Xem mẫu

  1. Khéo léo nơi công sở Ở nơi làm việc, có thể bạn không phải là một đồng nghiệp khó tính nhưng đôi khi bạn lại khiến mọi người xung quanh khó chịu. Nguyên nhân khiến mọi người đôi lúc cảm thấy bực bội với bạn có thể chỉ do một vài hành động bột phát của bạn trong các buổi tham gia hoạt động tập thể và trong các tình huống ở nơi làm việc. Vì vậy, để luôn là một đồng nghiệp khéo léo trong cách ứng xử ở nơi làm việc, hãy tham khảo một số lời khuyên sau đây: Hoà đồng với mọi người xung quanh (Ảnh minh hoạ Trong các cuộc họp Không gây phiền toái đến mọi người: Hãy suy nghĩ lại các hành động của bạn trong buổi họp gần đây nhất mà bạn tham dự. Bạn có bị “dính chặt” vào chiếc BlackBerry không? Bao nhiêu lần chuông điện thoại di động của bạn reo lên trong buổi họp? Thay vì những hành động gây phiền toái như vậy, bạn hãy tập trung, để
  2. ý đến ánh mắt của đồng nghiệp xung quanh và đưa ra các câu hỏi mà bạn quan tâm trong suốt buổi họp. Hãy để điện thoại di động và BlackBerry của bạn tại bàn làm việc, chứ không phải ở trong phòng họp. Chuẩn bị kỹ lưỡng: Sự thiếu chuẩn bị cho các buổi họp luôn khiến đồng nghiệp xung quanh khó chịu và tốn nhiều thời gian của họ. Nếu bạn không muốn đồng nghiệp nhìn bạn với ánh mắt khó chịu, hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng mọi công việc cho buổi họp sắp tới. Cố gắng kiểm tra mọi công việc và tài liệu trước khi cuộc họp tiến hành. Trong các cuộc tổng kết đánh giá Không lẩn tránh những sai lầm: Mục đích của các cuộc tổng kết đánh giá nhân viên không phải là để “soi mói” hay quát nạt nhân viên vì những lỗi lầm mà họ đã gây ra trong năm mà mục đích chính của những cuộc tổng kết này nhằm đưa ra những góp ý tích cực để nhân viên có thể làm tốt công việc được giao. Do vậy, thay vì bạn tự vệ và trốn tránh trách nhiệm, hãy lắng nghe ý kiến đóng góp, thể hiện quyết tâm phấn đấu, hơn là sự nguỵ biện cho bản thân. Không đòi hỏi quá nhiều: Vì bạn được đánh giá tốt trong lễ tổng kết nên bạn nghĩ rằng bạn xứng đáng và có quyền được tăng lương, thăng chức. Tuy nhiên, sếp lại không muốn bạn được hưởng những ưu đãi như vậy. Nếu bạn gặp phải tình huống như vậy, thay vì ép buộc sếp phải làm theo mong muốn của bạn hoặc phê phán rằng sếp đã đối xử không công bằng với bạn thì bạn nên hỏi sếp về những điều mà bạn có thể làm để được thăng tiến trong công việc. Trong các dự án của nhóm Không nên có tư tưởng, quan điểm “mình là giỏi nhất”: Bạn là một thành viên trong nhóm dự án. Có thể bạn đã từng đạt được nhiều kết quả tốt trong công việc và được sếp tin tưởng, ưu ái nhưng không vì thế mà bạn tỏ ra kiêu ngạo khi làm
  3. việc với các thành viên trong nhóm dự án. Bạn luôn cho rằng cách làm của bạn là tốt nhất và gạt bỏ những ý tưởng của các thành viên trong nhóm. Sự kiêu ngạo của bạn chỉ khiến đồng nghiệp ghét bạn. Nếu không muốn trở thành đồng nghiệp khiến mọi người khó chịu như vậy, hãy biết lắng nghe ý tưởng của mọi người trong đội và đừng quên khen ngợi họ khi họ đưa ra ý tưởng hay. Hãy biết lắng nghe ý tưởng của mọi người trong đội và đừng quên khen ngợi họ khi họ đưa ra ý tưởng hay... (Ảnh minh hoạ) Không than phiền về đồng nghiệp khác: Có thể trong nhóm dự án của bạn có những đồng nghiệp làm việc rất ít và tỏ ra vô trách nhiệm với công việc nhưng không vì thế mà bạn chỉ trích, tức giận với họ. Bạn có thể cám ơn những người đã có nhiều đóng góp, giúp đỡ cho dự án, thay vì đổ lỗi và phê phán những đồng nghiệp lười biếng. Trong các giờ nghỉ, buổi liên hoan Biết kiềm chế và điểm dừng: Sẽ thật không tốt chút nào nếu trong các buổi liên hoan bạn lại say xỉn và ăn nói linh tinh trong lúc say. Hãy nhớ rằng, những hành
  4. động của bạn trong các buổi hoạt động tập thể sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp và hình ảnh của bạn trước mọi người. Do vậy, hãy biết kiềm chế những cảm xúc và hành động của bản thân. Hoà đồng với mọi người xung quanh: Suốt ngày “buôn” chuyện với đồng nghiệp không phải là điều hay ho ở nơi làm việc. Tuy nhiên, khép kín quá cũng không hoàn toàn tốt và có lợi cho công việc của bạn. Do vậy, hãy biết chừng mực khi giao tiếp với đồng nghiệp. Hãy chan hoà và hoà đồng với đồng nghiệp trong tất cả các dịp liên hoan, kỳ nghỉ. Không nên tách mình khỏi những hoạt động tập thể như vậy. Trong giai đoạn khó khăn, cải tổ và liên doanh liên kết của công ty Không nên tỏ ra bi quan và chán nản: Bạn cảm thấy áp lực khi nghĩ đến công việc của bạn có nguy cơ bị mất. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá bi quan về tình hình hiện tại của mình. Sự chán nản của bạn có thể làm ảnh hưởng đến đồng nghiệp xung quanh và khiến mọi người cũng bị ảnh hưởng. Hãy lạc quan nghĩ về một tương lai tốt đẹp. Không nên tỏ ra vui sướng khi đồng nghiệp khác gặp đen đủi: Khi công ty cắt giảm nhân lực, bạn rất may được giữ lại công ty nhưng ngược lại có những đồng nghiệp kém may mắn đã phải ra đi. Nếu bạn ở trong tình huống đó, không nên tỏ ra quá khích vui mừng trước mặt đồng nghiệp. Hành động quá khích của bạn có thể sẽ gây tổn thương đến đồng nghiệp không may mắn.
nguon tai.lieu . vn