Xem mẫu

Nhằm giúp các em nắm bắt kiến thức môn học cũng như phương pháp giải bài tập hiệu quả, mời các em tham khảo đoạn trích Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 19 SGK Địa 6: Kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ dưới đây. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 17 SGK Địa 6

Hướng dẫn giải bài tập 1,2,3 trang 19 sgk Địa 6: Kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

Bài 1 trang 19 SGK Địa lí 6

Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải?

Hướng dẫn giải bài tập:

Khi sử dụng bản đồ, trước tiên phải xem bản chú giải vì:

Bản chú giải không chỉ giải thích các kí hiệu trên bản đồ, mà còn giúp người đọc thấy được những đối tượng địa lí cùng với các đặc trưng về số lượng và chất lượng của chúng (thông qua kích thước kí hiệu, màu sắc kí hiệu...).


Bài 2 trang 19 SGK Địa lí 6

Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bàn đồ bàng các loại kí hiệu nào?

Hướng dẫn giải bài tập:

 Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng 3 loại kí hiệu:

-  Kí hiệu điểm.

-  Kí hiệu đường.

-  Kí hiệu diện tích.


Bài 3 trang 19 SGK Địa lí 6

Khi quan sát các đường đồng mức biểu hiện độ dốc của hai sườn núi ở hình 16, tại sao người ta lại biết sườn nào dốc hơn?

Hướng dẫn giải bài tập:

Khi quan sát các đường đồng mức biểu hiện độ dốc của 2 sườn núi ở hình 16, ta có thể biết được sườn nào dốc hơn là do căn cứ vào khoảng cách các đường đồng mức. Các đường đồng mức càng gần nhau thì sườn càng dốc, càng xa nhau thì sườn càng thoải.

Để xem tiếp nội dung tiếp theo của Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 19 SGK Địa 6: Kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên website tailieu.vn để download về máy. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập tiếp theo Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 24 SGK Địa 6

nguon tai.lieu . vn