Xem mẫu

  1. KHẢO SÁT TẦN SUẤT RỐI LOẠN CƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TÓM TẮT Mục đích: Khảo sát tần suất rối loạn cương (RLC) ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện từ tháng 5/2008-10/2008, khảo sát 150 bệnh nhân nam ĐTĐ típ 2 đang điều trị ngoại trú tại phòng khám nội tiết Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM. RLC được đánh giá bằng bảng IIEF-5. Thống kê bằng phần mềm Stata 10.0. Kết quả: Tần suất RLC ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 là 65,33 % (n=150) (KTC 95%: 61,03% - 69,63%). RLC nhẹ chiếm 20%, RLC trung bình chiếm 30% và RLC nặng chiếm 15,33%. Tuổi càng cao thì tần suất và mức độ nặng của RLC càng cao. Kết luận: RLC gặp sớm và nhiều ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 với tỉ lệ cao bệnh nhân bị RLC mức độ nặng. ABSTRACT PREVALENCE OF ERECTILE DYSFUNCTION IN TYPE 2 DIABETIC PATIENTS
  2. Pham Nam Viet, Pho Minh Tin, Nguyen Hoang Duc, Diep Thi Thanh Binh, Tu Thanh Tri Dung. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 201 – 204 Objectives: To estimate the prevalence of erectile dysfunction (ED) in type 2 diabetic patients. Material and methods: Cross-sectional study was conducted between May 2008 and October 2008, included 150 diabetic outpatients at University Medical Center, Ho Chi Minh city. We used the International Index for Erectile Function-5 criteria (IIEF-5) to identify mild, moderate and complete ED. Statistics was done by Stata 10.0. Results: The prevalence of ED was 65.33% (95% confidence interval 61.03%- 69.63%). The prevalences of mild, moderate and complete ED were 20, 30 and 15.33%, respectively. The prevalence and severity of ED increased with age. Conclusion: We found a high prevalence of ED in type 2 diabetic patients. ED occurs at an earlier age in diabetic men. Moreover, diabetic patients have more severe ED.
  3. MỞ ĐẦU Rối loạn cương (RLC) là tình trạng người đàn ông không thể đạt tới hay duy trì được sự cương dương vật đủ cứng để giao hợp thỏa mãn(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . RLC thường đi kèm và là biến chứng của những bệnh mạn tính như đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh tim mạch, suy thận mạn và những bệnh lý thần kinh(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). RLC có ảnh hưởng xấu trên sự tự tin của bản thân, chất lượng sống và có thể gây tổn hại mối quan hệ vợ chồng, vì vậy cần được đánh giá và điều trị(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . RLC là một bệnh lý thường gặp, nghiên cứu Massachusetts trên nam giới lớn tuổi (MMAS) được tiến hành trên 1290 đàn ông tu ổi từ 40-70 ở Hoa Kỳ, ghi nhận 52% có RLC, trong đó RLC nhẹ chiếm 17,1%, trung bình 25,2% và RLC hoàn toàn 9,6%(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Tại Việt Nam tần suất RLC khoảng 15,7%(Error! Reference source not found.). ĐTĐ là rối loạn nội tiết thường kết hợp với RLC nhất và RLC là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ do bệnh mạch máu ngoại biên và bệnh thần kinh(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Tần suất RLC ở bệnh nhân ĐTĐ từ 20-71%(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Ở bệnh nhân ĐTĐ, RLC xảy ra sớm hơn so với dân số chung và thường xuất hiện trong giai đoạn sớm của bệnh ĐTĐ. Đôi
  4. khi RLC là triệu chứng đầu tiên giúp phát hiện ĐTĐ. Tỉ lệ RLC mức độ nặng ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 3 lần bệnh nhân không ĐTĐ(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa RLC và ĐTĐ. Nghiên cứu này nhằm khảo sát tần suất của RLC ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 tại Bệnh viện ĐHYD TP.HCM và đưa ra một số nhận định về đặc điểm RLC ở bệnh nhân ĐTĐ, làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về RLC trên bệnh nhân ĐTĐ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế Đây là một nghiên cứu cắt ngang, được thực hiện từ tháng 5/2008 đến tháng 10/2008. Công thức tính cỡ mẫu: cỡ mẫu tính theo công thức: n = Z21-/2 P(1-P)/d2, với P là tỉ lệ RLC ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 theo y văn (chọn P= 65,4% (Error! Reference source Z1-/2=1,96 (khoảng tin cậy 95%); độ chính xác d =8%. Ta tính được not found.)); n≥136. Chúng tôi chọn mẫu là 150 bệnh nhân. Đối tượng Chúng tôi khảo sát 150 bệnh nhân nam đã được chẩn đoán ĐTĐ típ 2 đang điều trị ngoại trú tại phòng khám nội tiết bệnh viện ĐHYD TP.HCM, ghi nhận độ tuổi, thời gian bị ĐTĐ, đánh giá RLC.
