Xem mẫu

  1. Tác Giả: Thạch Bất Hoại HỒN MA THIÊN TÁNG PHẦN 3 CHỢ MA ĐÔNG AN T hức có anh bạn làm bảo vệ ở chợ Đông An. Bạn anh tên là Thiện. Chợ Đông An là một khu chợ sầm uất nằm ở ngã ba Đức Liễu. Đây là chợ đầu mối, tập kết hàng từ các tỉnh, rồi sau đó đưa về các chợ trung tâm. Chợ họp từ mười hai giờ đêm đến sáu giờ sáng là kết thúc. Dịp tết, chợ nghỉ ba ngày. Thiện viết thư bảo anh lên chơi. Thức chưa có vợ, nên cũng háo hức muốn đi một chuyến chơi xa, thế là anh lên ngay. Thức tiếp anh nồng hậu và dọn tiệc đãi bạn. Bánh chưng, giò chả, và rượu đế loại xịn. Họ nâng ly chúc mừng năm mới... Thức khì khì: - Cậu làm bảo vệ ở chợ, có buồn không? Tớ thấy chợ cậu sầm uất suốt năm. Nào ngờ chỉ chơ vơ chõng tre thế này? Ngay cả cái nhà cậu ở cũng ọp ẹp. Thiện vui vẻ: - Đây là chợ đầu mối. Hàng đến là đi ngay, xây to làm gì? Chỉ có hai người: tớ và bác Bảo. Nhưng bác ấy về quê rồi. Quê bác ấy ở Dương Bình, cách đây hai cây số. Tớ ở một mình buồn quá nên rủ cậu 1ên chơi cho vui. Thức nói: - Ban ngày vắng vẻ như vầy, huống chi ban đêm. Thế cậu có sợ không? Thiện tợp ly rượu cười: - Sợ quái gì. Mình là đàn ông kia mà! Thức tò mò: - Nghe nói ở chợ có nhiều ma lắm. Hầu như chợ nào cũng có. Cậu có gặp ma bao giờ không? Thiện gật đầu: - Có! Và đến giờ tớ vẫn còn bàng hoàng. Không phải chỉ gặp một con ma mà cả chợ ma luôn. Hôm đó vào đúng mồng một tết. www.vuilen.com 44
  2. Tác Giả: Thạch Bất Hoại HỒN MA THIÊN TÁNG Thức háo hức: - Thế cậu kể cho tớ nghe đi! Tớ cả đời chưa gặp ma. Mà này, thế cậu có đi phiên chợ đó không? Thiện nói: - Có chứ! Tớ còn mua cả mấy món đồ. Sáng ra mở xem, cậu biết không? Toàn là hàng mã. Hàng âm phủ ấy. Nghĩ lại mà còn rợn gáy. Rồi Thiện đều từng giọng, kể về phiên chợ ma hôm ấy. M ồng một tết... Chợ đóng cửa. Bác Bảo thì về quê. Bác Bảo là bảo vệ ở đây lâu năm. Tớ ở một mình buồn quá. Nhìn xung quanh bốn bề là sông nước, tự nhiên lòng bùi ngùi. Giờ đây, đáng lẽ phải ở nhà với gia đình. Nhưng rồi, nỗi bùi ngùi ấy cũng qua đi. Tớ lấy rượu và đồ tết mà mấy chị tiểu thương tặng, ngồi nhâm nhi một mình. Thế rồi say quá, tớ ngủ thiếp đi. Chợt tớ nghe có tiếng người lao xao, tớ giật mình tỉnh dậy. Nhìn đồng hồ, đã mười một giờ đêm. Tớ ngạc nhiên vô cùng. Giờ này, ai còn vào chợ làm gì nhỉ? Hay là bọn trộm. Mà ở đây có gì để ăn trộm? Ngoài mấy sạp lớn, và các cần xế bỏ không? Nhưng linh cảm bảo tớ: có cái gì đó không bình thường. Tớ xách đèn pin, khoác áo lạnh, và cầm cái gậy, mở cửa đi ra. Trời tối mù, chỉ có sao khuya lấp lánh. Gíó thổi ù ù và đom đóm bay lập loè. Tự nhiên, tớ thấy rờn rợn. Nhở có tên trộm nào lủi vào, hắn cho mình một gậy thì