPH 64 2. Mục tiêu CPH 64
  4. II. Một số cơ chế giải pháp đẩy mạnh CPH 65 1. Nâng cao nhận thức về CPH 65 2. CPH kết hợp với hoàn thiện thị trƣờng chứng khoán 67 3. Hoàn thiện vấn đề định giá doanh nghiệp. 67 4. Giải quyết các bất cập, vƣớng mắc về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng 69 đất 5. Chính sách ƣu đãi hợp lý đối với DNNN thực hiện CPH, đảm bảo quyền 70 tự chủ kinh doanh bình đẳng. 6. Giải quyết lao động dôi dƣ, đảm bảo lợi ích của ngƣời lao động trong 72 doanh nghiệp CPH. 7. Hoàn chỉnh chính sách bán cổ phần cho đối tác nƣớc ngoài 73 8. Việc phân bổ và bán cổ phiếu 74 9. Xoá bỏ sự can thiệp của Nhà nƣớc vào hoạt động nội bộ công ty 75 10. Công tác tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm về CPH ở các đơn vị đã 76 tiến hành CPH. 11. Khen thƣởng, động viên khuyến khích đối với những Bộ, Địa phƣơng, 77 Tổng công ty 91 làm tốt trong công tác CPH. 12. Đề xuất một số giải pháp sửa đổi nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 để phù hợp với thực tế và đồng bộ với các quy định mới nhất là 77 các quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2005. KẾT LUẬN 80 PHỤ LỤC 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1. Sơ đồ quản lý điều hành của công ty cổ phần 15 2. Kết quả thực hiện CPH sau 15 năm 45 3. Biến động của số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa qua các năm 45 4. Thời gian thực hiện CPH 46 5. Số ngày hoàn tất CPH một DNNN 46 6. Bảng phân loại các doanh nghiệp đã CPH tính đến hết năm 2004 48 7. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá phân theo lĩnh vực hoạt động 48 8. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá phân theo địa phương 49 9. Quy mô vốn Nhà nước của các doanh nghiệp CPH 50 10. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp CPH phân theo quy mô vốn Nhà nước 51 11. Cơ cấu vốn trong doanh nghiệp 51 12. Các hình thức cổ phần hoá DNNN 52 13. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp CPH phân theo hình thức tiến hành CPH 52
  6. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - LỜI MỞ ĐẦU. Cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình đối mới và phát triển đoanh nghiệp Nhà nước. Mục tiêu của chương trình CPH là đa dạng hóa sở hữu đối với các doanh nghiệp nhằm huy động thêm vốn và kinh nghiệm của toàn xã hội vào phát triển sản xuất – kinh doanh, tạo động lực mới và phát huy quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong hơn 15 năm qua, việc tiến hành cổ phần hóa ở nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. CPH đã thực sự trở thành giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để DNNN có cơ cấu thích hợp, quy mô lớn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Tuy nhiên, tiến độ CPH trong thời gian qua còn chậm, tỷ trọng vốn Nhà nước được cổ phần hóa còn ít nên đã hạn chế việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có những giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình CPH DNNN, nâng cao hiệu quả của CPH, đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Việc phân tích thực trạng CPH DNNN, xem xét đánh giá công tác thực hiện không những cho phép chúng ta nắm được tình hình thực hiện CPH trong thời gian qua mà còn có thể giúp các nhà quản lý tìm ra nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này, từ đó để rút ra giải pháp giải quyết các vấn đề tồn tại và dự báo cho giai đoạn tiếp theo. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý đưa ra được những kế hoạch chính xác trong tương lai nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hóa ngày một hiệu quả hơn. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu tại Thư viện Bộ kế hoạch đầu tư, Thư viện quốc gia, cũng như Viện quản lý kinh tế trung ương, em được biết tại đây có nguồn số liệu về vấn đề CPH. Hơn nữa Viện quản l‎ kinh tế trung ý -1-
