Xem mẫu

Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 114 – 120

An Giang University

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TẠO MÔ SẸO TỪ CUỐNG LÁ, PHIẾN LÁ VÀ NỤ HOA NON
PHỤC VỤ CHO VIỆC VI NHÂN GIỐNG HOA ĐỒNG TIỀN (Gerbera jamesonii Bolus)
Nguyễn Thị Mỹ Duyên1, Trương Thị Hằng2
1

ThS. Khoa Nông nghiệp & Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học An Giang
Khoa Nông nghiệp & Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học An Giang

2

Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 06/04/14
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
28/08/14
Ngày chấp nhận đăng:
22/10/14
Title:
Studying the possibility of
creating calllus from young
stem, leaf blades and flower
buds for micropropagation of
gerbera (Gerbera jamesonii
Bolus)
Từ khóa:
Nuôi cấy mô, mô sẹo, vi nhân
giống, sự khử trùng, hoa Đồng
tiền
Keywords:
Gerbera jamsonii Bolus;
callus, in vitro culture;
sterilization, micro
propagation

ABSTRACT
A study of optimal in vitro explants for process micropropagation of gerbera
(Gerbera jamesonii Bolus) is presented. This research carried out source
materials from young stem, leaf blades and flower buds for micropropagation of
gerbera and provided by the Southern Horticultural Research Institute. The study
included four experiments and was carried out in tissue culture rooms at An
Giang University. The results showed that: i) the best sterilization for young
stem, leaf blades of gerbera was mercuric chloride HgCl2 0.1% for 10 min, the
highest rate of in vitro explants was young leaf blades, 62.5%, higher than the
young stem was 50%; ii) the ability to produce the highest callus by culture of the
young leaf blades and flower buds was on MS medium supplemented with a
combination of 1.5 mg/l l 2,4 D; iii) the optimum number of quality shoots was
obtained on MS medium containing 1 mg/l BA.

TÓM TẮT
Việc nghiên cứu tạo được nguồn mẫu in vitro tối ưu phục vụ cho qui trình vi
nhân giống cây hoa Đồng tiền (Gerbera jamsonii Bolus) là hết sức cần thiết.
Nghiên cứu thực hiện với nguồn vật liệu từ cuống lá, phiến lá và nụ hoa non của
cây hoa Đồng tiền do Viện Cây ăn quả Miền Nam cung cấp. Nghiên cứu gồm 4
thí nghiệm, được thực hiện tại phòng Nuôi cấy mô, Trường Đại học An Giang.
Kết quả cho thấy: i) việc khử trùng tốt nhất cho phiến lá non và cuống lá non hoa
Đồng tiền là HgCl2 0,1% trong 10 phút, tỉ lệ tạo mẫu in vitro cao nhất là phiến lá
non 62,5% cao hơn so với mẫu cấy là cuống lá 50%; ii) khả năng tạo mô sẹo cao
nhất thông qua việc nuôi cấy phiến lá non và nụ hoa là trên môi trường MS có bổ
sung 1,5 mg/l 2,4D; iii) việc nhân chồi hoa Đồng tiền tối ưu nhất là trên môi
trường MS chứa 1 mg/l BA.

dễ làm tổn thương cây mẹ, cây con có thể mang
mầm bệnh từ cây mẹ truyền sang. Việc nhân
giống bằng phương pháp nuôi cấy mô khắc phục
được các nhược điểm trên. Vì từ một bộ phận nhỏ
của cây mẹ có thể tạo được số lượng lớn cây
giống có độ đồng đều cao trong thời gian ngắn,
cây con sạch bệnh và giữ được đặc tính của cây
mẹ. Bên cạnh đó, cây hoa Đồng tiền cấy mô sau
thời gian thích nghi sẽ cho khả năng sinh trưởng
và phát triển mạnh hơn rất nhiều so với cây tách
chiết từ cây mẹ. Từ những ưu điểm đó mà hiện

1. GIỚI THIỆU
Trong những loại hoa tươi đang được người Việt
Nam và các nước khác yêu thích, hoa Đồng tiền
(Gerbera jamesonii Bolus) là loại hoa có nhiều
màu sắc, hoa to, đẹp và lâu tàn. Người ta dùng
hoa Đồng tiền để trang trí trong nhà, sân vườn và
các giỏ hoa để làm quà tặng bạn bè, người thân.
Trong khi việc nhân giống truyền thống từ gieo
hạt hoa Đồng tiền với giá thành hạt giống cao, hạt
nảy mầm không đều. Hay nhân giống bằng
phương pháp tách chồi cho hệ số nhân rất thấp và
114

Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 114 – 120

An Giang University

nay, đa số cây Đồng tiền được trồng sản xuất đều
có nguồn gốc từ cây cấy mô. Tuy nhiên, việc tạo
cây con Đồng tiền cấy mô lại gặp phải vấn đề khó
khăn từ ban đầu, đó là việc tạo được mẫu cấy vô
trùng. Bởi vì cây hoa Đồng tiền thuộc loại thân
thảo, thân ngầm, ngắn, sát mặt đất, toàn thân lại
phủ đầy lông mịn, nên cây bám rất nhiều đất cát
và các vi sinh vật gây bệnh làm ảnh hưởng đến
quá trình khử mẫu. Trước đây đã có nhiều nghiên
cứu thành công trong việc khử trùng nụ hoa non
của hoa Đồng tiền (Nguyễn Văn Hồng, 2009;
Nguyễn Quang Thạch & ctv, 2009; Bhavya
Bhargava, 2013; M.R. Shylaja & cs., 2014). Tuy
nhiên, việc làm này sẽ làm mất đi số lượng lớn
bông hoa đẹp. Mặt khác, nếu nghiên cứu thành
công trên cuống lá non và phiến lá non hoa Đồng
tiền thì sẽ không làm mất đi số lượng hoa đẹp mà
còn tạo ra số lượng lớn mô sẹo làm nguyên liệu
cho các nghiên cứu tiếp theo. Từ đó, đề tài nghiên
cứu được tiến hành nhằm tạo được nguồn mẫu in
vitro từ các bộ phận của cây hoa Đồng tiền, để
tìm được nguồn vật liệu tối ưu cho việc thực hiện
qui trình vi nhân giống cây hoa Đồng tiền.

Vật liệu: cuống lá non và phiến lá non của cây
hoa Đồng tiền thu tại vườn lan Khoa NN &
TNTN, Trường Đại học An Giang. Bố trí thí
nghiệm: thí nghiệm được bố trí trong phòng nuôi
cấy mô theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3
nghiệm thức (A1, A2, A3 là 3 thời gian khử mẫu
tương ứng thời gian 5, 7, 10 phút của HgCl2
0,1%). Mỗi nghiệm thức 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp
lại là 5 keo. Cuống lá được cắt thành từng đoạn
dài 1,5 cm, phiến lá được cắt thành từng mẫu
vuông kích thước 1cm x 1cm. Cấy 4 mẫu trên mỗi
keo môi trường cơ bản MS. Chỉ tiêu theo dõi:
Tỉ lệ mẫu nhiễm (%) = [tổng số mẫu nhiễm/ tổng
số mẫu đưa vào] x 100
Tỉ lệ mẫu chết (%) = [tổng số mẫu chết/ tổng số
mẫu đưa vào] x 100
Tỉ lệ mẫu in vitro (%) = 100% - [tỉ lệ mẫu nhiễm
+ tỉ lệ mẫu chết].
Thời gian lấy chỉ tiêu: 2 tuần sau khi cấy.

2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

Vật liệu: mẫu cấy là cuống lá non, phiến lá non,
nụ hoa non đã được vô trùng. Bố trí thí nghiệm:
thí nghiệm được bố trí trong phòng nuôi cấy mô
theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm
thức (B1 đến B6, tương ứng với 6 loại môi trường
MS có bổ sung các chất BA, TDZ và 2,4D ở các
nồng độ khác nhau). Mỗi nghiệm thức 3 lần lặp
lại, mỗi lần lặp lại là 1 keo. Cấy 2 mẫu trên mỗi
keo. Chỉ tiêu theo dõi:
Tỉ lệ mẫu tạo mô sẹo (%) = [số mẫu cấy tạo mô
sẹo/ tổng số mẫu cấy] x 100
Tỉ lệ % mô sẹo trên mẫu cấy = Tỉ lệ % diện tích
mẫu cấy tạo mô sẹo.
2.2.3 Thí nghiệm 3: Nhân và tái sinh mô sẹo hoa
Đồng tiền

2.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của BA,
TDZ và 2,4D đến quá trình tạo mô sẹo của cuống
lá non, phiến lá non và hoa non Đồng tiền.

