Xem mẫu

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN 18/5

Lễ khánh thành Trụ sở làm việc Trung tâm KHXN&NV Nghệ An (năm 2012)

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

ới vai trò cung cấp tư
liệu và luận cứ khoa
học, phục vụ xây dựng
chính sách, quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và phát huy các
giá trị văn hóa của tỉnh, lĩnh vực
khoa học xã hội và nhân văn
(KHXH&NV) đang ngày càng
được quan tâm, đầu tư phát triển,
nhất là trong xu thế hội nhập hiện
nay. Được thành lập từ năm 2007,
sau 9 năm xây dựng và trưởng
thành, Trung tâm KHXH&NV Nghệ
An đã gặt hái được những thành
tích đáng ghi nhận, ngày càng
khẳng định được vị trí trong sự
phát triển chung của tỉnh. Nhân
Ngày KH&CN Việt Nam 18/5, Tạp
chí KH&CN Nghệ An đã có cuộc
phỏng vấn ngắn với ông Nguyễn
Quốc Hồng - Giám đốc Trung tâm
KHXH&NV Nghệ An để nhìn lại
những kết quả đạt được cũng
như định hướng phát triển trong
giai đoạn mới.

V

SỐ 5/2016

Tạp chí KH&CN Nghệ An: Trong thời gian qua, là đầu
mối về lĩnh vực KHXH&NV của tỉnh, Trung tâm đã triển khai
nhiều hoạt động đáng chú ý. Ông có thể điểm lại một số thành
quả tiêu biểu và đánh giá ngắn gọn về những đóng góp tích
cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh?
Ông Nguyễn Quốc Hồng: Trung tâm KHXH&NV ra đời
từ tháng 4/2007, đến nay đã được 9 năm. Từ khi thành lập đến
nay, Trung tâm triển khai các hoạt động trên 4 phương diện:
Thứ nhất, nghiên cứu các đề tài khoa học, đến nay đã hoàn
thành 11 đề tài khoa học cấp tỉnh do Trung tâm vừa chủ trì
vừa chủ nhiệm. Ngoài ra có nhiều đề tài khác Trung tâm tham
gia với tư cách cơ quan chủ trì. Trong các đề tài nghiên cứu
khoa học, đáng chú ý, để lại dấu ấn là những đề tài như:
Nghiên cứu xác định các sản phẩm chiến lược của Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến 2020; Bảo tồn và phát huy
dân ca xứ Nghệ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Phát
huy văn hóa làng trong xây dựng nông thôn mới. Những đề
tài nghiên cứu về miền Tây Nghệ An đem lại cách nhìn mới
cho các nhà lãnh đạo đối với khu vực miền Tây, cả tiềm năng,
nguồn lực về con người và nguồn lực về thiên nhiên. Lĩnh vực
thứ hai chúng tôi cũng rất chú trọng đó là tổ chức các hội thảo
khoa học. Trong 9 năm đã tổ chức được 13 hội thảo khoa học
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[11]

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN 18/5
được đánh giá cao, các cuộc hội
thảo đã góp phần giải quyết
những vấn đề thực tiễn đặt ra
như: phát triển miền Tây Nghệ
An, kinh tế biển đảo, nâng cao
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh…
Sau các cuộc hội thảo, Tỉnh
thông báo kết luận và phân công
nhiệm vụ cho các ngành. Lĩnh
vực thứ ba chúng tôi triển khai
là thực hiện các cuộc điều tra xã
hội học và xây dựng cơ chế
chính sách cho tỉnh, cũng để lại
nhiều dấu ấn. Ví dụ điều tra xã
hội học về cải cách hành chính,
về đời sống của đồng bào bị thu
hồi đất...
Qua 9 năm hoạt động,
Trung tâm đã có những đóng
góp đáng kể cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Thứ
nhất là cung cấp những luận cứ
khoa học để xây dựng cơ chế
chính sách phát triển kinh tế xã hội; Thứ hai là làm sáng tỏ
thêm những vấn đề của lịch sử,
văn hóa và kết nối giữa quá
khứ với hiện tại trong điều kiện
môi trường phát triển mới của
Nghệ An. Thứ ba, góp phần
chuyển biến nhận thức của lãnh
đạo và nhân dân về vai trò và
giá trị to lớn của văn hóa xứ
Nghệ trong phát triển kinh tế
xã hội.
Còn một nội dung rất quan
trọng và là một trong những
điểm tựa cho Trung tâm phát
triển, đó là Trung tâm đã xác
định và khâu nối được các mối
quan hệ với các Viện nghiên
cứu, trường đại học, chuyên gia
ở Trung ương, ở các tỉnh bạn và
trong tỉnh nghiên cứu về các
vấn đề KHXH&NV Nghệ An.
Ví dụ: năm 2012, đã tham mưu
cho tỉnh ký một chương trình
hợp tác giữa UBND tỉnh Nghệ
An với Viện Hàn lâm khoa học
SỐ 5/2016

