Xem mẫu

  1. Kèm con học ở nhà không phải là 'xới vật' Ai cũng biết bài tập về nhà là nhằm củng cố những kiến thức mà trẻ học được khi ở trường và là cơ hội để các bà mẹ quan tâm đến việc học của con mình. Nhưng để việc kèm cặp con làm bài ở nhà không thành "xới vật" của cả gia đình thì bạn hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây... 1. Ở giai đoạn đầu, khi trẻ học lớp 1 và chuẩn bị lên lớp 2 thì việc học đọc là bài tập quan trọng nhất. Bạn hãy cố gắng sắp xếp thời gian để đọc sách với trẻ vào mỗi tối. Để việc đọc có hiệu quả và đảm bảo tính thường xuyên, bạn hãy tạo cho con một cuốn nhật ký học đọc, chỉ cho con biết việc bạn đang làm và theo dõi quá trình cũng như sự tiến bộ của con. 2. Đừng quá quan trọng về thời gian con bạn học ở nhà là bao lâu, mà hãy kiểm tra ý hiểu của con về bài tập đó. Tuy nhiên, bạn cần đề ra một thời gian biểu khắt khe mà con bạn cần phải dành cho việc học ở nhà. 3. Bằng cách trò chuyện, hãy để con kể lại những gì đã được học ở trường ngày hôm đó. Đây chính là cách ôn bài hữu ích nhất đối với trẻ, đặc biệt là khi bạn tỏ ra quan tâm, chủ động hỏi về ngày đi học của con. Tạo thói quen làm bài tập ở nhà cho con: - Góc học tập phải yên tĩnh, đủ ánh sáng, đủ các đồ dùng học tập cần thiết... - Tìm hiểu các phương pháp hiện đại để dạy cho con. - Bố mẹ và con cùng lập ra một thời gian biểu cho việc học ở nhà và để con bạn có quyền chọn thời gian thích hợp để cho việc đó.
  2. - Cho con ăn đủ chất trước khi bắt đầu học. - Trao đổi với con về những yêu cầu của bài tập và chỉ ra mối liên hệ giữa bài tập ở nhà và bài học trên lớp của con. - Tránh bật tivi nhưng có thể nghe nhạc nếu thấy con bạn vẫn tập trung. - Đừng bao giờ giúp trẻ nhanh chóng hoàn thành bài tập bằng cách đưa ra đáp án, hãy gợi ý cho con cách giải hoặc cách tra cứu từ mới trong từ điển. - Đừng ép con làm bài theo phương pháp mà bạn đã từng học trước đây, vì có thể trẻ sẽ rất bối rối khi không thể hiểu được cách mà bạn đưa ra. - Để việc học ở nhà không trở nên nhàm chán với con, hãy tạo cho con sự hứng khởi để con bạn mong muốn được bắt tay vào công việc đó. Hãy lên danh sách những khả năng nổi trội hay điểm mạnh của con bạn và tìm cách củng cố, tạo cơ hội để trẻ thể hiện thế mạnh đó để giúp con cảm thấy tự tin vào khả năng của mình. - Hãy sử dụng những ý tưởng sáng tạo cho việc học ở nhà để khuyến khích con làm theo. Chẳng hạn, thay vì "làm bài tập về nhà", bạn hãy nói với con đã đến giờ để "khám phá thế giới" hay "nghiên cứu khoa học", hoặc cho có vẻ "người lớn" bạn cũng có thể nói đến giờ "làm việc" của con rồi. Chúng sẽ cảm thấy việc học nhẹ nhàng và có phần thú vị với những trò chơi hay ho. Hoặc sẽ dễ hòa nhập cùng con hơn khi bạn "giả vờ" cũng cần làm bài tập. Buổi học có người bạn lớn đồng hành sẽ làm con thấy thích thú và có tinh thần tham gia
  3. hơn là bạn khoanh tay ngồi cạnh và nhìn chằm chằm vào bài vở con làm... Việc trẻ nói lí nhí khi học là do con chưa thực sự tự tin, con sợ sai và cảm thấy không an toàn. Bên cạnh đó, khi tuổi còn nhỏ, khả năng tự kiểm soát bản thân của trẻ chưa cao và dễ phân tán bởi những hoạt động vui chơi, giải trí nên con chưa tập trung, tự giác học. Để rèn luyện tính tự tin và tự giác cho con cần đến sự kiên nhẫn và đầu tư thời gian công sức của cha mẹ
nguon tai.lieu . vn