2.1 Phương tiện
2.1.1 Địa điểm và thời gian
Thí nghiệm được thực hiện tại Phòng Nuôi cấy
mô của Bộ môn Công nghệ Sinh học, Khoa Nông
nghiệp & Tài nguyên Thiên nhiên (NN&TNTN),
Trường Đại học An Giang, từ tháng 10/2012 đến
tháng 7/2013.
2.1.2 Nguyên vật liệu
Giống hoa Đồng tiền ĐT54 màu cam, thuộc bộ
giống được lai tạo từ Viện Cây ăn quả miền Nam
(SOFRI). Sau đó mang về vườn tại Long Xuyên
trồng và thu mẫu làm mẫu thí nghiệm. Môi
trường nuôi cấy là MS (Murashige & Skoog,
1962) với 20 g/l đường sucrose, 8g/l agar, nhiệt
độ 26-28oC và thời gian chiếu sáng là 16h/ngày.
Cùng với thành phần và nồng độ chất điều hòa
sinh trưởng thay đổi theo từng nghiệm thức thí
nghiệm.

Mục tiêu: khảo sát nồng độ BA, TDZ và NAA
ảnh hưởng lên sự nhân nhanh mô sẹo hoa Đồng
tiền. Vật liệu: cụm mô sẹo thu được từ thí nghiệm
2. Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí trong
phòng nuôi cấy mô theo thể thức hoàn toàn ngẫu
nhiên với 6 nghiệm thức (C1 đến C6, tương ứng
với 6 loại môi trường MS có bổ sung các chất
BA, TDZ và NAA ở các nồng độ khác nhau). Mỗi
nghiệm thức 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một
keo, mỗi keo cấy 4 mẫu mô sẹo. Mô sẹo đồng tiền
được gắp ra khỏi keo, cắt thành từng mẫu vuông
kích thước khoảng 5 x 5 mm, sau đó cấy mẫu vào
môi trường đã chuẩn bị sẵn. Chỉ tiêu theo dõi:

2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu thời gian khử
trùng thích hợp của HgCl2 0,1% cho cuống lá non
và phiến lá non hoa Đồng tiền

115

Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 114 – 120

An Giang University

kích thước mô sẹo (mm); đặc điểm hình thái mô
sẹo.

+ Số lá trung bình trên chồi.
+ Đặc điểm chồi (màu sắc, hình dáng

2.2.4 Thí nghiệm 4: Nhân chồi hoa Đồng tiền in
vitro

thân, lá)
2.2.5 Xử lý số liệu: tất cả các nghiệm thức đều
được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1.3.

Mục tiêu: xác định nồng độ thích hợp của BA,
TDZ và NAA lên sự nhân chồi hoa Đồng tiền.
Vật liệu: chồi hoa Đồng tiền in vitro, chồi cao
khoảng 10 mm. Tách riêng từng cụm chồi
(khoảng 3 chồi), cắt tỉa sơ bộ, đặt chồi vào môi
trường đã chuẩn bị sẵn. Bố trí thí nghiệm: thí
nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6
nghiệm thức (D1 đến D6, tương ứng với 6 loại
môi trường MS có bổ sung 0,5g than hoạt tính và
các chất BA, TDZ và NAA ở các nồng độ khác
nhau). Mỗi nghiệm thức 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp
lại là một keo, mỗi keo cấy hai cụm chồi. Chỉ tiêu
theo dõi:
+ Số chồi: đếm tất cả số chồi xuất hiện
từ mẫu cấy.
+ Chiều cao trung bình chồi (mm): đo
từ mặt môi trường lên đến hết chiều cao chồi.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu thời gian khử
trùng thích hợp của HgCl2 0,1% cho cuống lá và
phiến lá non hoa Đồng tiền
Hoa Đồng tiền thuộc loại thân thảo, sát mặt đất,
toàn thân lại phủ đầy lông mịn, nên cây bám rất
nhiều đất cát và các vi sinh vật gây bệnh. Việc
khử trùng tạo mẫu cấy sạch để có nguồn vật liệu
nuôi cấy cho đối tượng này là hết sức khó khăn.
Vì vậy, trong nghiên cứu đã chọn hóa chất khử
mẫu là HgCl2 là loại hóa chất khử trùng khá hiệu
quả trên nhiều đối tượng cây trồng (Dương Công
Kiên, 2002). Nồng độ HgCl2 sử dụng khử trùng là
0,1% với những khoảng thời gian khử trùng khác
nhau. Kết quả ghi nhận Bảng 1.