  7. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - ương hiện nay đang nghiên cứu một số các phương án CPH trong thời gian tới. Nhờ sự giúp đỡ của các cán bộ tại Viện, em đã được tìm hiểu về quá trình CPH ở nước ta trong thời gian qua. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế – thực trạng và giải pháp” cho khoá luận tốt nghiệp của mình nhằm mục đích củng cố thêm hiểu biết và phần nào đóng góp được một số đề suất để đẩy nhanh quá trình thực hiện tiến trình đổi mới DNNN của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận tốt nghiệp gồm 3 chương: Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận về CPH DNNN Chƣơng II: Thực trạng CPH các DNNN Chƣơng III: Một số cơ chế giải pháp đẩy mạnh tiến trình CPH Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn cũng như các cán bộ tại Viện quản lý kinh tế trung ương. Tuy nhiên, do lần đầu đi tìm kiếm tài liệu nghiên cứu, cũng như các số liệu cập nhật, hơn nữa lại còn hạn chế về mặt kiến thức nên khoá luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và ý kiến đóng góp bổ sung của giáo viên hướng dẫn cũng như các thầy cô trong khoa để em có hiểu biết sâu hơn nữa kiến thức thực tế và có thể hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thị Tường Anh – giáo viên hướng dẫn và các cô – Cán bộ làm việc tại Viện quản lý kinh tế trung ương đã giúp em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. -2-
  8. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC. I. Những vấn đề về DNNN và công ty cổ phần. 1. Một số nét về DNNN. DNNN là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước. DNNN là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của nền kinh tế Nhà nước, quan trọng nhất nhưng không phải đồng nhất và đồng nghĩa với kinh tế Nhà nước. Trong điều kiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung, DNNN (trước đây gọi là các xí nghiệp quốc doanh) chiếm vai trò độc tôn trong nền kinh tế. Đó là các doanh nghiệp hoạch toán kinh tế theo nguyên tắc thu đủ chi đủ. Về mặt sở hữu. đó là những doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn 100% và trực tiếp quản lý. Khi chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc chuyển đổi cơ chế quản lý đối với DNNN luôn là vấn đề trung tâm. Theo luật DNNN ban hành ngày 30-3-1995, khái niệm DNNN đã được đưa ra như sau: “DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội do Nhà nước giao, DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi vốn do doanh nghiệp quản lý”. Và theo luật doanh nghiệp 2005, khái niệm DNNN đã được sửa đổi lại cho phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, và đặc biệt là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Khái niệm DNNN đã được sửa đổi như sau: “DNNN kà doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”. -3-
  9. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - Thực chất DNNN là những cơ sở kinh doanh do Nhà nước sở hữu hoàn toàn hay một phần. Quyền sở hữu thuộc về Nhà nước là đặc điểm phân biệt DNNN với các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân, còn hoạt động kinh doanh là đặc điểm để phân biệt chúng với các tổ chức và cơ quan khác của Chính phủ. DNNN được phân ra các loại khác nhau căn cứ xuất phát từ góc độ hành chính, góc độ nguồn vốn, theo phương thức hoạt động (theo Quyết định số: 58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ) Đối với DNNN: A. Nhà nước nắm giữ 100% vốn đối với những DNNN hoạt động trong các ngành, lĩnh vực sau: 1. DNNN hoạt động kinh doanh. 1.1. Những DNNN hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước: Sản xuất, cung ứng vật liệu nổ; Sản xuất, cung ứng hoá chất độc; Sản xuất, cung ứng chất phóng xạ; Hệ thống truyền tải điện quốc gia; Mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế; Sản xuất thuốc lá điếu. 1.2. Những DNNN hoạt động kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện sau: vốn Nhà nước từ 20 tỷ đồng trở lên; mức thu nộp ngân sách Nhà nước bình quân của 3 năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên; đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao; góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và hoạt động trong những ngành, lĩnh vực sau: Sản xuất điện; Khai thác các khoáng sản quan trọng: Dầu thô và khí tự nhiên; Than; Bô xít; Quặng đồng; Quặng thiếc; Quặng có chất phóng xạ; Vàng; Đá quý… 1.3. Những DNNN hoạt động kinh doanh bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào nông thôn, đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. 1.4. Những DNNN hoạt động kinh doanh có tính chất đặc thù: Các nhà xuất bản (trừ xuất bản sách giáo khoa, sách báo chính trị, sách báo cho -4-
