Xem mẫu

Bài tập 1 trang 151 SGK Lịch sử 8

Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

Hướng dẫn giải bài 1 trang 151 SGK Lịch sử 8

Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương theo các mục sau:

Tên khởi nghĩa

Ba Đình (1686-1887)

Bãi Sậy (1885-1889)

Hương Khê (1885-1895)

Người lãnh đạo

Phạm Bành, Đinh Công Tráng

Nguyễn Thiện Thuật

Phan Đình Phùng

Địa bàn hoạt động

Ba Đình (Nga Sơn, Thanh Hóa)

Bãi Sậy (Hưng Yên)

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

Nguyên nhân thất bại

Các cuộc khởi nghĩa diễn ra thiếu sự phối hợp, chiến đấu đơn độc, tư tưởng ""Trung quân ái quốc"" không còn phù hợp, só sánh lực lượng chênh lệch

   

Ý nghĩa

Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chống ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc

   

Bài học

Phải đoàn kết toàn dân, có tư tưởng và giai cấp tiên tiến lãnh đạo, có chiến thuật đánh giặc phù hợp

   
 

Bài tập 2 trang 151 SGK Lịch sử 8

So sánh hai xu hướng cứu nước: bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh.

Hướng dẫn giải bài 2 trang 151 SGK Lịch sử 8

Giống nhau: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng các tư tưởng tư sản tiến bộ, đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước để tìm con đường giải phóng dân tộc. Con đường đó theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Sự khác nhau của hai ông thuộc về phương pháp: Phan Bội Châu chủ trương bạo động, Phan Châu Trinh chủ trương cải cách.

  • Phan Bội Châu
    • Chủ trương:
      • Nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, kiên trì chủ trương dùng bạo lực giành độc lập.
      • Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam.
    • Biện pháp:
      • Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật học, chuẩn bị cho công cuộc đánh Pháp cứu nước
      • Bạo động, ám sát.
  • Phan Châu Trinh
    • Chủ trương:
      • Đấu tranh ôn hòa, công khai, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập
      • Kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí.
    • Biện pháp:
      • Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
      • Mở trường theo lối mới để nâng cao dân trí
      • Vận động đổi mới “phong hóa”, cải cách lối sống, bài trừ mê tín dị đoan.

Bài tập 3 trang 151 SGK Lịch sử 8

Sưu tầm tài liệu để trình bày về cuộc đời và hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ thuở niên thiếu đến năm 1918.

Hướng dẫn giải bài 3 trang 151 SGK Lịch sử 8

  • Năm 1895, Người cùng với gia đình vào sống ở Huế và được học chữ Hán ở đây. Ngày 10.2.1901 thân mẫu của Người qua đời ở Huế, Người về sống ở quê nhà và tiếp tục học chữ Hán. Cuối năm 1904, Người theo cha vào Huế lần thứ hai, vào học tại trường Tiểu học Đông Ba (1905-1907)
  • Tháng 5.1908, khi đang học trường Quốc học Huế, Người tham gia cuộc đấu tranh chống thuế của nông dân ở đây nên bị đuổi học. Người đi vào các tỉnh phía Nam, có một thời gian với tên gọi là Nguyễn Tất Thành, Người dạy học ở trường Dục Thanh tại Phan Thiết (1910).
  • Năm sau (1911), Người vào Sài Gòn. Ngày 5.6.1911 lấy tên là Văn Ba, Người rời cảng Nhà Rồng, lên tàu Amiral Latouche Tréville của hãng Chargeurs Réunies. Vừa làm phụ bếp, Người tận dụng mọi thời gian để học hỏi, tìm tòi trong sách báo. Từ 1911 đến 1917, Người đã đi qua nhiều nước, sống ở nhiều nơi và làm nhiều nghề. Sau một thời gian sống ở Anh (từ 1914), tháng 6.1917, Người đến nước Pháp, tham gia Hội Người Việt Nam Yêu nước. Đến năm 1919, bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" của Người gửi đến Hội nghị Versailles đã gây tiếng vang lớn. Cuối năm 1918, Người tham gia đảng xã hội Pháp.

Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 149 SGK Lịch sử 8 

nguon tai.lieu . vn