Xem mẫu

Unpacking the Theory – Policy Interface of Local Economic Development: an
Analysis of Cardiff and Liverpool, by Philip Boland

Khám phá mối quan hệ lý thuyết - chính sách của sự phát triển
kinh tế địa phương : Phân tích trường hợp của Cardiff và
Liverpool
Philip Boland

[Bài viết được nộp lần đầu vào tháng 1/2005 và hoàn chỉnh vào tháng 10/2006]

Tóm tắt: Bài viết đề cập đến mối quan hệ lý thuyết – chính sách của sự phát triển kinh tế. Nó mô tả
chuỗi đường truyền mà qua đó các kiến thức học thuật về khu vực đô thị cạnh tranh được trình bày,
tạo lập và thể chế hóa trong lý thuyết và thực tiễn phát triển kinh tế địa phương. Nội dung chính của
bài viết là sự nghiên cứu mang tính chất phê bình về vai trò ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các
chuyên gia cố vấn học thuật trong việc định hướng các chính sách phát triển kinh tế địa phương. Đặc
biệt, bài viết nêu lên phạm vi mà những chuyên gia này tác động trực tiếp lên việc tạo lập chính sách
trong hai trường hợp nghiên cứu ở Cardiff và Liverpool. Một nội dung khác cũng được nhắc đến là
việc sử dụng chuyên gia của các nhà chức trách địa phương, lý do để lựa chọn một số chuyên gia và
phạm vi mà các chuyên gia này hoạt động nhằm giúp dựng lên bối cảnh của chính sách phát triển
kinh tế địa phương. Bài viết kết thúc bằng việc đưa ra một số nhận xét về mối quan hệ giữa lý thuyết
và thực tiễn của sự phát triển kinh tế địa phương và sự tương đồng giữa các xu hướng chính sách
phát triển kinh tế địa phương ở Cardiff và Liverpool.
Lời mở đầu
Một vài năm trước đây, một đồng nghiệp của tôi tại Cardiff – John Lovering đã viết một bài luận chiến
chống lại “khuynh hướng địa phương mới”, trong đó ông khẳng định rằng “Chính sách chi phối lý thuyết”
(Lovering, 1999). Không chỉ là lý thuyết học thuật cặn kẽ, chính xác nhằm dẫn ra chính sách công, lý thuyết
phát triển kinh tế địa phương còn dựa vào một dẫn ngôn trong đó có đưa ra những nội dung chọn lọc về địa
phương hóa, chính sách địa phương và sự phát triển địa phương ở một số vùng cụ thể trên thế giới. Việc gia
tăng “nhóm dịch vụ địa phương” - một nhóm các chuyên gia phát triển kinh tế có tác động lớn trong việc
thúc đẩy địa phương trở thành địa điểm phát triển kinh tế (Lovering, 1999, 2001, 2003). Tương tự,
Legendijk và Cornford (2000) cũng bàn luận về sự tăng trưởng của “ngành phát triển địa phương” chính bao
gồm “sự gia tăng dày đặc” của các cơ sở, tổ chức, cơ quan, văn phòng tư vấn, và giới học thuật, trong đó
chú trọng đến tính cạnh tranh của địa phương. Với vai trò là các chuyên gia tư vấn về phát triển địa phương,
Lagendijk và Cornford (2000) đã nêu ra quy trình mà tri thức và các khái niệm được đưa vào các chính sách
phát triển địa phương. Đặc biệt, họ nhấn mạnh sự đóng góp có tầm ảnh hưởng lớn của các nhà học thuật và
các chuyên gia tư vấn cho “diễn ngôn phát triển địa phương”. Trong những năm gần đây, sự chú trọng đã có
những thay đổi về mặt quy mô với số lượng lớn các dự án nghiên cứu, sách, báo, các hội thảo và hội thảo
chuyên đề về các đô thị và khu vực đô thị. Song song với đó là sự xuất hiện của một loạt các tài liệu về
chính sách từ chính phủ Anh, các cơ quan địa phương và những người dân địa phương với những ý kiến,
quan điểm giống nhau. Một số người thể hiện sự đồng tình với các nhà lý luận nổi trội, một số khác lại

hướng theo các dự án nghiên cứu chính thức. Bài viết này xem xét mối quan hệ giữa lý thuyết và chính sách
và đặc biệt là vai trò của các chuyên gia học thuật trong việc tác động đến các chính sách phát triển kinh tế
địa phương. Những chuyên gia này tác động trực tiếp lên các chính sách hay mối quan hệ giữa lý thuyết và
chính sách phức tạp và nhiều sắc thái hơn? Một nội dung khác được nhắc tới là việc sử dụng các chuyên gia
của các nhà chức trách địa phương, lý do lựa chọn một số chuyên gia này mà không phải là những chuyên
gia khác và phạm vi mà các chuyên gia này hoạt động nhằm giúp dựng nên bối cảnh cho các chính sách
phát triển kinh tế địa phương.