Việt Nam nghiên cứu về những
vấn đề KHXH&NV Nghệ An.
Sau ký kết, nhiều nhà khoa học
có uy tín ở Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh và tỉnh bạn đã đến với
Nghệ An và nghiên cứu về
Nghệ An, từ đó có những công
trình rất tốt như: Khung chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh từ năm 2015-2020 và
tầm nhìn đến năm 2030, là cơ sở
khoa học để xây dựng Nghị
quyết Đại hội Tỉnh đảng bộ lần
thứ 18; Bộ giải pháp huy động
nguồn lực người Nghệ trong và
ngoài nước để về xây dựng
Nghệ An.
Trung tâm đã đề xuất với
tỉnh và khâu nối các nhà khoa
học triển khai những công trình
lớn, có giá trị về lịch sử văn
hóa. Nghệ An là tỉnh đầu tiên và
duy nhất đến thời điểm này biên
soạn được bộ Nghệ An toàn chí,
bộ Lịch sử Nghệ An từ khởi thủy
đến 2005, bộ Lịch sử quân sự
Nghệ An, đã tổng kết, đánh giá,
tư liệu hóa, thâu gom những giá
trị, những tư liệu về
KHXH&NV để lại cho thế hệ
sau. Đó là những đóng góp đáng
kể của Trung tâm cho sự ra đời
các công trình đồ sộ trên.
Tạp chí KH&CN Nghệ An:
Trung tâm là cầu nối để huy
động đội ngũ trí thức, những
người làm khoa học trong toàn
tỉnh, tạo nên sức mạnh tổng hợp
trong nghiên cứu, xây dựng
những công trình KHXH&NV
có giá trị lớn. Trong quá trình
đó, chắc chắn Trung tâm cũng
có những thuận lợi cũng như
khó khăn riêng?
Ông Nguyễn Quốc Hồng:
Thực sự làm được những nội
dung đó cũng không hề dễ dàng.
Lúc mới thành lập, Trung tâm
chỉ vỏn vẹn 7 con người, chủ

yếu mới ra trường, thậm chí khi
tiếp xúc với các giáo sư còn
đang e sợ. Nhưng có một điều
rất may mắn là chúng tôi nhận
được sự quan tâm chỉ đạo sát
sao, tạo mọi điều kiện thuận lợi
của lãnh đạo tỉnh, của Sở
KH&CN. Bên cạnh đó, lòng
đam mê và trách nhiệm của các
nhà khoa học thành danh, dù
tuổi cao, sức yếu vẫn say mê,
đau đáu những vấn đề
KHXH&NV của tỉnh chính là
điểm tựa để lớp trẻ vừa làm,
vừa học. Đội ngũ cán bộ trẻ tuy
còn non về kiến thức và
phương pháp nhưng tràn đầy
nhiệt huyết, chịu khó học hỏi,
qua quá trình cọ xát, dần
trưởng thành, lớn lên về nhận
thức, phương pháp làm việc và
tạo dựng các mối quan hệ.
Khó khăn thì ngay trong
thuận lợi đã hàm chứa những
khó khăn. Khó khăn thứ nhất là
lúc mới thành lập, đội ngũ cán
bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm, điều
kiện cơ sở vật chất thiếu thốn,
không đáp ứng được yêu cầu
của môi trường nghiên cứu khoa
học. Khó khăn thứ hai là đánh
giá về hiệu quả hoạt động của
KHXH&NV của nhiều cấp
ngành và một số đồng chí lãnh
đạo chưa được thấu đáo, nói
cách khác, chưa hiểu được vai
trò ý nghĩa của KHXH&NV, đòi
hỏi hiệu quả tức thời, chưa thấy
được hiệu quả thì cảm thấy lãng
phí, tại sao không đầu tư vào
những lĩnh vực cụ thể tạo ra sản
phẩm nhanh, rõ. Đấy cũng là
một bất lợi. Thứ ba, trong lĩnh
vực này, để tập hợp, kết nối, có
một sự thống nhất tương đối
giữa các nhà khoa học với nhau
cũng cực kỳ khó vì quan điểm,
nhìn nhận về lĩnh vực này cũng
có nhiều điểm khác nhau.
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[12]