Bảng 1. Kết quả khử mẫu cuống lá và phiến lá non hoa Đồng tiền
Cuống lá non
Tỉ lệ mẫu
Tỉ lệ mẫu in
nhiễm (%)
vitro (%)

Phiến lá non
Tỉ lệ mẫu
Tỉ lệ mẫu in vitro
nhiễm (%)
(%)

HgCl2 0,1%

Tỉ lệ mẫu
chết (%)

A1 (5 phút)

15,0 b

72,5a

12,5 b

17,5 b

75,0a

10,0 b

A2 (7 phút)
A3 (10 phút)

27,5a
35,0a

55,0a
15,0 b

17,5 b
50,0a

37,5a
37,5a

40,0a
2,5 b

22,5 b
62,5a

Mức ý nghĩa
CV %

*
55,9

*
28,7

*
34,2

*
40,8

*
31,6

*
41,4

Tỉ lệ mẫu chết
(%)

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê, *:
khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Kết quả từ Bảng 1 cho thấy, đối với mẫu cấy là
cuống lá non, nghiệm thức cho tỉ lệ mẫu in vitro
đạt cao nhất là nghiệm thức A3 (HgCl2 0,1%, thời
gian 10 phút) đạt 50%, khác biệt thống kê ý nghĩa
5% với nghiệm thức A1 và A2. Mặc dù, ở nghiệm
thức A3 có tỷ lệ mẫu chết cao, nhưng mẫu nhiễm
lại thấp nhất (15%). Ngược lại, HgCl2 0,1% với
thời gian 5 phút cho hiệu quả khử trùng rất thấp,
vì chỉ cho mẫu in vitro là 12,5%, mặc dù mẫu
chết thấp 15 % nhưng mẫu nhiễm lại đến 72,5%.
Điều đó chứng tỏ, HgCl2 0,1% ở mức thời gian 5
phút là chưa đủ để diệt chết các vi sinh vật, khi
gia tăng thời gian là 10 phút cho hiệu quả khử
trùng tốt nhất cho mẫu cấy là cuống là non.

(62,5%), khác biệt hoàn toàn với nghiệm thức A1
và A2 ở mức ý nghĩa 5% về mặt thống kê và cao
hơn so với mẫu cấy là cuống lá non. Ở nghiệm
thức A3 mặc dù có tỷ lệ chết khá cao 37,5%,
nhưng lại cho tỷ lệ nhiễm thấp nhất 2,5% so với ở
mức thời gian 5 và 7 phút. Bên cạnh đó, nghiệm
thức A1 cũng cho tỉ lệ mẫu in vitro thấp nhất
(10,0%), mặc dù nghiệm thức này có tỷ lệ mẫu
chết thấp 17,5% nhưng lại có tỷ lệ mẫu nhiễm là
cao nhất 75%. Điều đó chứng tỏ là khi khử trùng
lá Đồng tiền bằng HgCl2 0,1% với thời gian tốt
nhất là 10 phút. Dưới mức thời gian này sẽ cho tỷ
lệ nhiễm cao.
Như vậy, qua khảo sát hiệu quả khử trùng của
HgCl2 0,1% ở ba mức thời gian và trên hai loại
mẫu cấy có thể kết luận rằng HgCl2 0,1% với thời

Tương tự đối với mẫu cấy là phiến lá non, nghiệm
thức A3 vẫn cho tỉ lệ mẫu in vitro cao nhất
116

Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 114 – 120

An Giang University

3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của BA,
NAA và 2,4D đến sự tạo mô sẹo của cuống lá,
phiến lá và nụ hoa non Đồng tiền

gian 10 phút cho hiệu quả khử trùng tốt nhất trên
hai loại mẫu cấy là cuống lá non và phiến lá non
của hoa Đồng tiền. Kết quả này cũng khá phù hợp
với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hồng (2009),
thời gian khử trùng thích hợp nhất cho mẫu hoa
non hoa Đồng tiền với thủy ngân HgCl2 0,1%
trong thời gian 10 phút cho hiệu quả khử trùng tốt
nhất so với 5, 7, và 15 phút.

