Xem mẫu

Dưới đây là phần hướng dẫn giải bài tập được trích ra từ tài liệu “Hướng dẫn giải bài 53,54,55,56,57,58,59 trang 124 SGK Toán 6 tập 1: vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài, mời các em cùng tham khảo. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập "Hướng dẫn giải bài 46,47,48,49,50,51,52 trang 121,122 SGK Toán 6 tập 1"

Hướng dẫn giải bài tập SGK bài: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài – Toán 6 tập 1 trang 124.

Bài 53 trang 124 SGK Toán 6 tập 1 – Hình 6
Trên tia Ox, vẽ hai đoạn thẳng OM và ON sao cho OM = 3cm, ON = 6cm. Tính MN, so sánh OM và MN.
Đáp án giải bài 53:
Trên tia Ox cho 2 điểm M,N mà OM < ON (3<6) nên điểm M nằm giữa hai điểm O và N.
Suy ra OM + MN= ON;
MN = ON – OM = 6 – 3 = 3(cm).
Vậy OM = MN = 3 (cm).

Bài 54 trang 124 SGK Toán 6 tập 1 – Hình 6
Trên tia Ox, vẽ ba đoạn thẳng OA, OB, OC sao cho OA = 2cm , OB = 5cm, OC = 8 cm. So sánh BC và BA.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 54:
Theo bài ra ta có:
OA = 2cm; OB = 5cm
=> OA < OB (2cm < 5cm)
Do đó điểm A nằm giữa hai điểm O và B, ta có
OA + AB = OB
=> 2 + AB = 5
=> AB = 5 – 2 = 3 (cm)
OC = 8cm; OB = 5 cm
=> OB < OC (5cm < 8 cm)
Do đó điểm B nằm giữa O và C, ta có
OB + BC = OC
=> 5 + BC = 8
=> BC = 8 – 5 = 3 (cm)
Vậy AB = BC (=3cm)

Bài 55 trang 124 SGK Toán 6 tập 1 – Hình 6
Gọi A,B là hai điểm trên tia Ox. Biết OA= 8cm, AB= 2cm. Tình OB. Bài toán có mấy đáp số.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 55:
Có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Điểm B và O nằm cùng phía với A
Theo bài ra ta có
AO = 8cm
AB = 2cm
=> AB < A0 (2cm < 5cm)
Do đó điểm B nằm giữa hai điểm A và O
Ta có: AB + BO = AO
2 + OB = 8
OB = 8 – 2 = 6 (cm)
Vậy: OB = 6(cm)
Trường hợp 2: Điểm B và O nằm khác phía đối với điểm A
Do điểm B và điểm O nằm về 2 phía đối với điểm A nên điểm A nằm giữa 2 điểm B và O.
Ta có OA + AB = OB
=> OB = 8 + 2 = 10 (cm)
Vậy OB = 10 (cm)
Vậy bài toán có hai đáp số là 6 cm và 10 cm.

Bài 56 trang 124 SGK Toán 6 tập 1 – Hình 6
Cho đoạn thẳng AB dài 4 cm. Trên tia AB lấy điểm C sao cho AC =1 cm.
a) Tính CB
b) Lấy điểm D thuộc tia đối của tia BC sao cho BD=2cm. Tính CD.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 56:
a) Trên tia AB có hai điểm C,B mà AC< AB(1cm<4cm) nên C nằm giữa hai điểm A và B.
Do đó:
AC+ CB = AB
⇒1+ CB = 4
⇒ CB = 3(cm)
b) Điểm D thuộc tia đối của tia BC nên điểm B nằm giữa C và D, đó đó: CD = CB + BD = 3+2 = 5(cm)

Bài 57 trang 124 SGK Toán 6 tập 1 – Hình 6
Đoạn thẳng AC dài 5cm. Điểm B nằm giữa A và C sao cho BC= 3cm.
a) Tính AB.
b) Trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho BD= 5cm. so sánh AB và CD.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 57:
a) Điểm B nằm giữa A và C nên AB + BC = AC;
AB = AC – BC = 5 – 3 = 2 (cm).
b) Hai tia BC và BD trùng nhau (vì đều là tia đối của tia BA). Trên tia BC có BC< BD(3<5) nên C nằm giữa B và D. Suy ra BC=CD= BD; CD=BD – BC= 5 -3 = 2(cm).
Vậy AB = CD(= 2cm).

Bài 58 trang 124 SGK Toán 6 tập 1 – Hình 6
Vẽ đoạn thẳng AB dài 3.5 cm và nói cách vẽ.
Bạn đọc tự vẽ hình.
Hướng dẫn giải bài 58:
B1: Vẽ đường thẳng a,
B2: Trên đường thẳng a lấy một điểm A bất kì. Dùng Compa lấy 1 đường tròn tâm là A bán kính 3.5cm, quay một vòng:
B3: Đường trong cắt đường thẳng a tại B (Cắt đường thẳng A tại 2 điểm nhưng chỉ lấy 1 một điểm). Như vậy ta được đoạn thẳng AB= 3.5 cm.

Bài 59 trang 124 SGK Toán 6 tập 1 – Hình 6
Trên tia Ox, cho ba điểm M,N,P biết OM = 2cm, ON = 3cm, OP = 3.5 cm. Hỏi trong ba điểm M,N,P thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? vì sao?
  Đáp án và giải bài 59:

* Trên tia Ox có OM < ON (2cm < 3cm) nên điểm M nằm giữa O và N do đó hai tia NO và NM trùng nhau (1).

* Trên tia Ox có ON < OP (3cm < 3,5 cm) nên N nằm giữa O Và P do đó hai tia PO và PN trùng nhau (2)

Từ (1) và (2) suy ra hai tia NM và NP đối nhau. Do đó điểm N nằm giữa hai điểm M và P.

Nhận xét : Người ta chứng minh được rằng: trên tia Ox có 3 điểm M,N,P; OM=a; ON=b;OP=c nếu a
 
Các em học sinh có thể tham khảo nội dung của tài liệu qua đoạn trích “Hướng dẫn giải bài 53,54,55,56,57,58,59 trang 124 SGK Toán 6 tập 1: vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài bên dưới. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập "Hướng dẫn giải bài 60,61,62,63,64,65 trang 125,126 SGK Toán 6 tập 1"

nguon tai.lieu . vn