Xem mẫu

Bài tập 1 trang 140 SGK Lịch sử 11

Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Hướng dẫn giải bài 1 trang 140 SGK Lịch sử 11

Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế:

  • Nông nghiệp: xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn.
  • Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp : công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống.
  • Giao thông vận tải: hình thành các tuyến đường sắt, đường bố, cầu cảng lớn.
  • Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.

Những chuyển biến xã hội:

  • Tính chất: chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
  • Tình hình cơ cấu xã hội:
    • Các giai cấp cũ (địa chủ phong kiến, nông dân) bị phân hoá.
    • Xuất hiện các giai cấp mới: công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
  • Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.

Bài tập 2 trang 140 SGK Lịch sử 11

Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có mối quan hệ như thế nào?

Hướng dẫn giải bài 2 trang 140 SGK Lịch sử 11

  •  Trước khi Pháp tiến hành chính sách khai thác thuộc địa, Việt Nam là một nước nông nghiệp mang tính chất phong kiến với hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân.
  • Khi Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu nền kinh tế có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự phát triển các ngành kinh tế theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa, dẫn đến viêc hình thành những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 136 SGK Lịch sử 11

>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 146 SGK Lịch sử 11

nguon tai.lieu . vn