Bài viết được chia thành ba phần. Phần đầu tiên đặt ra khung lý thuyết thông qua những thảo luận mang tính
chất học thuật về phát triển kinh tế địa phương. Phần thứ hai nêu ra mối quan hệ giữa lý thuyết và chính
sách ở Cardiff và Liverpool thông qua việc phân tích các tài liệu về chiến lược phát triển kinh tế địa phương
và các bài phỏng vấn với những người có liên quan đến chính sách phát triển kinh tế địa phương. Động lực
thúc đẩy tôi viết bài này là việc tham gia Hội thảo thường niên năm 2005 của các Đô thị thuộc các đảo về
“Các nền kinh tế năng động và các khu vực đô thị” được tổ chức tại Cardiff. Sự kiện này quan trọng đối với
bài viết này của tôi ở hai cấp độ. Trước hết, nó là ví dụ về mối quan hệ giữa các nhà lý luận học thuật và các
nhà lập chính sách địa phương. Điều đặc biệt thú vị không phải là nội dung của bài phát biểu chủ đạo nêu ra
bối cảnh nền kinh tế tri thức ở các khu vực đô thị cạnh tranh mà chính là phạm vi lý thuyết phát triển kinh tế
mà chính quyền địa phương và những người tham dự thuộc khu vực công tán thành và không có chỗ cho
những câu hỏi thăm dò hay những than phiền mang tính chất phê bình. Tiếp đến, phiên họp nổi bật về các
chính sách phát triển kinh tế địa phương ở Liverpool và Cardiff đã nêu ra những vấn đề quan trọng hình
thành nên cơ sở của bài viết này – cụ thể là vai trò của các nhà lý luận học thuật trong việc tạo lập chính
sách. Bài viết kết thúc bằng việc đưa ra một số nhận xét về mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn trong sự
phát triển kinh tế địa phương và sự tuơng đồng trong chính sách phát triển kinh tế địa phương tại Liverpool
và Cardiff.
Toàn cầu hóa và sự chuyển đổi của Nhà nước
Toàn cầu hóa là một khái niệm phổ biến trong ngôn ngữ của các nhà lý luận học thuật và các nhà lập chính
sách công; hơn nữa, nó đưa ra nền tảng lý thuyết tổng quát cho bài viết này. Toàn cầu hóa ám chỉ sự phát
triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, địa lý và công nghệ tác động lên mối quan hệ giữa không gian, địa
điểm ,các cơ sở và con người (xem Amin, 2002, trang 385, Dicken, 2004, trang 17, Jessop, 1999, trang 13;
Jones and jones, 2004, trang 410; Pike và nhóm tác giả, 2006, trang 4; Short, 2001, trang 10). Tuy nhiên,
toàn cầu hóa cũng có mặt tiêu cực, nó bị cho là thiếu mạch lạc, rõ ràng và nhất quán (Hirst và Thompson,
2002, trang 247; Jessop, 1999, trang 2; Steger, 2003, trang 9). Đặc biệt người ta cũng nghi vấn về khả năng
đưa ra những giải thích tổng quát cho các sự kiện toàn cầu của khái niệm này. Ví dụ, Cox (2004, trang 188)
cho rằng sự phát triển không đồng đều là lý do quan trọng hơn cho những thay đổi diễn ra trong những năm
gần đây, trong khi Dicken (2004, trang 7) lại cho rằng toàn cầu hóa là khái niệm mang tính mô phỏng hơn là
tính giải thích hay tính nhân quả. Ở diện rộng, toàn cầu hóa bị coi là “cuộc chiến ngầm” giữa các nhà toàn
cầu hóa và giới hoài nghi. Giddens (1999) cho rằng toàn cầu hóa, đặc biệt là sự tăng trưởng của nền kinh tế
toàn cầu là một cái gì đó mới mẻ và mang tính biến đổi đã cách mạng hóa dần môi trường hoạt động của các
nhà nước dân tộc. Những thay đổi này tạo ra các cơ hội cho sự phát triển kinh tế thông qua thương mại toàn
