Xem mẫu

  1. Khiến sếp... ''nổi điên'' Những lời từ chối thẳng thừng, những câu góp ý thiếu tế nhị, vô trách nhiệm với công việc là những "chiêu" bạn có thể sử dụng để khiến sếp mình "nổi điên". Khiến sếp... ''nổi điên'' (Ảnh minh hoạ) Lơ là việc mới Khi giao cho bạn một công việc mới, bao giờ sếp cũng sẽ tìm cách thăm dò xem bạn có thể đảm nhận được việc đó hay không. Nếu không thể làm được, bạn hãy tìm cách nói với sếp một cách nhẹ nhàng và chân thành, còn một khi đã nhận công việc thì hãy cố gắng đầu tư thời gian và công sức một chút. Đừng nhận bừa rồi để
  2. đấy, lơ là trách nhiệm. Điều đó sẽ khiến sếp bực mình và nếu có cơ hội lần sau, chắc chắn sếp sẽ bỏ qua bạn đấy. Không feedback Thường xuyên feedback hoặc báo cáo tiến độ công việc với sếp là điều mà bạn nên làm để sếp có thể nắm được mọi việc có đang đi đúng hướng và đạt hiệu quả tốt hay không. Hơn thế, việc này cũng sẽ nhắc sếp để không bị sa đà vào những dự án mới, nhận thêm dự án mới mà bỏ bê công việc đang làm. Như thế, bạn sẽ tạo được lòng tin từ sếp, khiến sếp luôn yên tâm, mối quan hệ giữa bạn và sếp thêm bền vừng. Thông tin "tụt hậu" Khi sếp gọi để hỏi han thông tin công việc đang làm, bạn đừng trả lời vắn tắt, qua loa cho xong chuyện hoặc cung cấp lại những thông tin cũ. Kiểu thông báo với lượng thông tin ít ỏi, nghèo nàn như thế nhiều khi sẽ khiến sếp bực bội và thiếu niềm tin ở bạn. Hãy đưa những thông tin mà sếp đang quan tâm và chắc chắn rằng, sếp cũng đang nhìn nhận về tiến trình thực hiện dự án như bạn vậy. Hỏi quá nhiều Lặp đi lặp lại những câu hỏi giống nhau là điều khiến bạn dễ mất điểm trong mắt sếp bởi vì điều này tạo cảm giác bạn thiếu năng lực và quá máy móc. Hãy lắng nghe thật kỹ khi sếp nói và cố gắng nắm bắt đầy đủ thông tin cần thiết. Nếu sếp giao dự án đó cho bạn, bạn có thể tự tin đưa ra những câu hỏi thật sâu sắc, mang tính chuyên môn cao chứ không phải chỉ lặp lại những câu hỏi nhàm chán quen thuộc.
  3. Làm sếp nổi giận vì những việc không đâu là điều tất cả các nhân viên nên tránh (Ảnh minh hoạ) Cẩu thả Khi bạn đưa cho sếp một bản thuyết trình dự định sẽ trình bày, hãy check thật kỹ và chắc chắn rằng không bị sai những lỗi ngớ ngẩn về câu chữ hoặc lỗi đánh máy bởi điều đó sẽ khiến sếp rất khó chịu. Muốn tạo được niềm tin từ sếp, hãy tập trung và cẩn thận đến từng chi tiết, sự cẩu thả dù chỉ trong giây lát cũng có thể khiến mọi nỗ lực của bạn tan thành mây khói đấy. Bảo thủ Thông thường, các sếp sẽ không ưa những người bảo thủ, trì trệ, biết mình mắc lỗi nhưng không bao giờ chịu nhận để sửa sai mà cứ đổ lỗi vòng vo. Tìm cách thanh minh khi hiệu quả công việc thấp là điều thiếu trung thực và ít chuyên nghiệp nhất. Khi bạn mắc lỗi, thay vì nghĩ cách đổ lỗi, hãy ngồi lại và xem xét cẩn thận xem
  4. mình sai ở đâu, vì sao lại bị lỗi đó, tìm cách khắc phục để lần sau không tái phạm nữa. Thanh minh, bảo thủ chỉ khiến tình trạng trở nên xấu đi chứ không khiến người ta nghĩ rằng, những lỗi đó không phải do bạn gây ra. Khi chuyện đã rồi Bạn gặp rắc rối với công việc sếp giao, bạn biết sẽ không thể hoàn thành đúng thời hạn mà sếp yêu cầu nhưng bạn không muốn nói sớm cho sếp. Bạn đợi đến lúc gần hết thời hạn mới nói, lúc đó thì sếp cũng "bó tay" và chắc chắn sẽ... nổi điên lên cho mà xem. Làm sếp nổi giận vì những việc không đâu là điều tất cả các nhân viên nên tránh. Cố gắng tạo niềm tin và giữ mối quan hệ tốt với sếp, bạn sẽ cảm thấy mọi việc trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn nhiều
nguon tai.lieu . vn