Xem mẫu

  1. Khăn ướt trẻ em: Không thể kiểm soát chất lượng Chị Lê Thanh Hải ở Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội tỏ ra rất ngạc nhiên trước thông tin về việc khăn ướt cho trẻ em có thể gây ảnh hưởng cho da. Chị Hải vẫn thường xuyên sử dụng khăn ướt cho em bé 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, chị cũng cho biết, tại cửa hàng nơi chị mua khăn, người bán hàng cũng khuyên, không nên chọn loại khăn có mùi vì có thể khăn đã bị tẩm hóa chất nhiều quá mức, gây ảnh hưởng xấu cho da của trẻ. Còn chị Trần Thu Hiền, Thanh Xuân, Hà Nội thì kiên quyết: "Sẽ không sử dụng khăn ướt cho bé". Theo chị Hiền, phòng hơn chống, dù sao những kinh nghiệm dân gian vẫn nên thực hiện theo, vừa an toàn, vừa đỡ chi phí dù có lích kích đôi chút. Cùng quan điểm này,
  2. chị Nguyễn Hoàng Yến, ở Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội cho biết, khăn ướt cũng tiện lợi thật nhưng chỉ nên dùng khi có việc thật cần thôi, chứ không nên sử dụng thường xuyên. Kinh nghiệm của chị Yến là dùng bông gòn, thấm nước (nếu cẩn thận có thể sử dụng chút nước muối pha loãng, đóng sẵn vào chai), lau chùi vừa tiện ích, sự thuận lợi cũng không kém gì khăn ướt vì có thể vứt đi ngay. Tìm hiểu quy trình sản xuất khăn ướt, chúng tôi được biết nguyên liệu chính thường được các nhà sản xuất sử dụng là giấy Airlaid, vải không dệt. Những nguyên liệu này được tẩm ướp hóa chất pha theo những công thức nhất định (tùy từng nhà sản xuất mà cho mùi thơm, chiết xuất chất lô hội...), sau đó đóng gói. Sản phẩm được đóng gói dạng túi, hộp là chủ yếu. Thường dây chuyền được trang bị chương trình quản lý tự động cao. Tuy nhiên, một nhân viên của một
  3. công ty chuyên sản xuất khăn ướt cho biết, quy trình dù quản lý sát sao như thế nào (kiểm tra thường xuyên mỗi khi xuất lô hàng, kiểm tra hóa chất đầu vào...) nhưng xác suất sai dù rất nhỏ vẫn có thể xảy ra. Ví dụ, nguồn nước, bao bì không được dán kỹ... Khi đó, khăn sẽ hỏng và thường có mùi ngay sau 1 tuần sản xuất. Chi cục quản lý thị trường chưa bao giờ kiểm tra... Trao đổi với phóng viên của chúng tôi, ông Trần Công Tuấn, chi cục trưởng Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hà Nội khẳng định, các loại khăn ướt được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam với những quy định rõ ràng. Tuy nhiên, do lực lượng quá mỏng và kiêm nhiệm nhiều việc nên công tác quản lý không thể bao quát hết được.
  4. Quản lý thị trường có 16 đội, mỗi đội có hàng chục người có chức năng chống gian lận thương mại, kiểm tra hàng nhập qua biên giới. Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng chỉ có vài ba người có trách nhiệm kiểm tra các tiêu chuẩn, nhưng kiểm tra cũng chỉ theo đợt. Đáng lo ngại, do nhận thức hoặc do không có điều kiện kinh tế, thường hàng nhái, không đảm bảo được bán ở các vùng quê. Ở các thành phố lớn, nơi người dân "tinh", "sành" hơn, hàng dởm, hàng kém chất lượng khó tiêu thụ được. Theo kinh nghiệm cá nhân ông Tuấn: Nói đến khăn ướt không đảm bảo, có thể nghĩ ngay đến nguyên liệu làm giấy và hóa chất tẩm ướp. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận, có những loại khăn ướt xịn, đảm bảo tiêu chuẩn nhưng người sử dụng do da mẫn cảm với một loại nguyên liệu, hóa chất nào đó mà bị mẩn ngứa. Điều này cũng giống như trẻ con, đôi khi mẩn ngứa do nước sạch có khử clo hoặc người từ vùng này tới
  5. vùng khác bị dị ứng. Vì thế nếu có viêm da, dị ứng, cần tìm hiểu ngọn ngành từ nhiều nguồn chứ không nên đổ lỗi hoàn toàn. Ông Nguyễn Việt Cường, chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết: Mặt hàng khăn ướt được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn khoa học công nghệ, chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp tự công bố và chịu trách nhiệm. Khi sản phẩm lưu thông trên thị trường, ngành thương mại sẽ chịu trách nhiệm quản lý. Ngành y tế chỉ tham gia thanh kiểm tra khi có sự đề nghị của ngành thương mại. Còn ông Phạm Bá Dục, chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội khẳng định: Từ trước đến nay chúng tôi chưa thấy ai phản ánh về mặt hàng này nên chưa bao giờ kiểm tra. Chúng tôi chỉ biết khăn ướt được dùng trong các nhà hàng để lau tay (loại khăn khi đập bổ bốp - PV). Loại khăn này chẳng ai dùng
  6. vệ sinh cho trẻ con. Tới đây chúng tôi sẽ quan tâm hơn tới mặt hàng khăn ướt dành cho trẻ em.
nguon tai.lieu . vn