Xem mẫu

A. Soạn bài Đi hội chùa Hương

Câu 1. Những câu nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng ?

Trả lời : Những câu thơ sau đây cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng :

* Cảnh rừng xuân đẹp :

Rừng mơ thay áo mới xúng xính hoa đón mời.

* Cảnh chùa thơ mộng, huyền ảo :          

Lẫn trong làn hương khói

Một mùi thơm cứ vương

Đất nước mình thanh lịch

Nên núi rừng cũng thơ

Động chùa Tiên, chùa Hương

Đá còn vang tiếng nhạc

Động chùa núi Hinh Bồng

Gió còn ngân khúc hát.


Câu 2. Tìm những câu thơ bộc lộ cảm xúc người đi hội.

Trả lời : Sau đây là các câu thơ bộc lộ cảm xúc thân thương, gần gũi với cảnh vật, với mọi người xung quanh :

Nơi núi cũ xa vời

Bỗng thành nơi gặp gỡ

Một câu chào cởi mở

Hoá ra người cùng quê

Cảm xúc say mê trước cảnh đẹp :

Bước mỗi bước say mê

Như giữa trang cổ tích

Cảm xúc bồi hồi :

Dù không ai đợi chờ

Cũng thấy lòng bổi hối


Câu 3.  Khổ thơ cuối nói điều gì ?

Trả lời : Theo em, khổ thơ cuối muốn nói : người ta đi chùa Hương không phải chỉ là đi lễ Phật, mà còn là đi thăm cảnh đẹp của đất nước, để nâng cao tình cảm yêu thương đối với quê hương.

Nội dung: Tả hội chùa Hương. Người đi hội chùa Hương không chỉ để lễ Phật, mà còn để ngắm cảnh đẹp đất nước, hòa nhập với dòng người để thấy yêu hơn đất nước, yêu hơn con người.


B. Luyện từ và câu trang 70 SGK Tiếng Việt 3

Câu 1. Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho các từ ở cột A :

- Cần chọn như sau :

Lễ :

Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.

Hội :

Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.

Lễ hôi :

Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.


Câu 2. Tìm và ghi vào vở

a)  Tên một số lễ hội : lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Kiếp Bạc, lễ hội núi Bà, lễ hội Phủ Giày ...

b)   Tên một số hội : hội bơi trải, hội vật, hội cờ, hội đua thuyền, hội chọi trâu, hội đua voi, hội đua ngựa, hội chọi gà, hội khoẻ Phù Đổng.

c)   Tên một số hoạt động trong lễ hội : đua thuyền, đấu vật, đấu cờ, đấu võ, thắp nhang, tưởng niệm, ném còn, chọi trâu, đua voi, đâm trâu, đánh đu, thả diều ...


Câu 3. Đặt dấu phẩy vào các câu sau :

a)  Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.

b) Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay.

c) Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.

d)  Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.

 

Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.Vn để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tập của bài học trước và bài học tiếp theo:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử SGK Tiếng Việt 3 

>> Bài sau: Hướng dẫn giải bài tập bài Rước đèn ông sao SGK Tiếng Việt 3 

nguon tai.lieu . vn