  10. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - thiếu nhi, sách tiếng dân tộc); Xổ số kiến thiết; Một số DNNN hoạt động trong những ngành quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 2. Những DNNN hoạt động công ích trong các lĩnh vực: In bạc và chứng chỉ có giá; Điều hành bay; Bảo đảm hàng hải; Kiểm soát và phân phối tần số vô tuyến điện; Sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh; Các doanh nghiệp được giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đặc biệt và các doanh nghiệp đóng tại các địa bàn chiến lược quan trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ… B. Những DNNN tiến hành đa dạng hoá sở hữu dưới các hình thức: CPH, giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động hoặc bán doanh nghiệp. 1. Những DNNN khi CPH Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp. 1.1. DNNN hoạt động kinh doanh. a) Những DNNN hoạt động kinh doanh có vốn Nhà nước từ 10 tỷ đồng trở lên; mức thu nộp ngân sách Nhà nước bình quân của 3 năm trước liền kề từ 1 tỷ đồng trở lên; hoạt động trong các ngành, lĩnh vực quy định tại điểm 1.2 mục I. b) Những DNNN hoạt động kinh doanh khác: Sản xuất đường, sữa, dầu ăn thực vật; Kiểm định hàng hoá; In các loại (trừ in nhãn, mác, bao bì); Dịch vụ hợp tác lao động; Kinh doanh mặt bằng hội chợ, triển lãm. 1.2. DNNN hoạt động công ích. Sản xuất giống gốc cây trồng, vật nuôi và tinh đông; Dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ; Kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới; Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, đường thuỷ; Quản lý, bảo trì bến tầu, bến xe quan trọng; Quản lý, khai thác các công trình thuỷ nông. 2. Những DNNN hoạt động trong một số lĩnh vực quan trọng, khi tiến hành CPH, Nhà nước không nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần của doanh -5-
  11. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - nghiệp, nhưng sẽ nắm giữ cổ phần đặc biệt để quyết định một số vấn đề quan trọng, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 3. Những DNNN không khác trên đây, khi tiến hành CPH, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ điều kiện cụ thể của doanh nghiệp quyết định Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần. 4. Những DNNN có vốn Nhà nước từ 5 tỷ đồng trở xuống, không CPH được, thì thực hiện chuyển đổi sở hữu dưới hình thức giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động hoặc bán doanh nghiệp. C. Những DNNN khác trên đây, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài hoặc hoạt động công ích không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không thực hiện được chuyển đổi sở hữu. 1. Những DNNN hoạt động kinh doanh. a) Kinh doanh không có hiệu quả, thua lỗ hai năm liên tiếp nhưng chưa đến mức phải giải thể, phá sản thì thực hiện biện pháp sáp nhập. b) Kinh doanh thua lỗ ba năm liên tiếp và có số lỗ luỹ kế bằng 3/4 vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trở lên, nhưng chưa mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, tuy đã áp dụng các biện pháp tổ chức lại nhưng không thể khắc phục được, thì thực hiện giải thể. c) Kinh doanh bị thua lỗ hai năm liên tiếp, không có khả năng trả được các khoản nợ đến hạn, thì thực hiện phá sản. 2. Những doanh nghiệp hoạt động công ích hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao, thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thực hiện sáp nhập, giải thể hoặc phá sản. Tổng công ty Nhà nước (gồm Tổng công ty thành lập theo Quyết định số 90/TTg và Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ). Tổng công ty Nhà nước phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: -6-