sao? Biết sao được khi xung quanh bốn bề là rừng núi, sông nước. Bọn trộm cướp thì rất manh động. Nhiều khi không cướp hoặc trộm được cái gì, nhưng sợ lộ mặt, xấu hổ với bà con chòm xóm, nên ra tay thủ tiêu người phát hiện họ... Nhưng rồi, tôi yên tâm. Vì bốn bề vắng lặng. Tiếng lao xao cũng hết. Bất chợt, tiếng ồn ào lại nổi lên, và cả một vùng ngay sát chợ Đông An tự nhiên sáng rực lên. Ánh sáng này lạ lắm nhưng tôi không thể phát hìện ra sự mờ ảo ấy. Vì mình đang rất tỏ mò. Tôi thấy cả đống người lố nhố, rất đông, gần cả trăm chứ không ít. Họ đi lại, lăng xăng, nói cười rôm rả. Tôi vội bước vào khu đó. Trời đất, đó là buổi họp chợ. Chợ bày bán đủ thứ: từ cá lóc, mắm tôm, rau, củ cải, gạo, thịt heo... Lối bày sạp giống như cảnh cách đây trăm năm, mà tôi có www.vuilen.com 45
  3. Tác Giả: Thạch Bất Hoại HỒN MA THIÊN TÁNG dịp xem trên phim ảnh. Ban đầu, tôi cứ nghĩ mình bị ảo giác, rồi bấu tay mình thấy rất đau. Rõ ràng mình đang tỉnh. Ơ kìa, hay là mình say rượu? Mình khéo tưởng tượng ra. Nhưng tất cả hiện ra trước mặt rõ mồn một. Các bà già nhai trầu bỏm bẻm, các cô gái váy tía nón quai thao, các đàn ông khệ nệ xách lồng gà, lồng vịt. Họ nói cười rôm rả: - Chào bác Hậu, bác mua giùm cháu con gà trống đi. Thịt nó ngon lắm. Cháu để rẻ cho. - Anh Thành! Vào làm chén rượu đã. Rượu làng Vân đó nghe! - Cụ Thất, dạo này cụ còn bán thuốc lào không? Cho cháu vài lạng. - Này, cô Hương, rau cần mới cắt dưới ao đấy. Cô mua đi! Tôi để rẻ cho. - Kìa, Tiến, dạo này có bắt được con lợn rừng nào không? Thịt lợn rừng khan hiếm quá. Nếu có, để cho tôi cả con nhé. Những người có tên như thế đều vui vẻ trả lời. Tôi thấy vui theo họ, nhìn ai cũng chất phác, hiền hậu. Tự nhiên tôi thấy đói bụng, tìm quán ăn. Và bất ngờ thấy một cô gái bán xôi ở hè bên kia đường. Cô có vẻ lặng lẽ. Ngọn đèn đầu soi lấp loá gương mặt cô. Tôi bước đến, hỏi: - Còn xôi không, cô cho tôi chén xôi đậu phộng! Cô gái vồn vã: - Còn bác ạ! Xôi của em nấu ngon nhất vùng này. Và cô đưa cho tôi bát xôi. Quả thật xôi cô nấu rất ngon, có mùi vị thịt gà thơm phưng phức. Cô kể cô phải học luộc con gà, lấy nước đó nấu xôi, làm công phu lắm. Mà xôi thì phải bán hết, nếu không thì iu thối. Tôi hỏi: - Cô tên gì, để tôi biết, mai còn ghé ăn nữa. Cô cười lỏn lẻn: - Em là Thu. Cứ gọi em là Thu xôi, ai cũng biết. Mà ngày mai em bận, có lẽ ngày mốt. Tôi cười: www.vuilen.com 46