cầu tăng cường và sự kết nối toàn cầu rộng lớn hơn. Tuy nhiên, những người khác lại thận trọng với điểm
tích cực của toàn cầu hóa này. Hirst và Thompson (1999, 2002) cho rằng toàn cầu hóa mang tính thần thoại
nhiều hơn là thực tế và đã bị phóng đại bởi những thành phần mà quyền lợi của họ được đảm bảo bất di bất
dịch nhằm xây dựng một hệ tư tưởng về tự do mới. Họ cũng bác bỏ ý kiến cho rằng nền kinh tế toàn cầu hội
nhập đã xuất hiện hòa tan các nền kinh tế và làm suy yếu quyền lực của quốc gia dân tộc. Một số người
khác lại nêu ra những cảnh báo về toàn cầu hóa và những hạn chế của nó với tư cách là một chu trình và
một khái niệm mang tính giải thích (Steger, 2003, trang 16; Went, 2000, trang 43).
Dicken (2004) và Jones and Jones (2004) kêu gọi một phân tích được công bố trên phương diện địa lý nhiều
hơn về toàn cầu hóa và đặc biệt là ảnh hưởng của nó đối với mối quan hệ về lãnh thổ giữa nation-state.

Dicken (2004, trang 7-9) đặt ra nghi vấn về những bằng chứng mang tính phóng đại và thuộc về thần thoại
có tính chọn lọc của các nhà toàn cầu hóa và những dữ liệu kinh tế định lượng do giới hoài nghi đưa ra. Ông
cũng chỉ ra rằng các nhà lý luận vẫn cần phải kết hợp một cách hiệu quả các dữ liệu định tính vào sự biến
động của nền kinh tế thế giới và các gợi ý cho nhà nước. Xa hơn, Jones and Jones (2004, trang 411) đưa ra
những diễn giải mang thích chất không gian, vô hướng nhiều hơn về quyền lực nhà nước trong điều kiện
toàn cầu hóa, tức là nhà nước sẽ bị tác động như thế nào và sẽ phản ứng như thế nào với những thách thức
mà toàn cầu hóa đưa ra. Từ góc độ xã hội học, Jessop (1999, 2002) đã nhận xét về sự chuyển đổi của nhà
nước dưới tác động của toàn cầu hóa bao gồm sự biến đổi về mặt phạm vi trong các hoạt động của nhà
nước. Một số thẩm quyền và quyền lực nhất định của nhà nước đã được chuyển sang cho các tổ chức siêu
quốc gia hoặc các tổ chức dưới phạm vi quốc gia. Tuy nhiên, ngoài việc quyền lực nhà nước bị thử thách
bởi các tổ chức ở các cấp độ khác nhau, vai trò của nhà nước cũng được xác định lại và nó tiếp tục giữ vai
trò là tổ chức quyền lực có vai trò quan trọng trong chính trị, kinh tế và hệ tư tưởng. (Jessop, 2002, trang 1215). Tương tự, một phân tích mang tính chất địa lý gần đây của Elden (2005) bác bỏ ý kiến cho rằng toàn
cầu hóa gây ra việc xóa bỏ lãnh thổ quốc gia, phân tích này cho rằng quốc gia đang được định hình lại dưới
tác động của toàn cầu hóa.
Hai ý kiến quan trọng nổi lên ở đây. Một là toàn cầu hóa đã tác động đến sức mạnh quyền lực và chức năng
của nhà nước và tác động đến quy mô lãnh thổ của nhà nước (Amin, 2004a; Dicken, 2004; Jessop, 2002;
Jones and Jones, 2004; Massey, 2004a). Hai là, sự cạnh tranh toàn cầu sâu rộng đã khiến cho các nhà lập
chính sách địa phương, khu vực và toàn quốc phải chú trọng tới tính cạnh tranh như là một công cụ kinh tế
trọng yếu (Amin, 2002. trang 386-388, 2004b, trang 218; Cõ, 2004, trang 179; Hirst and Thompson, 1999,
trang 4; Martin, 2004, trang 149-150; Massey, 2004b; Pike và nhóm tác giả, 2006, trang 10-12). Những vấn
đề này sẽ được xem xét ở phần tiếp theo dưới góc độ phê bình những khái niệm nổi bật trong lý thuyết và
thực tiễn phát triển kinh tế địa phương.
