Xem mẫu

PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang đạt được rất nhiều thành công trong công cuộc CNH – HĐH

trong những năm gần đây, những thành công đó đã nâng dần vị trí của nước ta so với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Thành công nổi bật nhất được đánh dấu bằng
việc nước ta chính thức là thành viên thứ 150 của WTO vào tháng 12/2007. Tham gia
vào WTO là tham gia vào một sân chơi công bằng và bình đẳng, ở đó hứa hẹn rất

uế

nhiều cơ hội đồng thời cũng gặp rất nhiều khó khăn và thách thức cần phải vượt qua.
Để tận dụng được các cơ hội thì cần phải đổi mới nền kinh tế theo xu hướng hợp lý

H

hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Nước ta trải qua một thời kỳ dài ảnh hưởng của chế độ phong kiến, của nền kinh

tế

tế qua liêu bao cấp đã thiếu đi tính tự chủ, độc lập sáng tạo. Nếp sống đó vẫn còn tiềm
ẩn, luẩn khuất trong tâm trí của đại đa số suy nghĩ của con người Viêt Nam. Đó là vật

in

h

cản ngăn sự phát triển, làm tụt hậu nền kinh tế nước ta với các nước trong khu vực và
trên thế giới. Muốn giải quyết vấn đề đó thì ngay từ lúc này chúng ta phải thay đổi

cK

cách nghĩ, cách làm, thông qua cơ chế, chính sách thích hợp của nhà nước. Do đó
chúng ta cần phải thực hiện công cuộc CNH – HĐH để tạo tiền đề cho sự phát triển
vững mạnh của đất nước.

họ

Đô thị hóa và công nghiệp hóa sẽ làm mất dần ruộng đất nông nghiệp, nhưng
không có nghĩa nông nghiệp bị thu hẹp hoặc xóa bỏ trong xã hội hiện đại. Chuyển dịch

Đ
ại

cơ cấu (CDCC) nông nghiệp, nông thôn là cách thức ứng xử tích cực để tiếp tục tồn tại
và phát triển phù hợp trong bối cảnh mới. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung
và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng đang là vấn đề đang được quan tâm hiện nay
của nhiều nước trên thế giới nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta.
Đảng và nhà nước ta đã đưa ra những hành động cụ thể, thiết thực để thay đổi tỷ lệ
lượng, chất trong cơ cấu kinh tế nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, đồng thời
hướng nền kinh tế theo hướng thị trường có sự định hướng của nhà nước. Trong phát
triển nông nghiệp thì chuyển dịch cơ cấu là một nội dung không thể thiếu vì nước ta có
trên 70% dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nhằm đưa ra cơ cấu kinh tế phù hợp với từng vùng, từng lĩnh vực và từng địa phương

1

là một vấn đề cấp bách trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta trong thời gian
tới. Để tiếp tục đưa nông nghiệp và nông thôn phát triển vững chắc trong quá trình hội
nhập, Nghị quyết 09/2000/NQ - CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ đã nhấn
mạnh vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nhằm mục tiêu
xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa mạnh, đa dạng, có chất lượng, hiệu quả cao
và bền vững dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ
nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị

uế

trường quốc tế; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn, nâng cao
thu nhập và đời sống của nông dân, thực hiện tốt các nhiệm vụ do Đại hội Đảng lần

H

thứ IX đã đề ra.

Xã Thuỷ Tân, Thị xã Hương Thủy,Tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm năm qua

tế

tăng trưởng với tốc độ khá cao, nông nghiệp phát triển cơ bản toàn diện, phong trào
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được đẩy mạnh, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

h

được duy trì, từng bước phát huy lợi thế, tiềm năng trên địa bàn, huy động được vốn

in

đối ứng của nhân dân tạo nhiều chuyển biến mới về xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH.

cK

Điều này giúp phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân ở đây. Bên cạnh đó
cũng đặt ra những thách thức mới là làm sao huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn
lực, phát triển kinh tế một cách hợp lý trong tất cả các ngành các lĩnh vực. Việc xác

họ

định được một cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ giúp xã phát triển toàn diện.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là con đường giúp cho nông nghiệp,

Đ
ại

nông dân, nông thôn đạt những kết quả cao. Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi mạnh
dạn nghiên cứu đề tài:
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở xã Thủy Tân, Thị xã Hương

Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế”

2.

Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp.
- Đánh giá thực cơ cấu nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu.

2

- Đề xuất những giải pháp khắc phục những khó khăn đồng thời đưa ra những
hành động cụ thể nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý hơn.
3.

Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm

nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong mối liên hệ với chuyển dich cơ cấu kinh tế
chung.
4.