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN 18/5
Nhưng vượt lên tất cả những khó khăn đó,
Trung tâm KHXH&NV Nghệ An đã từng
bước khẳng định vị trí của mình.
Tạp chí KH&CN Nghệ An: Xét đến
cùng, tất cả các vấn đề hiện nay đều cần có
sự vào cuộc của KHXH&NV. Tuy nhiên,
hiệu quả của KHXH&NV không phải tức
thời mà mang tính chiến lược lâu dài. Vì
thế, có ý kiến cho rằng trong bối cảnh hội
nhập hiện nay, rất nhiều những yêu cầu cấp
bách trước mắt cần phải ưu tiên tập trung
đầu tư, quan tâm như thu hút đầu tư, phát
triển kinh tế hội nhập…, KHXH&NV thì lâu
dài, từ từ sẽ làm cũng được. Quan điểm của
ông về vấn đề này?
Ông Nguyễn Quốc Hồng: Theo tôi,
chúng ta không nên dùng từ “hiệu quả” đối
với KHXH&NV mà nên diễn đạt là “tác
động” của KHXH&NV lên các lĩnh vực.
KHXH&NV nghiên cứu con người, xây
dựng cơ chế chính sách… Tác động này có
thể hiểu nó từ từ thấm dần từng bước, có
những cái hàng chục năm sau mới thấy
được hiệu quả. Về vấn đề nêu trong câu hỏi,
quả thực, hiện nay, không ít người, kể cả
một số nhà quản lý, hoạch định chính sách
cũng nghĩ như thế. Nhưng theo tôi, quan
điểm đó chỉ đúng một nửa. Có thể nói trong
thời điểm hiện nay, chúng ta đang từng
bước hội nhập sâu và đang tìm mọi giải
pháp để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và
xem tăng trưởng kinh tế là quan trọng nhất.
Nhưng phát triển không đơn thuần là đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng, phát triển là sự
tiến bộ toàn diện từ kinh tế, văn hóa, xã
hội.. . Phải hiểu rằng trong quá trình phát
triển kinh tế, khoa học kỹ thuật là chìa
khóa, là động lực để thúc đẩy tăng trưởng.
Điều này ai cũng thừa nhận vì nó dễ thấy.
Nhưng KHXH&NV là khoa học vì con
người, nghiên cứu con người, nếu chúng ta
bỏ quên điều này thì hoàn toàn sai lầm, vì
để có một môi trường nhân văn, để khai
thác, khơi dậy được tiềm năng, giá trị to lớn
nhất của con người thì không có gì thay thế
được KHXH&NV. Thực tiễn đã chứng
minh, trong thời đại ngày nay, có những giá
trị truyền thống đang bị đảo lộn, có những
giá trị đạo đức đang bị xuống cấp…, đó đều
SỐ 5/2016

Bộ sách Nghệ An toàn chí (7 tập)

Lễ ký kết hợp tác nghiên cứu KHXH&NV
giữa uBND tỉnh Nghệ An với Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Hội thảo khoa học “Đánh giá hiệu quả chính sách
xóa đói giảm nghèo ở các huyện miền Tây Nghệ An”

Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[13]

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN 18/5
là những vấn đề của
KHXH&NV. Nếu như tăng
trưởng bằng mọi giá thì sẽ đánh
mất rất nhiều thứ mà có thể đó là
những thứ quý giá nhất. Tăng
trưởng phải bền vững, tăng
trưởng phải gắn với môi trường
nhân văn, tăng trưởng vì mục
đích con người, nếu nhận thức
như thế thì KHXH&NV lại vô
cùng quan trọng trong thời điểm
hiện nay và cần phải ưu tiên.
Tạp chí KH&CN Nghệ An:
Hiện nay, trước yêu cầu hội
nhập, Đảng và nhà nước chủ
trương tái cơ cấu mạnh mẽ, toàn
diện nền kinh tế đất nước. Trong
bối cảnh đó, ở phạm vi địa
phương, theo ông, thời gian tới,
KHXH&NV tỉnh ta nên tập trung
nghiên cứu những vấn đề gì?
Ông Nguyễn Quốc Hồng:
Hiện nay, cả nước nói chung và
Nghệ An nói riêng đang từng
bước hội nhập sâu vào kinh tế
quốc tế. Hội nhập sâu đòi hỏi rất
nhiều nguồn lực nội tại. Như
thế, ngoài chuyện phát triển
kinh tế, lĩnh vực KHXH&NV,
theo tôi, phải đi vào tổng kết
một cách khoa học thực tiễn của
quá trình phát triển, đặc biệt là
30 năm đổi mới trên đất Nghệ
An, từ đó, đề xuất những luận
cứ khoa học cho cấp ủy và
chính quyền của tỉnh để hoạch
định chủ trương, chính sách
phát triển. Ví dụ: nghiên cứu
phát huy nguồn lực người
Nghệ, trả lời câu hỏi tại sao
người Nghệ rời quê hương thì
rất phát triển, ở lại thì không
phát huy được? Điều đó phải
tìm ra được nguyên nhân, bởi
muốn phát triển, hội nhập thì
phải dựa vào nguồn lực to lớn là
con người, từ đó đề ra chính
sách thu hút người Nghệ ở các
SỐ 5/2016