Quy mô địa lý và tính cạnh tranh kinh tế: chủ nghĩa khu vực mới, các đô thị cạnh tranh và chủ nghĩa
khu vực đô thị
Những năm gần đây, những nhà địa lý (Jonas, 2006; Marson và nhóm tác giả., 2005), những nhà phân tích
đô thị và khu vực (Collinge, 2005, 2006) và các nhà hoạch định không gian (Healey, 2004) đã có những
nhận thức về lý luận và bản thể quy mô. Những định nghĩa được dùng để hiểu về đời sống, các sự kiện, các
cấu trúc và các quy trình xã hội, chính trị và văn hóa, ở những hệ thống không gian khác nhau hoặc như
Jonas (2006, trang 404) giải thích: “quy mô là một lăng kính mà qua đó có thể suy nghĩ và hành động theo
sự thay đổi”. Một chủ đề cụ thể hơn là phạm vi mà toàn cầu hóa đã ảnh hưởng tới chức năng của quốc gia
dân tộc và xuất hiện và những mối quan hệ qua lại lẫn nhau giữa các hệ thống cấp bậc giữa các lãnh thổ
quốc gia. Trong quá khứ, các cuộc tranh cãi tập trung vào việc liệu các quy mô được cố định như là các biên
giới lãnh thổ hay thay đổi theo thời kỳ thành các cấp độ mạng lưới, hình thang và đan xen (Brenner, 2001;
Brenner và nhóm tác giả, 2003; Howitt, 2003; Marston, 2000; Paasi, 2004; Smith, 2003); một phần ba số
quan điểm ủng hộ quy mô không có biên giới do hiến pháp chung của các địa phương và toàn cầu quy định
(Amin, 2002, 2004a; Massey, 2004a). Và cuộc tranh cãi gần đây nhất về tính hợp pháp của quy mô như một
công cụ tổ chức chung và theo dõi sự trao đổi giữa Marston và nhóm tác giả (2005),Collinge (2006) và
Jonas (2006). Rõ ràng với toàn cầu hóa sẽ có những cuộc tranh cãi không bao giờ chấm dứt. Mục đính của
bài viết này chỉ ra hai vấn đề từ cuộc tranh cãi về quy mô: thứ nhất toàn cầu hóa đã dẫn tới sự tăng lên
những khái niệm vô hướng (Brenner, 2001, trang 549); thứ hai là ý kiến khẳng định rằng những khái niệm
về quy mô từ thực tiễn và diễn ngôn về thể chế hóa (Marston, 2000, trang 219-220;Howitt, 2003, trang 139;
Paasi, 2004, trang 537). Bài viết này phát triển thêm những vấn đề trên theo phương diện các khái niệm về
quy mô khác nhau, như là các vùng, đô thị và các khu vực đô thị được phát triển, hình thành và thể chế hóa
như thế nào trong lý thuyết và thực tiễn phát triển kinh tế địa phương.