Phương pháp nghiên cứu

Thủy Tân cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

uế

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp xã

H

- Phương pháp thống kê phân tích kinh tế để đánh giá thực trạng và phân tích
các nhân tố cho phép chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo định hướng đã xác định.

tế

- Phương pháp tổng hợp thống kê để hệ thống hóa các tài liêu.

5.

Phạm vi nghiên cứu

in

cấu kinh tế nông nghiệp

h

- Phương pháp so sánh, phân tích để đánh giá thực trạng quá trình chuyển đổi cơ

bàn xã Thủy Tân.

cK

+ Về không gian: Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa

Đ
ại

họ

+ Về thời gian: Số liệu phân tích năm 2007- 2010

3

Phần 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, nội dung, ý nghĩa của cơ cấu kinh tế.
1.1.1.1. Khái niệm

uế

 Cơ cấu kinh tế

Về mặt triết học, cơ cấu kinh tế là một phạm trù phản ánh cấu trúc bên trong của

H

một đối tượng, là một tập hợp những mối quan hệ cơ bản tương đối ổn định giữa các
yếu tố cấu thành đối tượng đó trong thời gian nhất định.

tế

Về mặt kinh tế, cơ cấu kinh tế là một phạm trù phản ánh cấu trúc trong quá trình

h

tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế, được thể hiện trong mối quan hệ kinh tế - xã hội,

in

hình thành và vận động theo quan hệ nhất định về chất lượng và số lượng.
Cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.

cK

Xem xét cơ cấu kinh tế là xem xét cấu trúc bên trong của quá trình tái sản xuất và mở
rộng của nền kinh tế thông qua các mối quan hệ kinh tế. Đó là quan hệ về lượng và

họ

chất. Còn qúa trình sản xuất xã hội bao gồm toàn bộ quan hệ sản xuất tồn tại thích ứng
với trình độ phát triển nhất định của lược lượng sản xuất cơ cấu kinh tế của một xã hội
luôn chịu ảnh hưởng bởi quan hệ, giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất của nền

Đ
ại

kinh tế. Mối quan hệ kinh tế đó không phải những quan hệ riêng lẻ, tách rời của các bộ
phận kinh tế mà là những quan hệ của các bộ phận cấu thành kinh tế như: Quan hệ
giữa các ngành kinh tế (nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ …), giữa các vùng kinh tế
,giữa các thành phần kinh tế…Những quan hệ này là những quan hệ về mặt lượng lẫn
mặt chất.
Trong phạm vi của mỗi quốc gia thì cơ cấu kinh tế là biểu hiện tập trung của
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Ở mỗi vùng, mỗi ngành lại có cơ cấu kinh tế
riêng tùy theo điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể.
Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm về cơ cấu kinh tế như sau:

4

“Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các
thành nền kinh tế trong điều kiện thời gian và không gian nhất định của nền kinh tế”
 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản của nền kinh tế. Nền nông
nghiệp của mỗi quốc gia được cấu thành bởi các ngành sản xuất cụ thể, các vùng sản
xuất nông nghiệp, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là bộ phận cấu thành rất quan trọng của cơ cấu kinh

uế

tế quốc dân, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước
ta.

H

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tổng thể các quan hệ kinh tế đó là các mối
quan hệ tỷ lệ về số lượng, chất lượng và các quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các bộ

tế

phận cấu thành nền nông nghiệp bao gồm các ngành sản xuất nông nghiệp, các vùng
sản xuất nông nghiệp và các thành phần kinh tế trong nông nghiệp của một quốc gia,

h

hay một vùng, một địa phương. Tập hợp những loại cây trồng, vật nuôi trên một địa

in

bàn trong một thời gian, tỷ lệ giống khác nhau của một cây trồng, vật nuôi trong một

1.1.1.2.

cK

chu kỳ sản xuất.

Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Từ các khái niệm cơ bản nêu trên về cơ cấu kinh tế nói chung, cũng như cơ cấu

họ

kinh tế nông nghiệp nói riêng. Có thể rút ra các trưng chủ yếu của cơ cấu kinh tế nông
nghiệp như sau:

Đ
ại

 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính khách quan:
Được hình thành do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động

xã hội chi phối. Với một trình độ xã hội phát triển nhất định của lực lượng sản xuất thì
sẽ có một cơ cấu kinh cụ thể tương ứng. Một cơ cấu kinh tế được gọi là hợp lý thì bao
giờ cũng phù hợp với nhận thức đúng đắn các quy luật khách quan để tìm ra một
phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách có hiệu quả nhất.
 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính lịch sử và xã hội nhất định.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ kinh tế được xác lập
theo những tỷ lệ nhất định về mặt lương trong thời gian nhất định. Tại những thời
điểm đó, do điều kiện cụ thể về kinh tế, xã hội và tự nhiên các tỷ lệ đó được hình thành

5

nguon tai.lieu . vn