  4. Tác Giả: Thạch Bất Hoại HỒN MA THIÊN TÁNG - Thu xôi! Cái tên đẹp, dân dã quá. Mà cô là người thức khuya dậy sớm, sao làn da lại trắng thế? Thu vui vẻ: - Đó là bí quyết giữ gìn sắc đẹp. Mai mốt lấy chồng, chồng khỏi chê quê mùa, xấu xí, rồi bỏ đi theo vợ bé thì khốn. Tôi trêu: - Đẹp như em, ai dám bỏ? Thu nói vậy là chưa có chồng ư? Còn tôi là Thiện, cũng chưa có vợ. Thu tò mò: - Hình như em chưa gặp anh bao giờ? Mà anh làm gì ở đấy? Tôi nói: - Thì làm bảo vệ cho cô và bà con chứ ai. Xôi của Thu ngon thật! Cho tôi chén nữa. Tôi vừa ăn, vừa quan sát Thu. Cô có khuôn mặt trái xoan, cổ ba ngấn, đôi mắt lá răm, mái tóc dài xoã bờ vai, xinh thật. Cô thấy tôi chăm chú nhìn, ngượng ngập, đôi mắt dõi nhìn về phía bên kia chợ. Tôi hỏi: - Nhà Thu ở đâu? Có xa lắm không? Thu dịu dàng: - Nhà em cũng gần đây, cả nhà em ba đời bán xôi đấy. Tôi thân mật: - Thu cho tôi biết nhà, để mai mốt rảnh tới ăn xôi và thăm Thu. Thu nhìn tôi, đôi mắt đượm buồn: - Thì anh cứ ghé chợ, thế nào mà chả gặp em? Tôi thấy thế, nên cũng không hỏi nữa. Tôi nhìn cách ăn mặc của Thu, thấy rất khác với các cô gái đi chợ mà tôi vẫn gặp. Tôi chào Thu, và bước vào quán thuốc lào. Bà chủ quán tuổi cở sáu mươi, phúc hậu, đon đả: - Chào chú, vào uống cốc chè xanh, và hút thuốc lào! Tôi bước vào. Bà chủ rót cốc nước. Chè sóng sánh như mật. Tôi uống cạn một hơi, mùi chè rất thơm, đậm, ngọt hậu, và có vị chát đầu lưỡi. Rồt lấy cái điếu thuốc lào mua một bi hút thử. Phả cái mùi thuốc khét nồng. Bà chủ thư thả: www.vuilen.com 47
  5. Tác Giả: Thạch Bất Hoại HỒN MA THIÊN TÁNG - Thuốc này không ngon bằng thuốc lào Tiên Lãng. Mà tôi bán hết thuốc Tiên Lãng rồi, vài bữa nữa mới có. Tôi hối bà lão: - Chợ này có tự bao lâu rồi bác? Sao mà ồn ào náo nhiệt thế? Bà cụ sảng khoái: - Đây là chợ phiên, mỗi tháng họp hai lần vào mồng một và rằm. Chợ lúc nào cũng đông vui như vậy! Ngôi chợ này có cả trăm năm rồi đó cậu ạ. Tôi tò mò: - Cả trăm năm kia à? Thế không ai sửa sang cho đẹp hả bà? Bà lão cười: - Chợ là nơi người ta tụ họp, chỉ cần chỗ ngồi che mưa, che nắng, cần gì phải đẹp. Nó trở thành tập tục và cả thói quen nữa. Cậu không thấy ở khu thôn Đình Yên à? Chợ xây khang trang đẹp đẽ, mà có ai chịu vào đâu. Đơn giản vì xa đường lộ, người ta ngại phải đi vào chợ, cứ tiện là mua hàng ngay. Chợ thì có đủ loại chợ. Chợ làng, chợ hôm, chợ mai, chợ bắc qua, chợ vỉa hè, chợ hoa, chợ hàng mã... Tôi thích thú: - Bác có vẻ rành các loại chợ quá nhỉ? Bà lão cười hiền hậu: - Cả đời tôi gắn liền với chợ. Từ năm mười tuổi đã theo mẹ ra bán hàng, từ đó cho đến nay. Như chợ hôm, thì họp vào buổi hoàng hôn, khi sao hôm mọc. Chơ mai là chợ buổi sáng. Lại còn chợ vàng mỗi năm họp một lần vào dịp tết. Tôi hỏi: - Thế còn chợ âm phủ thì sao hả bác? Bà lão nói: - Chợ đó họp vào giữa đêm. Mà giao thoa giữa ban đêm và ban ngày. Mà thôi, cậu hỏi làm chi cho mệt, chuyện chợ búa là chuyện đàn bà con gái, còn đàn ông thì lo đồng áng, làm việc lớn. www.vuilen.com 48