miền đất nước và nước ngoài về
xây dựng quê hương. Một vấn
đề nữa là tại sao nguồn lực như
thế, tài nguyên nhiều, vị trí địa
lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng giao
thông tốt nhưng Nghệ An vẫn là
một tỉnh nghèo? Phải có tổng
kết, đề xuất những giải pháp
mang tính chiến lược.
Thứ hai là đi vào nghiên
cứu những vấn đề cấp thiết mà
thực tiễn đang đặt ra. Ví dụ: vấn
đề phân tầng xã hội, công tác
dân tộc và tôn giáo, môi trường
đầu tư, chuỗi giá trị các sản
phẩm, kinh tế vùng và các vùng
kinh tế, vì sao người lao động
Nghệ An bị phân biệt đối xử ở
các Khu công nghiệp?… Đó là
những vấn đề cuộc sống đặt ra
rất nóng hổi cần có nghiên cứu
để đề xuất giải pháp.
Tạp chí KH&CN Nghệ An:
Năm 2017 sẽ kỷ niệm 10 năm
thành
lập
Trung
tâm
KHXH&NV, là người gắn bó
với Trung tâm ngay từ những
ngày đầu, ông có thể chia sẻ
một vài cảm xúc cũng như mong
muốn
đối
với
ngành
KHXH&NV tỉnh ta?
Ông Nguyễn Quốc Hồng:
Tôi có suy tư thế này, dẫu khó
như đã trình bày nhưng có một
điều rất mừng là trong những
nhà nghiên cứu, làm công tác
KHH&NV của tỉnh ta, kể cả đội
ngũ những nhà khoa học thành
danh và những thế hệ kế tiếp
vẫn tâm huyết, luôn đau đáu tìm
cách để khẳng định vị thế của
KHXH&NV Nghệ An - mảnh
đất sản sinh ra nhiều giá trị văn
hóa, lịch sử. Được tham gia
nghiên cứu, bảo tồn, lưu giữ các
giá trị văn hóa - lịch sử - con
người xứ Nghệ cho các thế hệ
sau, được sống trong môi trường

làm việc đó, và luôn được động
viên khuyến khích là điều tôi
mừng nhất. Mừng cho Trung tâm
và cũng mừng cho nhân dân xứ
Nghệ - vừa là mảnh đất màu mỡ
về KHXH&NV vừa là nơi sản
sinh ra đội ngũ nghiên cứu khoa
học đầy tâm huyết. Tôi tin rằng
điều đó sẽ tiếp tục được giữ gìn,
phát triển.
Tôi cũng có một điều băn
khoăn, đó là, sự hẫng hụt của
các thế hệ nghiên cứu về lĩnh
vực KHXH&NV ở Nghệ An đã
nhìn thấy rõ. Thời gian gần
đây, rất nhiều nhà khoa học
thành danh đã ra đi như thầy
Hoàng Văn Lân, thầy Ninh Viết
Giao, thầy Nguyễn Nhã Bản,
thầy Phan Văn Ban…, tìm
được những người có gia tài về
tư liệu như thế, tâm huyết như
thế, đam mê như thế thì rất
khó. Đội ngũ kế cận để tìm ra
những người có đam mê, có
tâm huyết chỉ đếm trên đầu
ngón tay mà lĩnh vực này nếu
không có tâm huyết, không biết
chắt chiu từng tư liệu thì không
thể làm được. Nỗi lo này không
thể giải quyết ngày một ngày
hai, mà phải cả một quá trình.
Việc nhìn nhận tác động của
KHH&NV một cách vội vàng,
chưa thấu đáo của một số nhà
quản lý, thậm chí của một số
người làm khoa học cũng tạo ra
những điều phân tâm. Hy vọng
rằng, thời gian tới, vai trò của
KHH&NV đối với cuộc sống,
đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội, đặc biệt là đối với con
người sẽ được nhận thức một
cách đầy đủ thì KHH&NV sẽ
phát triển tốt hơn.
Tạp chí KH&CN Nghệ An:
Xin cảm ơn ông./.

Lê Hiền (thực hiện)

Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[14]

nguon tai.lieu . vn