Nhằm khảo sát sự hình thành mô sẹo từ các loại
mẫu cấy là cuống lá non, phiến lá non và nụ hoa
non hoa Đồng tiền. Các mẫu sau khi đã được vô
trùng sẽ bố trí cấy vào môi trường MS bổ sung
các chất điều hòa tăng trưởng thực vật BA, TDZ
và 2,4D với các nồng độ khác nhau. Sau 14 ngày
nuôi cấy cho kết quả Bảng 2.
Bảng 2. Sự tạo mô sẹo của cuống lá, phiến lá và nụ hoa non của hoa Đồng tiền 14 ngày sau khi cấy
Nghiệm thức

B1
B2
B3
B4
B5
B6
TB (%)
Mức ý nghĩa
CV%

CĐHST (mg/l)
TDZ
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,5

BA
0,0
0,0
0,0
1,0
1,0
1,0

2,4D
0,0
0,5
1,5
0,5
1,5
0,0

Cuống lá
0,0
16,7
33,7
0,0
16,7
33,3
16,7
ns
45,3

Tỉ lệ mẫu tạo mô sẹo (%)
Phiến lá
16,7 b
66,7ab
83,3a
16,7 b
16,7 b
66,7ab
44,5
*
65,0

Nụ hoa
0,0 b
33,3ab
83,3a
16,7 b
33,3ab
33,3ab
33,3
*
79,1

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê, *:
khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê.
Sau 14 ngày nuôi cấy, phần lớn các mẫu cấy đã
cảm ứng với môi trường và tạo thành mô sẹo ở tất
cả các nghiệm thức. Tỉ lệ tạo thành mô sẹo ở các
nghiệm thức dao động từ 0% nụn 83,3%. Đối với
mẫu cấy là cuống lá non, giữa các nghiệm thức

không có sự khác biệt thống kê ý nghĩa 5%. Đồng
thời, so với phiến lá và nụ hoa thì hiệu quả tạo
chồi của cuống lá là thấp nhất. Xét về đánh giá
cảm quan, mẫu cấy là cuống lá tạo thành mô sẹo
có màu trắng, xốp (Hình 1a).

a

b

c

Hình 1. Mô sẹo của: a. Cuống lá non; b. Phiến lá non; c. Nụ hoa non trên môi trường B3 (MS + 1,5
mg/l 2,4D) (14 NSKC)
Trong khi đó, mẫu cấy là phiến lá non sau 7 ngày
nuôi cấy ta thấy các mẫu lá bắt đầu phồng lên,
dày ra do có sự hấp thu nước, sau 14 ngày thì bắt
đầu hình thành mô sẹo rất nhiều. Tốt nhất là ở
nghiệm thức B3 (1,5 mg/l 2,4D) có tỉ lệ mẫu tạo
mô sẹo cao nhất đạt 83,3% khác biệt hoàn toàn
với các nghiệm thức B1, B4 và B5 ở mức ý nghĩa

5% về mặt thống kê. Tương đương với mẫu cấy là
nụ hoa non ở cùng nghiệm thức. Bên cạnh đó, đa
số mẫu cấy từ phiến lá non cho mô sẹo được tạo
thành là những khối có màu xanh tốt (Hình 1b).
Đối với nụ hoa non cho kết quả cũng khá tốt.
Nghiệm thức B3 cho tỉ lệ tạo mô sẹo cao nhất, đạt
117

Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 114 – 120

An Giang University

83,3% khác biệt với các nghiệm thức B1 và B4 ở
mức ý nghĩa 5% về mặt thống kê. So với mẫu cấy
là phiến lá non thì mẫu cấy nụ hoa non có phản
ứng tạo mô sẹo chậm hơn, nhưng cũng đạt khá
cao (trung bình là 33,3 %), thấp hơn so với phiến
lá non (trung bình là 44,5 %) và cao hơn so với
cuống lá (trung bình là 16,7 %). Về hình thái, các
mô sẹo tạo thành từ nụ hoa có màu trắng, khối
chặt (Hình 1c).

Đến giai đoạn 28 ngày sau khi cấy, hầu như
không có sự tạo mô sẹo tăng thêm ở các mẫu cấy.
Kết quả được ghi nhận qua Bảng 3.