  6. Tác Giả: Thạch Bất Hoại HỒN MA THIÊN TÁNG Bà lão đang nói, chợt mắt sáng rỡ, reo to: - Cụ Đình! Cụ vào xơi chén nước đã, cụ đi đâu mà vội vã thế? Một ông lão râu tóc bạc phơ, tay ôm cái tráp, vui vẻ: - Tôi phải lo đám cưới cho cái Hạnh và thằng Đức. Nó nhờ tôi cho chữ đám cưới sắp diễn ra đấy. Bà lão gật đầu: - Thì ra là vậy? Thế nó xin chữ gì? Ông lão bí mật: - Chúng nó nói với tôi, cụ viết xong, cứ cuộn vào rồi chúng cháu đọc. Họ lễ cho tôi buồng cau to lắm, tôi biếu bà vài quả lấy lộc. Ông cụ móc trong giỏ ra mấy quả cau đưa cho bà cụ. Bà cụ vui vẻ cảm ơn còn ông cụ vội vã ra đi. Lát sau, có hai người đàn ông, ăn mặc có vẻ bụi trần đến, tóc tai họ rối bù. Bà lão thân mật: - Ông Đình, ông Phú! Thế nào, có buôn được con trâu nào không? Cả hai hể hả: - Được hai con! Đang buộc ngoài gốc tre kia. Kỳ này có lẽ cũng lãi được chút ít. Lần trước lỗ quá... Hai ông thấy tôi chăm chú nghe chuyện, xởi lởi: - Cậu đây cũng đi chợ à? Có mua gì không? Hay là đi chơi cho biết chợ? À mà bà Hoà này, đêm qua lão Thọ về đấy. Bà chủ quán thì ra tên Hoà. Bà Hoà ồ lên ngạc nhiên: - Ông Thọ quét chợ à? Ông ấy chết lâu rồi kia mà? Ông Đình chép miệng: - Khổ thân ông lão, cả đời chăm chỉ, cần mẫn làm nghề quét chợ. Ăn ngủ lăn lóc ở vỉa hè, được cái hiền lành, không gây gổ với ai. Thế mà chết thảm quá! Tôi tò mò: - Chết thảm sao hả bác? Bộ bị cướp giết à? Ông Đình nói: www.vuilen.com 49
  7. Tác Giả: Thạch Bất Hoại HỒN MA THIÊN TÁNG - Đâu có! Ông ấy lui cui dọn dẹp, quét dọn chợ, bất ngờ vấp phải hòn đá mà ai quẳng giữa đường. Thế là té lăn ra, mọi người chạy đến thì đã tắt thở rồi. Bà Hoà thở dài: - Từ ngày không có ông lão, chợ buồn hẳn đi mà lại bẩn thỉu nữa, chả có ai dọn cả. Người nào chỉ biết phần của người nấy. Con người ta cũng ích kỷ thật. Thế ông gặp ông ấy lúc nào? Ông Đình bùi ngùi: “Tôi với ông Phú đêm qua về đến chợ, đã qua nửa đêm, lúc này trời vắng hoe. Bất ngờ nghe tiếng chổi quét, ông Phú ngạc nhiên: - Ủa, giờ này ai quét chợ nhỉ? Hay là ông Thọ hiện về? Tôi cũng hơi rờn rợn, hỏi: - Ai đó? Có phải cụ Thọ không? Có tiếng ho khúc khắc rồi tiếng ông Thọ rõ mồn một: - Ông Đình, ông Phú đó à? Đi đâu về mà muộn thế? Tôi đang quét dọn. Ai đời, rác rưởi mà không ai chịu dọn cả. Cả hai chúng tôi đi về phía tiếng ông Thọ, chỉ thấy cái chổi quét lia lịa, không thấy ông ấy đâu cả. Nhưng nhìn kỹ thì thấy bóng ông ta lờ mờ. Tội nghiệp, sống làm người quét chợ, chết cũng làm ma quét chợ.” Tôi tò mò: - Tại sao ông Thọ lại tham nghề quét chợ dữ vậy? Có gì mà ông phải mang nặng nghiệp dữ vậy? Bà