  12. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - 1. Thuộc các ngành, lĩnh vực : khai thác, chế biến dầu khí và kinh doanh bán buôn xăng dầu; sản xuất và cung ứng điện; khai thác, chế biến, cung ứng than, các khoáng sản quan trọng; luyện kim; cơ khí chế tạo; sản xuất xi măng; bưu chính, viễn thông, điện tử; hàng không; hàng hải; đường sắt; hoá chất và phân hoá học; sản xuất một số hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm quan trọng (dệt, giấy, muối, cà phê, cao su, chế biến gỗ, rượu, bia, thuốc lá); hoá dược; xây dựng; kinh doanh bán buôn lương thực; ngân hàng; bảo hiểm. 2. Phải có vốn Nhà nước từ 500 tỷ đồng trở lên, đối với ngành đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vốn Nhà nước có thể thấp hơn, nhưng không dưới 100 tỷ đồng. 3. Mức thu nộp ngân sách Nhà nước bình quân của 3 năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở lên, đối với ngành đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ không dưới 10 tỷ đồng. 4. Có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến, chất lượng sản phẩm tốt, hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Những Tổng công ty Nhà nước không đáp ứng bốn điều kiện trên, sẽ được sắp xếp lại theo hướng: sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể. 1.1 Quá trình hình thành và phát triển DNNN Trước hết, do nhu cầu khôi phục lại nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, các DNNN đã được lập ra nhằm thực hiện những dự án lớn tái thiết đất nước, đòi hỏi vốn lớn mà lực lượng tư nhân không đảm trách nổi. Thứ hai, đối với Việt Nam, sau khi giành được độc lập đã thực hiện quốc hữu hoá toàn bộ các xí nghiệp của giai cấp tư bản. Thêm vào đó, thành phần kinh tế quốc doanh được coi là thành phần kinh tế chính, do đó việc quốc hữu hoá này nhằm để phát triển sở hữu công cộng. Thứ ba, cùng với sự phát triển của học thuyết Keynes về vai trò kinh tế của Nhà nước, nước ta đã chủ trương thành lập các DNNN để cung cấp hàng -7-
  13. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - hoá công cộng, tạo việc làm, phân phối thu nhập, xóa bỏ độc quyền, thực hiện công bằng xã hội cũng như tạo thực lực kinh tế mạnh để can thiệp thị trường, điều tiết kinh tế vĩ mô. DNNN đượcgiao nhiệm vụ không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn các nhiệm vụ xã hội. Thứ tư, với yêu cầu thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, đi tắt đón đầu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, thì quá trình này đòi hỏi một lượng vốn rất lớn và rủi ro cao khiến các doanh nghiệp tư nhân không thể hoặc không muốn tham gia. Do đó, các DNNN đóng vai trò là các đầu tầu dẫn dắt nền kinh tế. Cuối cùng, nắm giữ các ngành công nghiệp đặc biệt để thực hiện các mục tiêu hay lợi ích quốc gia là yêu cầu cần thiết để điều khiển nền kinh tế. 1.2 Vai trò chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế. Kinh tế quốc doanh đóng vai trò một công cụ kinh tế, một lực lượng vật chất trong tay Nhà nước để Nhà nước trực tiếp khống chế và điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo các chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, kinh tế quốc doanh đóng vai trò hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển theo đúng định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. DNNN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và các mặt hoạt động chính trị xã hội. Với 5700 “DNNN hiện nắm 60% tài sản sản xuất của đất nước, tạo ra 30% GDP sử dụng 1,9 triệu lao động trên tổng số 38 triệu lao động cả nước”. (Số liệu của ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp). Hơn nữa, kinh tế quốc doanh có nhiệm vụ điều chỉnh, san lấp các lỗ hổng do cơ chế thị trường, tạo ra các lĩnh vực cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội, như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường dù khả năng sinh lời thấp, không hấp dẫn khu vực tư nhân. Xét về tiềm năng thì DNNN là rất to lớn và có vị trí rất quan trọng việc phát triển kinh tế của đất nước. Bất cứ một tác động nào vào lực lượng này -8-