Qua 28 ngày theo dõi và ghi nhận kết quả, sự tạo
mô sẹo ở cả ba loại mẫu cấy không khác biệt so
với thời điểm 14 ngày sau khi cấy. Tuy nhiên, có
sự thay đổi kích thước và màu sắc mô sẹo. Đối
với cuống lá non, nghiệm thức B2 và B5 mô sẹo
chuyển từ màu trắng sang màu vàng nhạt. Các
nghiệm thức còn lại không có sự thay đổi màu
Như vậy, sau 14 ngày nuôi cấy, đa số các mẫu cấy
sắc. Trên phiến lá non, các nghiệm thức B2, B3
đều có biểu hiện tạo mô sẹo. Mô sẹo tạo tốt nhất
và B4 mô sẹo phát triển tốt, một số mô sẹo màu
là môi trường B3 (MS + 1,5 mg/l 2,4D) trên hầu
trắng chuyển dần sang màu xanh. Đối với nụ hoa
hết các mẫu cấy là cuống lá non, phiến lá non và
non, các nghiệm thức B2, B3 và B6 màu sắc mô
nụ hoa non của hoa Đồng tiền. Kết quả này khá
sẹo chuyển từ màu trắng sang màu xanh, các
phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hồng
nghiệm thức còn lại không có sự thay đổi màu
(2009) trên nụ hoa non. Mặt khác, theo kết quả
sắc. Nhìn chung, trên phiến lá non và nụ hoa non
nghiên cứu cũng cho thấy trên 3 loại mẫu cấy thì
đều có hiện tượng tạo mô sẹo tốt hơn cuống lá
phiến lá non là cho tỉ lệ mẫu tạo mô sẹo cao nhất.
non, đa số cho mô sẹo chặt, có màu xanh là các
mô sẹo dễ dàng tái sinh chồi hơn (Nguyễn Đức
Lượng & Lê Thị Thủy Tiên, 2002).
Bảng 3. Tỉ lệ mẫu tạo mô sẹo và đặc điểm mô sẹo của cuống lá non, phiến lá non và nụ hoa non hoa
Đồng tiền 28 ngày sau khi cấy
Tỉ lệ mẫu tạo mô sẹo (%)

Đặc điểm mô sẹo

Nghiệm thức
B1
B2
B3
B4
B5
B6
Mức ý nghĩa
CV%

Cuống lá
0,0
16,7
33,7
0,0
16,7
33,3
ns
45,3

Phiến lá
16,7 b
66,7ab
83,3a
16,7 b
16,7 b
66,7ab
*
65,0

Nụ hoa
0,0 b
33,3ab
83,3a
16,7 b
33,3ab
33,3ab
*
79,1

Cuống lá
Không tạo mô sẹo
Vàng nhạt, khối rời
Trắng, khối rời
Không tạo mô sẹo
Vàng nhạt, khối rời
Trắng, khối rời

Phiến lá
Trắng, khối chặt
Xanh, khối chặt
Xanh, khối chặt
Xanh, khối chặt
Trắng, khối chặt
Trắng, khối chặt

Nụ hoa
Không tạo mô sẹo
Xanh, khối chặt
Xanh, khối chặt
Trắng, khối chặt
Trắng, khối chặt
Xanh, khối chặt

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê, *: khác
biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê.
có sự khác biệt thống kê ý nghĩa 5% so với các
nghiệm thức trong cùng thí nghiệm, trừ nghiệm
thức C2. Như vậy so với đối chứng là nghiệm
thức C1 (3 mg/l BA + 0,5 mg/l NAA), mô sẹo đạt
12,17 mm, thì các nghiệm thức C4, C5, C6 sử
dụng TDZ cho hiệu quả nhân mô sẹo không khác
biệt. Trong khi với môi trường C2 (1 mg/l BA +
0,5 mg/l NAA) thì cho kết quả nhân mô sẹo hoa
Đồng tiền thấp nhất, chỉ đạt 9,33 mm.

3.3 Thí nghiệm 3: Nhân mô sẹo
Qua 14 ngày nuôi cấy, mẫu mô sẹo đã cảm ứng
với môi trường, có sự gia tăng dần kích thước ở
một số nghiệm thức đến 28 ngày sau khi cấy,
nhưng không có sự khác biệt thống kê ý nghĩa.
Sang 42 ngày sau khi cấy, kích thước mô sẹo tăng
lên rõ rệt ở tất cả các nghiệm thức (Bảng 4).
Nghiệm thức có kích thước mô sẹo cao nhất ở 42
ngày sau khi cấy là nghiệm thức C5 (2 mg/l TDZ
+ 0,5 mg/l NAA), đạt 12,5 mm. Tuy nhiên, không

Bảng 4. Ảnh hưởng của BA, TDZ và NAA lên sự nhân mô sẹo
Nghiệm thức
C1 (Đ/C)
C2

BA
3
1

TDZ
0
0

Kích thước mô sẹo (mm)

NAA
0,5
0,5

42 NSKC
12,17a
9,33 b

118

56 NSKC
14,00a
10,75 b

Đặc điểm mô sẹo
Khối chặt, vàng nhạt
Khối chặt, xanh

nguon tai.lieu . vn