Hoà bùi ngùi: - Đó là nghiệp chướng, con ạ! Con người ta tất phải gánh lấy nghiệp chướng, nếu không có thì không phải là con người. Mà ông Thọ số nghiệp là vậy. Tôi hỏi: - Người đời truyền dạy rằng: chết trẻ khoẻ ma, chết già ma ốm. Mà ông Thọ đã già rồi, sao không đi đầu thai để làm người nhỉ? Bà Hoà chép miệng: - Thì tôi đã nói, số ông ấy là số ma chợ mà. Có lẽ mồng một là ông ấy hiện lên. Để tôi thắp cho ông ấy nén nhang. Nói rồi, bà đốt nhang, khấn vái: www.vuilen.com 50
  8. Tác Giả: Thạch Bất Hoại HỒN MA THIÊN TÁNG - Ông Thọ ơi! Ông có linh thiêng thì về uống chén nước, lấy tiền vàng mã đừng có hiện lên nữa. Hai ông Đình và Phú uống xong chén trà, và hút điếu thuốc lào rồi chào bà Hoà chủ quán, vội ra dắt trâu về. Họ đi một lát, chợt nghe tiếng huỳnh huỵch, tiếng quát tháo ầm ĩ. Tôi vội chạy ra. Trước mặt tôi là một gã thanh niên, nằm lăn lộn, người đầy máu. Ông Đình quát tháo: - Mẹ kiếp thằng Đông, mày định ăn trộm trâu của ông à? May mà ông ra kịp. Đúng là ăn trộm quen tay, lần này tao phải gông cổ mày lại. Tên Đông rên rỉ: - Tôi đâu có ăn trộm, tại con trâu ông buộc không chặt, nó thoát khỏi chỗ cột. Tôi dắt nó cho ông, lại bị ông trách. Đúng là làm ơn mắc oán mà. Ông Phú tức giận: - Mày ăn trộm nổi tiếng ở khu vực này, ai mà chả biết? Nhưng cả gan ăn trộm con trâu thì quả là lớn mật. Mọi người xúm đen xúm đỏ, nhao nhao: - Cái thằng Đông này không chịu làm ăn, tối ngày nghiện hút, lang thang kiếm sống, hễ ai sơ hở gì là chộp. - Mà thanh niên sức dài vai rộng, thế mà biếng nhác. Trách gì con vợ nó chả bỏ theo trai! - Thôi ông Đình, ông Phú tha cho nó. Dù sao cũng là người cùng làng! Ông Đình bảo: - Thằng Đông kia, mau cút ngay. Lần này tao tha cho đó. Đông vội vàng lồm cồm ngồi dậy, lẩn mất. Đám đông tản dần. Phiên chợ kéo dài đến ba giờ sáng. Tôi thấy mỏi mắt liền quay về. Qua chỗ Thu xôi, thấy cô cũng lục tục quang gánh chuẩn bị dọn dẹp. Tôi cười: - Thu ơi, bán hết xôi rồi à? Thu gật đầu. Tôi hỏi: - Thế mỗi ngày bán được hết cả chỗ xôi, kiếm được bao nhiêu? www.vuilen.com 51
  9. Tác Giả: Thạch Bất Hoại HỒN MA THIÊN TÁNG Thu nói: - Cũng chỉ đủ sống thôi anh ạ! Mai mốt em làm thêm món cháo gà, anh đến ủng hộ cho em nhé. Thôi em về đây. Cô chào tôi, rồi thoăn thoắt bước đi. Tôi nhìn theo cô, bồi hồi. Về đến phòng, tôi mệt mỏi lăn ra ngủ. Khi tỉnh dậy thì trờí đã sáng. Tôi rảo quanh chợ, để tìm đến phiên chợ hôm qua. Nhưng tuyệt nhiên không có một dấu vết gì. Tất cả các cần xé, bàn ghế của chợ Đông An vẫn nguyên vẹn khiến tôi ngạc nhiên vô cùng. Quả lạ, chợ họp thì phải có sự xê dịch, ít nhất là rác hàng còn lại chứ? Tôi cứ băn khoăn mãi và hồi hộp