  14. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - cũng sẽ đem tới một tác động không nhỏ tới nền kinh tế chính trị- xã hội của đất nước. 1.3 Thực trạng hoạt động của các DNNN Trước đây, DNNN đã có một thời kỳ hoạt động khá hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội, đóng góp to lớn vào công cuộc công nghiệp hoá đất nước. Tuy nhiên do cơ chế quản lý theo kiểu cấp phát, tập trung kéo dài đã làm triệt tiêu động lực sản xuất kinh doanh, cho nên các DNNN sau đó cũng tỏ ra trì trệ, kém hiệu quả, không cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, mặc dù, những doanh nghiệp này được ưu ái rất nhiều từ phía Nhà nước về các mặt: vốn đầu tư, ưu đãi độc quyền, đơn hàng, trợ cấp... Nhiều doanh nghiệp được thành lập ra không những không thực hiện được mục tiêu của mình mà còn trở thành những “máy tiêu tiền” làm suy kiệt nguồn ngân sách vốn hạn hẹp của Nhà nước. Nhưng cũng phải nói thêm rằng, DNNN làm ăn kém hiệu quả không hoàn toàn do các nhà quản lý kém năng lực kinh doanh (rất nhiều người trong số họ là những nhà quản lý giỏi, được đào tạo cẩn thận). Những lý do cơ bản của tình trạng đó như sau: - Một là, các DNNN thường bị đòi hỏi đáp ứng quá nhiều mục tiêu, trong đó có một số mục tiêu mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn, các DNNN phải thu được lợi nhuận tối đa trong khi lại phải đảm bảo việc làm cho một số lượng nhân viên, thường vượt quá mức cần thiết. Hay việc phát triển hoạt động kinh daonh thúc đẩy nền kinh tế phát triển lại phải kèm theo những yeu cầu về công bằng xã hội tránh tình trạng phân cấp giàu nghèo, và ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên. Việc có quá nhiều mục tiêu không chỉ làm cho các nhà quản lý khó tập trung vào mục tiêu hiệu quả kinh doanh mà còn tạo cái cớ cho các nhà quản lý lợi dụng để biện hộ cho các hoạt động kém hiệu quả của DNNN. -9-
  15. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - - Hai là, các DNNN thường phải chịu áp lực quản lý hoặc điều tiết của Chính phủ như giá bán hay nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Họ không được chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, các DNNN còn chịu sự chi phối của không chỉ một cơ quan chủ quản, mỗi cơ quan lại có những yêu cầu riêng về quản lý. Để một quyết đinh kinh doanh được thông qua có khi phải cần sự đồng ý của nhiều cơ quan quản lý, cơ quan liên ngành, liên bộ. Ví dụ như, trong trước đây các DNNN thường hoạt động theo khuynh hướng dây truyền, sẽ có một số công ty chuyên sản xuất nguyên vật liệu, và một số công ty chuyên sản xuất thành phẩm, việc Nhà nước hạn chế đầu vào của các doanh nghiệp khiến cho nguồn nguyên vật liệu hạn hẹp, cộng thêm chỉ có một số nhà cung cấp nên sản phẩm có tính cạnh tranh rất thấp. Thêm nữa việc điều tiết giá đầu ra của Chính phủ khiến cho các doanh nghiệp không những gặp khó khăn trong việc phát triển mà còn sản phẩm của họ sẽ không có đủ tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. - Ba là, các nhà quản lý DNNN không có một cơ chế khuyến khích làm việc. Việc không có một cơ chế rõ ràng nào về thưởng phạt có liên quan đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các phần thưởng nếu có chỉ mang tính hình thức. Ngay cả khi chúng ta muốn khuyến khích DNNN bằng tiền cũng rất khó do mức lương của các công chức Nhà nước là cố định và một sự khen thưởng như vậy rất có thể gây ra sự phản ứng từ công chúng và các doanh nghiệp khác. Các nhà lãnh đạo DNNN cũng ít khi bị trừng phạt như sa thải hay giảm lương một khi doanh nghiệp thua lỗ. Mặc dù làm ăn kém hiệu quả, sự tồn tại của DNNN là không thể thiếu được ở Việt Nam, nhưng cũng không thể để kéo dài tình trạng hoạt động kém hiệu quả hiện nay của chúng. Cụ thể trong thời gian qua tại các DNNN ở Việt Nam: - 10 -
  16. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - - Về hiệu quả kinh doanh. Mặc dù đã được đầu tư và ưu đãi nhiều từ phía Nhà nước, sau nhiều lần sắp xếp tổ chức lại và đổi mới cơ chế, nhưng các DNNN vẫn chưa chứng tỏ được tính hiệu quả của mình so với khu vực tư nhân. Theo đánh giá của ban đổi mới doanh nghiệp Trung ương (02/2002): số DNNN có lãi chiếm khoảng 40%, số DNNN bị lỗ chiếm khoảng 20% (nếu tính đủ khấu hao giá trị tài sản cố định thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ còn lớn hơn), số DNNN còn lại nằm trong tình trạng không ổn định, khi lỗ, khi lãi và lãi cũng không lớn. Tốc độ tăng trưởng bình quân của DNNN: sau một thời gian dài đạt liên tục 13%/năm, đến năm 1998, 1999 tốc độ tăng trưởng chỉ còn 8-9%. Hiệu quả sử dụng vốn giảm rõ rệt. Công nợ trong DNNN tính đến năm 1999 là quá lớn: nợ phải thu chiếm tới trên 60% và nợ phải trả bằng 124% vốn Nhà nước trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ nợ quá hạn, khó đòi chiếm tỷ lệ lớn. Do