Thêm vào đó, tính cạnh tranh và sự nhấn mạnh về lợi thế cạnh tranh đã nổi lên như một vấn đề về phát triển
kinh tế (xem Porter, 1996, 2003; xem Beg, 1999; Camagni, 2002; Malecki, 2002; Turok et al, 2004; Turkok,
2005). Một ý kiến cho rằng lợi thế cạnh tranh của các công ty có thể được mở rộng thành quốc gia, khu vực

và các địa phương nơi mà tính cạnh tranh được định nghĩa dưới dạng năng suất của các công ty trong lãnh
thổ đó. Một ý kiến khác kết hợp giữa tính cạnh tranh của các công ty với hoạt động kinh tế của cả vùng đó
(ví dụ như, mức độ giàu có, thịnh vượng và tiêu chuẩn đời sống). Cạnh tranh đã trở thành một định nghĩa
tồn tại khắp nơi trong lý thuyết và thực tiễn phát triển kinh tế bởi vì có ý kiến tranh luận cho rằng, nó sẽ bảo
vệ con đường tới đỉnh cao kinh tế (Begg, 1999, trang 795; Camagni, 2002 trang 2395). Ở vương quốc Anh
có sự xuất hiện các chỉ số cạnh tranh nhằm xếp loại hoạt động của các vùng , khu vực (Cooke, 2004;
Huggins, 2003; www.hugginsassosiates.com, www.dtistats.net, www.statistics.gov.uk). Các đô thị cạnh
tranh nhất cũng là những đô thị chứa đựng sự tập trung các hoạt động kinh doanh chất xám nhiều nhất. Nói
theo quan điểm chính trị, chúng cung cấp những công cụ làm bằng chứng có giá trị để so sánh hoạt động
cho các thành viên Hội đồng và các viên chức; ngoài ra, chúng còn giúp hợp thức hóa các chính sách nhấn
mạnh vào tính cạnh tranh và nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, các diễn ngôn về tính cạnh tranh cũng nhận
được một vài sự phản đối gay gắt. Các nhà phê bình chỉ trích rằng tính cạnh tranh dựa trên những khái niệm
sai và kém phát triển về sự vận động của các nền kinh tế - ví dụ như, chúng không cạnh tranh giống như các
công ty trong các nền kinh tế vi mô, đưa ra các quan niệm về mặt lý thuyết (xem Bristow, 2005; Krugman,
1996a, 1996b; Lovering, 2001, 2003; Urwin, 2006). Lovering (2001, trang 350) cũng tranh cãi rằng khi
cạnh tranh được áp dụng vào những khối xã hội được xác định về mặt lãnh thỏ như là đô thị, vùng dẫn đến
việc mất đi tính chặt chẽ. Đối với Krugman (1996a, trang 4-5; 1996b, trang 17-18), cạnh tranh đã trở thành
nỗi ám ảnh nguy hiểm giữa các nhà lập chính sách dẫn đến những chính sách sai lệch. Một sự chỉ trích khác
là diễn ngôn về cạnh tranh được xây dựng một cách lý tưởng hóa bởi những đối tượng xã hội quyền lực
(Bristow, 2005, trang 297-300; Gordon và Buck, 2005, trang 20). Ngoài ra, các phương pháp xếp loại tính
cạnh tranh sai lệch dẫn tới việc so sánh nhầm lẫn giữa các khu vực (Bristow, 2005, trang 296).
Tuy nhiên xung quanh cuộc tranh cãi giữa quy mô và tính cạnh tranh, chúng đã trở thành những khái niệm
nền tảng trong lý thuyết phát triển kinh tế. Kể từ cuối những năm 1990, một cơ sở nghiên cứu đã chỉ ra rằng
trong thời đại toàn cầu hóa, quy mô quốc gia ngày càng trở thành thử thách trong việc phát triển và quản lý
kinh tế (xem Cooke và Morgan, 2000; Morgan, 1997, 1998; Porter, 2003; Scott và Storper, 2003). Dựa vào
các tình huống cụ thể ở Mỹ (ví dụ như thung lũng Silicon) và Châu Âu (như Emilia-Romagna và BadenWurttemberg), các nhà lý luận đã nhấn mạnh sự phát triển khu vực cạnh tranh quyết định sự phát triển kinh
tế. Những nền kinh tế tri thức được xem như bàn đạp trong quá trình phát triển kinh tế bởi vì chúng chứa
đựng những nhân tố chính của việc phát triển kinh tế (Porter, 2003, trang 550; Scott và Storper, 2003, trang
580). Ngoài ra, các vùng “tri thức” và “trí tuệ” được xem như nhân tố thúc đẩy cho quá trình phát triển kinh
tế trong việc tận dụng kiến thức, đổi mới để phát triển tính cạnh tranh kinh tế (Morgan, 1997, trang 492,
trang 498-500, 1998, trang 235-242; Cooke và Morgan, 2000, trang 17-24). Một phiên bản tương tự gần đây