chờ tối đến để được gặp Thu xôi. Nhưng cả đêm đó tôi thức trắng, mà không thấy gì cả. Hết ngày sau cũng vậy. Và chợ Đông An đã họp trở lại bình thường, bác Bảo cũng trở lại làm việc. Tôi hỏi: - Bác Bảo này, bác làm đây lâu năm, có thấy phiên chợ họp đêm mồng một tết không? Bác Bảo ngạc nhiên: - Không! Mồng một tết ngày nghỉ, ai còn họp chợ làm gì? Tôi ngạc nhiên: - Vậy hả, vậy thì kỳ cục quá. Tôi lại gặp phiên chợ đó. Tôi ăn cả xôi của cô Thu xôi, uống chè của bà Hoà, gặp hai ông Phú, Đình. Ông Bảo tròn mắt: - Cậu nói cái gì? Cậu nằm mơ à? Tôi lắc đầu: - Làm sao mà mơ được! Cả khu chợ sáng rực ánh đèn, người mưa kẻ bán tấp nập. À mà quên, tôi còn giữ gói thuốc lào mới mua đây. Để tôi lấy cho bác xem. Tôi giở ra, và rùng mình. Cả gói thuốc lào tôi mua và cả cái điếu cày nữa, chỉ là giấy. Nói đúng hơn là hàng mã. Tôi rợn người... - Trời ơi, sao lại thế này? Rõ ràng là hộp thuốc lào và cả cái điếu cày... Ông Bảo tò mò: - Như vậy là cậu đã gặp ma rồi! Ở đây ma nhiều lắm, cậu chưa biết đó thôi. www.vuilen.com 52
  10. Tác Giả: Thạch Bất Hoại HỒN MA THIÊN TÁNG Tôi lắc đầu: - Ma sao được mà ma? Ma vẫn sợ ánh sáng, làm sao xuất hiện trong ánh sáng rực rỡ được. Ông Bảo gật gù: - Có lẽ thế! Hay đêm đó, cậu đi lạc vào nơi khác? Hay cậu say rượu, nên có ảo giác. - Tôi thú nhận là có uống rượu thật và rất say nữa. Nhưng vẫn tỉnh táo để thấy rõ mọi việc. Nó rõ mồn một kia mà. Ông Bảo chỉ trầm ngâm: - Thế thì lạ thật! Tôi chỉ nghe nói, khu chợ này trước đây là một khu nghĩa địa của làng Đông An. Tôi rú lên: - Khu nghĩa địa à? Sao không xây chợ nơi khác, mà lại xây ngay khu nghĩa địa? Ông Bảo lắc đầu: - Tôi cũng chỉ là bảo vệ như cậu thôi, làm sao mà biết được? À, muốn rõ thì phải vào làng hỏi người cao tuổi, biết đâu họ sẽ giải thích rõ cho cậu đó. Tôi khoan khoái: - Ừ nhỉ, thế mà tôi quên mất. Để có gì sáng mai, tôi vào làng xem sao? Sáng hôm sau, tôi vào làng, hỏi thăm, và được gặp cụ Hoàng Văn Toàn. Cụ đã tám mươi tuổi, nhưng vẫn còn rất minh mẫn, sáng suốt. Tôi kể cho cụ nghe câu chuyện về phiền chợ hôm trước, và nói rõ tên người tôi đã gặp. Cụ Toàn bất giác ứa lệ, đưa tôi đến bàn thờ. Trên bàn thờ, là ảnh của một thiếu nữ rất xinh gái, đôi mắt đen tròn. Tôi rú lên: - Trời ơi, cô Thu xôi! Ông ơi, thế này là thế nào? Cô ấy chết rồi à? Cô ấy quan hệ thế nào với cụ? Cụ Toàn thổn thức, giọng đứt quãng: - Cô Thu xôi ấy là vợ tôi! Nàng chết khi còn rất trẻ, mới có hai hai tuổi. Cô chết cách đây đã gần sáu chục năm, nếu còn sống, cô ấy cũng đã tám mươi tuổi rồi. www.vuilen.com 53