tình hình tài chính như vậy, Nhà nước đã phải thường xuyên hỗ trợ cho DNNN, miễn giảm thuế, xoá nợ, khoanh nợ, giãn nợ, cho vay vốn tín dụng ưu đãi. Nhưng đáng chú ý là việc hỗ trợ này không mang lại hiệu quả tương ứng, số nộp vào ngân sách Nhà nước ít hơn phần Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp. - Về khả năng cạnh tranh. Các DNNN ta rất yếu kém về khả năng cạnh tranh. Có nhiều ngành, sản phẩm của DNNN phải bảo hộ tuyệt đối (ưu đãi độc quyền) hoặc bảo hộ qua hàng rào thuế quan, trợ cấp (qua ưu đãi tín dụng và bù lỗ, miễn thuế...) nhưng các doanh nghiệp vẫn không chứng tỏ được khả năng cạnh tranh của mình. Theo một số số liệu nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2000 cho thấy, các mặt hàng như thép, xi măng, phân bón, đồ điện gia dụng, kính xây dựng, sứ xây dựng, xe đạp, động cơ nổ…đều được bảo hộ bằng cả công cụ thuế quan và phi thuế quan dẫn đến giá trên thị trường Việt Nam cao hơn quốc tế 10-50% tuỳ từng mặt hàng vào thời điểm đó. Khả năng cạnh - 11 -
  17. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - tranh kém của các DNNN thể hiện ngay trên thị trường nội địa: ở những ngành có khả năng sinh lợi, thị phần của các DNNN có xu hướng giảm sút nhường chỗ cho khu vực đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân, ví dụ như ngành du lịch là một điển hình. Khả năng cạnh tranh kém của các DNNN trong điều kiện Việt Nam đang thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế có nguy cơ dẫn đến tình hình Nhà nươcsẽ phải chịu chi phí rất lớn trong tương lai để trợ cấp, duy trì các DNNN. - Về cơ cấu DNNN. Khu vực DNNN có cơ cấu còn bất hợp lý. Cơ cấu ngành, vùng, quy mô còn bất hợp lý đều chưa được chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại. Trước hết, tỷ trọng DNNN (xét về số lượng) ở khu vực nông nghiệp (25%) và thương mại, dịch vụ (40%) là quá lớn trong khi một cơ cấu hợp lý đòi hỏi DNNN chủ yếu phải tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo. Cơ cấu cấp quản lý cũng là bất hợp lý ở chỗ tỷ trọng doanh nghiệp thuộc địa phương quản lớn. Về quy mô, tính đến năm 1999, doanh nghiệp có quy mô dưới 5 tỷ đồng chiếm 65%, trong đó gần 3/4 là doanh nghiệp địa phương, còn có tới 23% doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng. Số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng chiếm 21%. (theo số liệu kinh tế Việt Nam trong những năm đổi mới, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2001). Với một cơ cấu bất hợp lý như nêu trên DNNN khó có thể thực hiện đầy đủ các chức năng và kỳvọng về vai trò mà Đảng và Nhà nước mong đợi. 2. Một số nét về công ty cổ phần 2.1 Công ty cổ phần và đặc điểm của công ty cổ phần. 2.1.1 Công ty cổ phần Quá trình CPH về thực chất là một quá trình chuyển đổi sở hữu từ một chủ sở hữu thành nhiều chủ sở hữu (Cổ đông). CPH nói chung có thể diễn ra tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh và tại các DNNN. CPH là quá trình đa dạng hoá sở hữu doanh nghiệp. - 12 -
  18. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - Trong điều kiện ở DNNN thì CPH là quá trình chuyển một phần tài sản chung của xã hội thành tài sản của cá nhân. Thực hiện CPH tạo ra khả năng đa dạng hoá sở hữu trong Doanh nghiệp, thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước vào việc trang bị lại kỹ thuật, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, đồng thời tạo ra sự thay đổi cơ bản về phương thức quản lý Doanh nghiệp. Nhờ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Công ty cổ phần là công ty mà trong đó vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số cổ phần mà họ đã mua của công ty. 2.1.2 Đặc điểm của công ty cổ phần: - Về mặt pháp lý: Công ty cổ phần là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân mà vốn kinh doanh do nhiều người đóng góp dưới hình thức cổ phần. Các cổ đông là người cấp vốn cho Công ty - chỉ có trách nhiệm với cam kết tài chính của Công ty trong giới hạn với số tiền mà họ đóng góp dưới hình thức cổ phiếu, nghĩa là các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong số tiền mà họ đã bỏ ra. Do đó, chế độ chịu trách nhiệm của Công ty cổ phần là chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn, nhờ đặc điểm này nó khắc phục được những trở ngại quan trọng là mạo hiểm đầu tư kinh doanh. Trong lúc các hình thái doanh nghiệp khác không dám mạo hiểm thực hiện các dự án kinh doanh có quy mô lớn, bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu, công ty đã thu hút được nhiều vốn đầu tư mà không làm cho Chủ đầu tư e ngại về rủi ro đối với toàn bộ tài sản của mình. Hơn nữa nó cho phép khắc phục phần lớn trở ngại của hình thức doanh ngiệp chung vốn, nó tạo cho doanh nghiệp một hình thái pháp lý để huy động vốn dư thừa trong xã hội. - Về mặt tài chính: - 13 -