  5. Đánh giá RLC Bác sĩ trực tiếp hỏi bệnh nhân và đánh giá RLC theo bảng câu hỏi IIEF-5 (International Index for Erectile Function–5 criteria), mức độ RLC được chia theo điểm số IIEF như sau (Error! Reference source not found., Error! Reference source not found.): - Không RLC: 21-25 - RLC nhẹ: 16-20 - RLC trung bình: 11-15 - RLC nặng: ≤ 10 Xử lý số liệu Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê Stata 10.0. KẾT QUẢ Số lượng bệnh nhân (BN) 150 BN. Tuổi trung bình 58,4 ± 10,6 (từ 27-82 tuổi). Thời gian trung bình bị ĐTĐ 5 năm (từ 1-16 năm). Tần suất RLC
  6. Số bệnh nhân có RLC là 98 bệnh nhân (n=150), tần suất: 65,33 % (Khoảng tin cậy 95% từ 61,03% đến 69,63%). Trong đó 30 BN (20%) có RLC nhẹ, 45 BN (30%) có RLC trung bình và 23 BN (15,33%) có RLC nặng. Biểu đồ 1: Tỉ lệ các mức độ RLC. Tần suất RLC và mức độ RLC theo tuổi bệnh nhân Biểu đồ 2: Tần suất RLC và mức độ RLC theo tuổi BN ĐTĐ. Tần suất RLC theo độ tuổi của BN Bảng 1: Tỉ lệ RLC theo nhóm tuổi BN: Tần suất RLC(%) Độ tuổi
  7. 40-50 53,8 (n=21) 51-60 63,6 (n=49) >60 75,8 (n=68) BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tần suất RLC trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 là 65,33% (Khoảng tin cậy 95% từ 61,03% đến 69,63%). Kết quả này tương tự với các tác giả tại châu Á là Siu SC, Lo SK, Wong KW và cộng sự 63,6%(Error! Reference source not found.) , Cho NH, Ahn CW, Park JY và cộng sự 65,4%(Error! Reference source not found.) nhưng cao hơn nhiều các tác giả tại châu Âu là Fedele D, Coscelli C, Santeusanio F và cộng sự 35,8%(Error! Reference source not found.). Cơ chế gây ra RLC ở bệnh nhân ĐTĐ là do tổn thương mạch máu, thần kinh, tế bào nội mạc, các bệnh phối hợp và tâm lý(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Ở bệnh nhân nam ĐTĐ ghi nhận có những thay đổi của động mạch thể hang và mô thể hang với tỉ lệ cao về sang thương xơ hóa và hẹp lòng động mạch. ĐTĐ còn làm tổn thương hệ thống tĩnh mạch dương vật và những thoái biến tại bao trắng thể hang đưa tới sự ép không hiệu quả các tĩnh mạch xuất và tĩnh mạch dưới bao trắng. Ngoài ra, tổn hại thần kinh và lớp tế bào nội mạc dẫn tới sự phóng thích không đủ Nitric Oxide (NO) cũng gặp ở bệnh nhân ĐTĐ(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Kết quả theo bảng 1 và biểu đồ 2 còn cho thấy tần suất và mức độ nặng của RLC tăng rõ rệt theo tuổi bệnh nhân (p
  8. nhóm bệnh nhân lớn hơn 60 tuổi tăng 2,27 lần so với nhóm nhỏ hơn 40 tuổi. Tỉ lệ RLC mức độ nặng từ 5,1% ở nhóm bệnh nhân nhỏ hơn 40 tuổi tăng lên tới 37,5% ở nhóm bệnh nhân lớn hơn 60 tuổi. Ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2, RLC xuất hiện sớm hơn với tỉ lệ 33,4% ở nhóm bệnh nhân nhỏ hơn 40 tuổi và 53,8% ở nhóm bệnh nhân 40-50 tuổi. Ngoài ra, ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2, RLC mức độ nặng cũng gặp nhiều hơn với tỉ lệ chung là 15,33%. RLC ảnh hưởng đến hàng triệu nam giới trên thế giới. Sự ra đời gần đây của các thuốc ức chế men PDE-5 đã đem lại sự thay đổi đáng kể điều trị RLC(Error! Reference source not found.) . Ngày càng có nhiều bệnh nhân tìm đến các bác sĩ chuyên khoa cũng như đa khoa vì RLC. Cần tầm soát nguyên nhân ĐTĐ ở bệnh nhân RLC và ngược lại ở những bệnh nhân ĐTĐ, cần khai thác triệu chứng RLC và đánh giá mức độ RLC để hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân. Một điều cần lưu ý là nhiều khi RLC là triệu chứng đầu tiên giúp phát hiện ĐTĐ(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Vì đây là nghiên cứu bước đầu, nên chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá tần suất và mức độ RLC ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2. Để đánh giá những yếu tố nguy cơ của RLC ở bệnh nhân ĐTĐ như: thời gian bị ĐTĐ, chế độ điều trị ĐTĐ, chỉ số BMI, hút thuốc, uống rượu, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, các thuốc điều trị cao huyết áp đang sử dụng, các biến chứng của ĐTĐ như cao huyết áp, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh cảm giác, đạm niệu…cần một nghiên cứu với số liệu lớn hơn và chi tiết hơn. KẾT LUẬN
  9. Qua khảo sát 150 bệnh nhân nam ĐTĐ típ 2 đang điều trị ngoại trú tại phòng khám nội tiết bệnh viện ĐHYD TP.HCM, chúng tôi nhận thấy RLC gặp sớm và nhiều ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 với tỉ lệ cao bệnh nhân bị RLC mức độ nặng. Vì vậy, trong xử trí ĐTĐ, cần lưu ý phát hiện và đánh giá mức độ RLC, từ đó giúp tư vấn và hướng dẫn điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
nguon tai.lieu . vn