nhấn mạnh vào vào các đô thị hồi sinh, cạnh tranh và sáng tạo như là một chất xúc tác của việc phát triển
kinh tế khu vực và quốc gia (Begg, 1999, 2002; Boddy, 2003; Buck et al, 2005; Florida, 2003; Parkinson và
Boddy, 2004; Storper và Manville, 2006) hay còn được gọi bằng cụm từ “chủ nghĩa đô thị cạnh tranh”
(Ward và Jonas, 2004)
Bài viết này cũng nêu ra những nhân tố chính của phát triển kinh tế là sự liên kết, các cụm công nghiệp, sự
đổi mới và sự chuyên nghiệp (Boddy, 2003, trang 90-91; Porter, 2003, trang 562-569; Scott và Storper,
2003, trang 581-585), cộng thêm sự đa dạng kinh tế, sự kết nối và chất lượng cuộc sống (Boddy và
Parkinson, 2004a, trang 423-426; Beg, 2002, trang 313-318). Trong vấn đề sau, lý thuyết về tầng lớp sáng
tạo của Floria đã có tầm ảnh hưởng đặc biệt ở Mỹ và vương quốc Anh (Florida, 2003). Phát triển kinh tế
được định hướng bởi khả năng của đô thị trong việc thu hút những con người sáng tạo thay vì các nhân tố cổ
điển và điều này sẽ lần lượt thu hút đầu tư và thúc đẩy kinh tế phát triển. Các đô thị cần mở cửa hơn, đa
dạng hơn nhằm thu hút các tầng lớp sáng tạo- những con người thông minh, sáng tạo và chuyên nghiệp. Để
cải thiện sức thu hút đối với những con người tài năng này, các đô thị cần đổi mới về lối sống (xem “tiếp thị
đô thị” ở phần sau). Đáp lại, Nathan (2005) đã đưa ra gợi ý rằng các lý thuyết của Florida chứa đựng những
điểm yếu cơ bản và không thể tạo nên sự đổi mới nào trong bộ mặt kinh tế các đô thị. Sự chỉ trích tập trung
vào vấn đề nhân khẩu và địa lý của nhiều đô thị của Mỹ và Vương quốc Anh không phù hợp với quy mô.
Điều này sẽ phá hoại tính hệ thống của các khái niệm về các tầng lớp sáng tạo (Nathan, 2005, trang 3-6)

Ngành tư vấn lý luận học thuật phát triển
Trước hết, thông qua sự gia tăng của các chuyên gia tư vấn về lý thuyết (Lagendijk và Cornford, 2000) hay
các chuyên gia lý luận thầu khoán (Lovering, 2003) một ngành có sức ảnh hưởng lớn đã xuất hiện (ngành tư
vấn lý luận học thuật). Tại đây, các nhóm chuyên gia lý luận và các nhà nghiên cứu đến từ cùng trường đại
học, hoặc từ các trường đại học khác nhau mà có chung quan điểm sáng lập ra các cơ quan nghiên cứu,
thường là liên ngành và tự hạch toán nhằm thu hút các nguồn tài trợ. Những cơ quan này bao gồm: Ủy ban
Châu Âu (ví dụ, chương trình khung), Hội đồng Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội (ESRC), các cơ quan của
chính phủ như Văn phòng của Phó thủ tướng (ODPM hiện nay là Văn phòng của Cộng đồng và Chính
quyền địa phương), các tổ chức địa phương có trách nhiệm ví dụ như Quốc hội xứ Wales/ Chính phủ Wales,
Cơ quan Phát triển khu vực (RDAs), các Văn phòng Chính phủ về Khu vực, chính quyền địa phương và các
tổ chức nhà nước và tư nhân khác. Việc sáng lập này được khuyến khích bởi niềm hi vọng rằng các chuyên
gia lý luận sẽ đảm bảo được nguồn tài chính cho việc nghiên cứu vốn rất quan trọng cho tiến trình của công
việc. Thực chất, nguồn tài trợ nghiên cứu thu hút được từ bên ngoài là chỉ số để đo lường sự xuất sắc về mặt
học thuật khi mà các trường đại học tự nâng lên thành các tổ chức nghiên cứu mang tầm cỡ thế giới. Như
bài viết này nêu ra, một số chuyên gia tư vấn về lý luận nhất định đóng vai trò chủ chốt trong việc tiến hành
các dự án nghiên cứu và đảm nhận việc tư vấn cho một số tổ chức liên quan đến sự phát triển kinh tế. Ảnh
hưởng của cộng đồng học thuật này lên chính sách công đòi hỏi phải có lộ trình rõ ràng mà các công trình
nghiên cứu được xuất bản trên các tạp chí nổi tiếng thế giới, nhưng quan trọng hơn là nó ngày càng đòi hỏi
phải có các dự án nghiên cứu cho các tổ chức có trách nhiệm đối với chính sách phát triển kinh tế.