  19. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - Đặc trưng cơ bản có tính quyết định để phân biệt Công ty cổ phần với các hình thức tổ chức kinh tế khác là vốn của Công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị của mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Cổ phần là phần vốn cơ bản của Công ty, cổ phần chứng minh tư cách thành viên của các cổ đông, cổ phần được biểu hiện về hình thức bằng cổ phiếu. Đặc điểm tài chính của Công ty cổ phần còn thể hiện ở huy động vốn để tăng cường nguồn vốn kinh doanh của công ty, ngoài cách huy động vốn thuần tuý mà các doanh nghiệp khác vẫn làm, Công ty cổ phần còn tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu. Cách thu gom vốn tạo khả năng cho Công ty huy động nguồn vốn lớn và nhanh hơn nhiều so với việc tích tụ vốn từ lợi nhuận không chia. Chính sách lợi tức cổ phần cũng là một đặc trưng trong hoạt động tài chính của Công ty. Việc lựa chọn chính sách lợi tức cổ phần có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Khả năng đầu tư và khả năng tăng trưởng phụ thuộc vào quy mô lợi nhuận để lại sau khi chia và đặc biệt là khả năng huy động vốn trên thị trường vốn, việc tăng vốn tự tích luỹ từ lợi nhuận cũng làm tăng giá trị của Công ty. - Về mặt sở hữu: Công ty cổ phần đã thực hiện việc tách quan hệ sở hữu ra khỏi quyền quản lý và sử dụng, tạo ra một hình thức xã hội sở hữu của đông đảo công chúng ở một bên, còn bên kia là tầng lớp những nhà quản trị kinh doanh sử dụng vốn cho các hoạt động kinh doanh. Những ngươi đóng vai trò chủ sở hữu của Công ty cổ phần thường không trực tiếp đứng ra kinh doanh mà uỷ thác chức năng đó cho bộ máy quản lý của Công ty. Bản thân công ty được pháp luật thừa nhận như một pháp nhân được lập tách rời khỏi cá nhân góp vốn và kiểm soát. Nhờ đó công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh dưới danh nghĩa của chính mình và nhận trách nhiệm đến cùng với cam kết tài - 14 -
  20. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - chính của công ty. Chủ sở hữu chỉ thực hiện quyền sở hữu của mình trên các phương diện sau: o Thu lợi tức cổ phần trên cơ sở hoạt động của Công ty. o Tham gia Đại hội cổ đông để quyết định những vấn đề có tính chất chiến lược của công ty như: Thông qua điều lệ, phương án xây dựng và phát triển của công ty, quyết toán tài chính, bầu hoặc bãi miễn thành viên của Hội đồng quản trị và các kiểm soát viên. o Mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Với số lượng cổ đông đông đảo và số lượng vốn rất lớn, Công ty cổ phần đã hạn chế được sự lũng đoạn của một vài cá nhân. Đối với những công ty có nhiều cổ đông sẽ làm cho khả năng chi phối của một vài cá nhân là khó có thể xảy ra. Bởi vì, muốn chi phối được Công ty đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn (Chiếm từ 50% cổ phần trở lên). Điều này rất khó đối với mỗi cá nhân, mặt khác khi góp lượng vốn lớn thì mức độ rủi ro cũng tăng lên một cách tương ứng, nên thực tế cho thấy chỉ có Nhà nước mới có khả năng thực hiện sự chi phối này nếu thực sự thấy cần thiết. - Về mặt tổ chức: Công ty cổ phần phản ánh rõ đặc điểm về sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý kinh doanh. Do tính chất nhiều chủ sở hữu nên các cổ đông không thể thực hiện trực tiếp vai trò chủ sở hữu của mình mà phải thông qua tổ chức đại diện làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý công ty. Như vậy việc quản lý điều hành công ty cổ phần được đặt dưới quyền bốn cấp: o Đại hội cổ đông hoặc Đại hội đại biểu cổ đông o Hội đồng quản trị o Giám đốc điều hành o Các kiểm soát viên hoạt động theo luật công ty. - 15 -
nguon tai.lieu . vn