Xem mẫu

  1. Khi nhân viên xin nghỉ việc Là một nhà quản lý chắc hẳn bạn sẽ không hài lòng chút nào khi nhận được đơn xin nghỉ việc của nhân viên. Quá trình tuyển dụng khiến bạn hao tốn tiền của, công sức cũng như thời gian, do đó bạn không thể suốt ngày đi tuyển nhân viên mà không hiểu tại sao nhân viên của mình lại lần lượt xin nghỉ. Lý do nghỉ việc thì rất nhiều, từ những lý do liên quan đến công việc (công việc không phù hợp, năng lực hạn chế, khó hòa đồng với môi trường…) cho đến những lý do hết sức cá nhân (sức khỏe, đi học nâng cao trình độ, việc gia đình…). Đây là những lý do thường được nhân viên sử dụng khi muốn nghỉ việc. Vậy điều gì khiến nhân viên không muốn nói ra lý do thật? Đơn giản là vì họ không muốn làm mất lòng người ở lại hay phá hỏng các mối quan hệ. Chính vì thế khi đứng ở cương vị là một nhà quản lý, dù bận rộn với hàng trăm thứ công việc, bạn vẫn nên tìm hiểu lý do thật nằm ở đâu. Từ đó chủ động hòa giải. Một nhà quản lý tốt là người phải nắm rõ mọi việc, từ những việc phức tạp cho đến đơn giản nhất đang diễn ra trong công ty. Để tìm hiểu nguyên nhân của việc ra đi, bạn hãy sắp xếp một buổi trao đổi thẳng thắn với nhân viên đó. Đây chính là một công cụ hết sức hữu hiệu để tìm hiểu nhu cầu và suy nghĩ của nhân viên đồng thời cũng để biết công ty của bạn đang mắc “bệnh” gì. Hãy cho nhân viên của bạn thấy được sự chân thành để nhận lấy câu trả lời thành thật nhất từ họ. Qua đây, hai bên sẽ hiểu nhau hơn và bạn có thể thu nhận được
  2. một số ý kiến thẳng thắn về hoạt động của công ty. Bạn sẽ biết được cần phải làm gì để ngăn ngừa tình trạng này tiếp tục diễn ra. Sau cuộc trao đổi này, nếu họ thực sự muốn ở lại, bạn nên tạo điều kiện giúp họ. Ngược lại, nếu họ vẫn quyết tâm ra đi thì bạn có thêm bài học về cách quản lý nhân viên. Điều lưu ý là bạn nên kiềm chế cảm xúc tức giận, hãy nghĩ rằng đối với họ ra đi là điều bất đắc dĩ mặt khác có khá nhiều người có quan niệm “đã xin nghỉ rồi thì sẽ không bao giờ quay lại”. Lúc này, một lời chào tạm biệt và một lời chúc may mắn sẽ góp phần giúp bạn giữ mối quan hệ tốt đẹp với họ. Để giảm bớt số lượng nhân viên xin nghỉ việc nằm ngoài tầm kiểm soát, các nhà quản lý có thể tham khảo những biện pháp sau đây: 1. Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng: Tốt nhất bạn hãy tuyển dụng những người linh hoạt, có thể đáp ứng được các nhu cầu của hoạt động kinh doanh, phù hợp với các tiêu chí của công ty. 2. Tạo môi trường làm việc cởi mở hơn: Không khí khép kín của công ty sẽ khiến nhân viên không thể hòa đồng hay chia sẻ trong công việc. Hãy chia sẻ tầm nhìn về tương lai, mục tiêu của công ty và chỉ cho họ thấy họ phù hợp với mục tiêu tổng thể như thế nào. Điều này sẽ khiến nhân viên gắn bó hơn với công việc đang 3. Lắng nghe nhân viên: Những đề xuất của nhân viên luôn luôn đáng để các nhà quản lý phải quan tâm. Có thể bạn không chấp nhận tất cả những đề xuất đó nhưng ở một chừng mực nhất định bạn cần cho nhân viên của mình thấy được bạn đã xem xét một cách nghiêm túc. Việc tìm hiểu tâm tư tình cảm của nhân viên cũng là một
  3. việc rất quan trọng. 4. Tăng phúc lợi và khen thưởng: Việc tăng phúc lợi cho thấy bạn quan tâm đến đời sống của nhân viên trong công ty. Khen thưởng là để ghi nhận sự đóng góp của họ đối với sự phát triển của công ty. Tuy nhiên những chính sách này cũng nên phù hợp với những vấn đề mà công ty đang gặp phải. 5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Những chính sách này cho thấy bạn quan tâm đến sự phát triển của nhân viên. Sự phát triển của họ cũng là sự phát triển của công ty. 6. Tổ chức sự kiện xã hội: Hãy giúp nhân viên của mình xích lại gần nhau hơn bằng cách tạo điều kiện để họ tham gia vào quy trình hoạch định tổ chức các sự kiện mà họ thật sự muốn tham gia.
nguon tai.lieu . vn