Xem mẫu

  1. Khó khăn trong thời gian đầu sau khi sinh Sau chín tháng chờ đợi, đứa con yêu dấu của vợ chồng bạn đã ra đời. Nhưn sau đó bắt đầu thời kỳ khó khăn nhất: bạn bị stress thường xuyên và nhiều vấn đề nảy sinh trong việc nuôi con. Do vậy, bạn cần học cách tự hồi phục và chăm sóc trẻ sơ sinh… Điều quan trọng là Tại sao có những cơn đau người mẹ cần giữ được bụng quặn nhẹ? sự bình tâm sau khi sinh con. Bạn không thể tránh được
  2. chuyện này, tử cung sẽ trở về trọng lượng bình thường (50g) của mình. Vì ngay sau khi sinh con tử cung nặng cả ký. Tử cung co lại nên bạn thấy có những cơn đau quặn nhẹ trong bụng. Cơn đau mạnh hơn khi bạn cho con bú sữa mẹ. Người ta nhận thấy sau lần sinh con thứ hai, tử cung khi co rút đỡ đau hơn nhiều so với lần sinh con đầu. Nếu đau nhiều bạn hãy đến khám ở bác sĩ, họ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau, thuốc chống đau thắt và rút ngắn sự co rút hơn. Đến tuần thứ 6 – 8 tử cung quay về trạng thái bình thường. Một khó chịu khác do sinh con là có chất tiết ra nhiễm máu. Trong 3 ngày đầu mức độ tiết ra nhiều, sau đó giảm đi. Trong thời gian này, không bao giờ được dùng bông thấm đặt trong âm đạo, vì có thể dẫn đến viêm. Chỉ được dùng băng vệ sinh đặt ngoài! Có những người chất tiết ra sẽ hết sau hai tuần, nhưng có người đến 8 tuần mới hết. Không ngồi xuống, không đứng lên được?
  3. Các mô giảm ra mạnh và đau âm ỉ, thậm chí cả khi không bị rách. Nếu bạn che kín vết khâu, sau hơn 3 tuần,bạn sẽ vẫn không ngồi bình thường được. Cần dùng nước rửa chỗ khâu vài lần mỗi ngày. Và nhất định phải dùng thuốc sát trùng để xử lý. Trong nhà hộ sinh, việc này đã có các y tá đảm trách. Thường những cảm giác khó chịu nhất sẽ qua sau 2 – 3 ngày. Làm cho mình cảm thấy thoải mái Tất nhiên cảm giác khi đi đại tiện có thể làm rách các vết khâu, khiến một số người sợ. Hãy tin rằng nỗi sợ như thế không có cơ sở! Có thể dùng khăn giấy giữ chỗ khâu trong quá trình đi đại tiện. Cả việc đi tiểu cũng có thể gặp khó khăn. Sau khi sinh, cần đi tiểu sau mỗi 4 giờ, để tránh viêm phụ khoa. Nếu bạn cảm thấy ngứa nhất định phải báo cho bác sĩ biết, vì đó có thể là dấu hiệu bị viêm. Đau ê ẩm toàn thân
  4. Có cảm giác như đau ê ẩm toàn thân… Nhưng đau hơn cả là các cơ bị căn nhiều khi sinh. Có thể đau cả ở lưng, ở vai và cả ở lồng ngực. Bạn có thể đứng dưới vòi tắm nước nóng hoặc chườm túi nước nóng. Sau vài ngày cơn đau sẽ hết. Tắm nước nóng Mắt đỏ và da “lốm đốm” sau khi sinh sẽ Sau khi sinh lòng trắng trong mắt làm tan biến có thể bị đỏ, trên mặt có nhiều nốt. những cơn đau cơ Đó là do quá căng thẳng khi “vượt bắp. Ảnh: cạn”, các mạch máu đã bị vỡ. Có Inmagine thể chườm nước lạnh lên mắt (trong 10 phút) hay massage mặt một cách nhẹ nhàng. Các biện pháp đó giúp người mẹ được thoải mái hơn. Chăm sóc ngực Sau khi sinh trên vú có những giọt vàng (sữa non) tiết ra từ tuyến sữa. Và đến ngày thứ 3 – 4 mới xuất hiện
  5. sữa. Nếu thấy sữa ít, cần cho con bú nhiều lần hơn. Nếu thấy sữa nhiều quá, hãy uống ít nước đi (không hơn 4 ly mỗi ngày) và cho con bú nhiều lần hơn. Sữa lần đầu có thể xuất hiện vào ban đêm và làm đau ngực. Nếu như trước kia phải dùng tay bóp ngực rất đau để cho ra sữa, thì bây giờ có thể mua dụng cụ hút sữa. Khi mới bắt đầu có sữa, hãy sử dụng áo ngực có phần mở ra được. Thứ nhất, ngực đang to ra trong áo ngực như vậy dễ giữ được hình dạng “cho tương lai” hơn, thứ hai khi mặc áo ngực như thế dễ cho con bú hơn. Cần chú ý phần núm vú vì lúc đầu núm vú có thể bị nứt. Sau mỗi lần cho con bú hãy dùng loại kem hay mỡ chuyên dụng để thoa. Hầu như tất cả các bà mẹ trẻ đều gặp khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ. Điều chủ yếu là cần giữ được sự bình tâm. Thực tế là ngay cả những người có ngực nhỏ thì khi nuôi con, ngực sẽ trở nên rất “ấn tượng”.
nguon tai.lieu . vn