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và áp lực cạnh tranh mạnh mẽ, các cơ quan phát triển kinh tế địa phương và
khu vực đang khao khát những “khái niệm và mô hình phát triển có đưa ra những hướng dẫn cho việc tăng
cường tính cạnh tranh” (Mackinnon và các tác giả khác, 2002, trang 296; Lagendijk và Cornford, 2000,
trang 209-210). Tại đây, các chuyên gia tư vấn về lý luận xuất hiện một cách đồng loạt để đưa ra các nghiên
cứu và những tư vấn về tính cạnh tranh, sự dổi mới, các đô thị và khu vực đô thị, kinh tế tri thức, các nhóm
xã hội, các ngành công nghiệp năng động và các bảng thành tích. Xét trên phương diện toàn cầu, Michael
Porter và Richard Florida là những tiếng nói có tầm ảnh hưởng lớn. Trên Website của Porter có thông tin là
ông đã tư vấn cho các nhà lãnh đạo cấp quốc gia của nhiều nước trên thế giới về chính sách phát triển kinh
tế bao gồm cả Anh quốc, và đã hỗ trợ rất nhiều chính phủ quốc gia và chính quyền địa phương trong việc
tăng cường tính cạnh tranh (Viện nghiên cứu Chiến lược và Cạnh tranh, Đại học Harvard,
www.isc.hbs.edu). Một chuyên gia cao cấp tại Cơ quan Phát triển Tây Bắc (NWDA) đã cung cấp thông tin
về những công tác nghiên cứu và tư vấn của Porter về tính cạnh tranh kinh tế, sự đổi mới và các nhóm công
nghiệp đã ghi dấu ấn trong nghiên cứu về chính quyền ở ODPM và Phòng Công nghiệp và Thương mại như
thế nào. Tương tự như vậy, những quan điểm của Florida đã trở nên phổ biến với những nhà nghiên cứu và
những người lập chính sách về sự phát triển kinh tế (www.creativeclass.org; Nathan, 2005, trang 1-3). Cũng
giống Porter, Florida gần đây cũng hoạt động rất năng nổ tại Anh – Ví dụ, ông có bài phát biểu chủ đạo
trong Hội nghị thượng đỉnh về tính cạnh tranh quốc gia giữa trường Đại học Cambridge và Viện nghiên cứu
MIT với chủ đề “Những địa phương năng động và táo bạo” (www.cambridge-mit.org). Đây cũng là một
trường hợp khác mà các chuyên gia lý luận và các nhà làm luật tác động lẫn nhau nhằm thảo luận về những
vấn đề lien quan đến tính cạnh tranh trong nền kinh tế Anh. Thật thú vị là sự kiện này do NWDA đồng tổ
chức (www.nwda.co.uk) và diễn ra ở Manchester – đô thị gần đây dược vinh danh là đô thị năng động nhất
của Anh quốc theo chỉ số Boho của Anh do Demos cung cấp.
Từ góc độ nước Anh, một chuyên gia có tầm ảnh hưởng lớn tên là Michael Parkinson tại Đại học Liverpool
John Moores đã hướng dẫn thực hiện các dự án nghiên cứu chính về các đô thị cạnh tranh cho Ủy ban Châu
Âu, ESRC và ODPM (Boddy và Parkinson, 2004b; Parkinson và nhóm tác giả, 2004; ww.ljmu.ac.uk/eiua).
Một trường hợp khác là Alan Harding thuộc đại học Salford với công trình nghiên cứu về khu vực đô thị
cho ODPM và NWDA (Harding và nhóm tác giả, 2006; www.surf.salford.ac.uk). Những trường hợp khác
bao gồm James Simmie (Parkinson và nhóm tác giả, 2004) thuộc đại học Oxford Brookes và Brian Robson
(Harding và nhóm tác giả, 2006) thuộc đại học Manchester và một số chuyên gia cố vấn về chính sách nổi
trội như Greg Clark và Geoff Mulgan, những người mong muốn có vị trí cao trong chính phủ Anh. Đây

nguon tai.lieu . vn