Xem mẫu

  1. Khiêm tốn tiếp thu sự phê bình của người khác
  2. Người phê bình ta là bạn tốt của ta, bởi vì họ đã chỉ ra những khuyết điểm của ta để ta ngày càng hoàn thiện mình. Khiêm tốn tiếp thu sự phê bình của người khác Thông thường con người ta chỉ thích được ca ngợi, tán dương, ít ai lại thích được người khác phê bình. Có lúc nguời khác phê bình ta không phải là họ không hài lòng đối với cá nhân ta mà là họ không hài lòng với công việc hoặc thái độ đối xử của ta đối với mọi người. Sự phê bình của họ là những kiến nghị đối với việc làm của ta, không phải là sự soi mói, bắt bẻ gì. Sự phê bình có thiện ý có thể giúp ta nhìn ra được những thiếu sót, khuyết điểm của mình để ta biết cách sửa chữa khuyết điểm hoàn thiện mình. Thực ra, tiếp thu phê bình là một thói quen khó bồi dưỡng nhất, nhưng không phải là không làm được.
  3. Nếu ai phê bình bạn, trước hết bạn không nên biện hộ ngay cho mình mà cần khiêm tốn, suy xét kỹ, kiểm tra lại mình đã, và nên nói với người phê bình mình: “Cảm ơn anh rất nhiều. Nếu anh biết được hết những khuyết điểm của tôi, chắc anh sẽ còn phê bình nghiêm khắc hơn đấy”. Trong thực tế ít ai thích bị phê bình. Tự đáy lòng chúng ta đều rõ, sự phê bình của người khác là có ích cho ta, giúp ta tránh được những sai lầm đáng tiếc. Dám phê bình đã cần có dũng khí, tiếp thu sự phê bình lại cần có dũng khí nhiều hơn. Người biết cảm ơn người khác phê bình thật là đáng trọng. Vậy thì, đối mặt với sự phê bình chúng ta nên cần thái độ như thế nào? Cần phải khiêm tốn tiếp thu, xem xét cẩn thận, sửa đổi khắc phục khiếm khuyết. Lời khuyên: Nếu bạn là người muốn tìm kiếm sự ưu việt, làm bất kỳ cái gì cũng mong muốn hoàn thiện, mỹ mãn, thế thì bạn cần một hành trang vô cùng quan trọng đó là thói quen dám tiếp thu phê bình. Khiêm tốn tiếp thu cho dù sự phê bình đó có làm cho bạn đau khổ. Hãy coi người phê bình mình là bạn tốt, chớ coi họ là kẻ thù.
nguon tai.lieu . vn