  11. Tác Giả: Thạch Bất Hoại HỒN MA THIÊN TÁNG Tôi thảng thốt: - Thế những bà Hoà, ông Đình, ông Phú? Tất cả cũng đều đã chết rồi ư? Mà cụ ơi, vì sao cô Thu lại chết vậy? Cháu thấy cô Thu rất xinh và nấu xôi ngon lắm. Cô ấy còn hẹn cháu ăn cháo gà nữa kia... Cụ Toàn buồn thảm: - Tôi sẽ kể cho cậu nghe tất cả câu chuyện bi thảm về cái chết của vợ tôi, cả bà Hoà, ông Đình, ông Phú, và tất cả những người mà cậu cũng gặp trong phiên chợ ma ấy. Và cụ kể... L àng Đông An tôi có vị trí địa lý rất thuận lợi. Người ta bảo nhất cận thuỷ, nhị cận giang. Làng Đông An vừa gần đường lộ, phía sau có sông nước. Ghe xuồng tấp nập kéo về. Và tự nhiên khu đất trống ven sông ấy trở thành cái chợ, tồn tại cả trăm năm nay. Vào buổi sáng định mệnh ấy, tôi có việc phải 1ên thị xã Mầm. Sau khi phụ vợ, tức 1à cô Thu xôi ấy, đưa mấy chỗ xôi ra chợ. Tôi vào quán nước bà Hoà, uống chén trà xong, và gặp ông Đình, ông Phú. Họ mua được mấy con trâu, đang định đem vào lò mổ. Chúng tôi chào hỏi nhau. Ông Đình bảo: - Trưa nay ta mua rượu, làm tí thịt trâu để nhắm chứ? Tôi cười: - Để chiều đi! Bây giờ tôi có việc phải lên thị xã. Ông Phú vui vẻ: - Mua thuốc dưỡng thai cho vợ phải không? Này, cần gì phải lo sớm quá vậy? Xôi cô Thu cũng đầy chất dinh dưỡng rồi. Tôi lắc đầu: www.vuilen.com 54
  12. Tác Giả: Thạch Bất Hoại HỒN MA THIÊN TÁNG - Không phải chuyện đó đâu! Tôi phải lo lấy thuốc cho cha tôi. Ông cụ cứ đau cả mình mấy. Đáng lẽ phải đi từ sáng kia. Nói xong, tôi vội vã đi. Lúc đó đâu có xe cộ gì mà đi nhanh được. Tôi cứ tức tốc đi bộ. Thị xã Nầm cách xa làng tôi cả chục cây số, đi về mất nửa buổi. Cắt thuốc cho cha tôi xong, tôi định về thì thấy tiếng máy bay gầm rú ở phía Đông An. Có đến cả chục chiếc. Rồi tiếng bom nổ ầm ầm, những cột khói bốc lên nghi ngút. Bà con ở thị xã Nầm nháo nhào, lo sợ. Họ bàn tán: - Bọn Tây lại ném bom xuống Đông An rồi. Lần trước chúng đã ném bom Tây An. Bọn này sao ác thế không biết? Tôi cuống cuồng chạy về nhà. Lúc này, máy bay Pháp đã bỏ đi. Cả khu làng Đông An xơ xác. Có mấy quả bom rơi xuống lộ cái vết bom sâu hoắm. Cũng may cha tôi và mẹ tôi xuống hầm kịp. Tôi vội hỏi: - Cha ơi, Thu đâu rồi? Thu đã về chưa? Cha tôi lắc đầu. Tôi vội chạy ra phía chợ thì nghe tiếng khóc than thảm thiết. Cả khu chợ cách làng Đông An ba cây số, giờ đã thành bình địa. Xác người vương vãi khắp nơi. Có người chỉ còn lại cánh tay, người còn ống chân. Chỗ vợ tôi bán xôi là cả hố bom sâu hoắm. Tôi sợ đến cuống cả người, gào to: - Thu ơi, em ở đâu? Thu ơi, em đâu rồi? Vợ ông Đình rên rỉ: - Chết hết cả rồi! Chẳng còn ai sống sót. Trời ơi, chỉ trong phút chốc, ngôi chợ thanh bình này trở thành mồ chôn xác chết của trăm người vô tội. Trời ơi là trời! Ông Đình ơi, ông đi đâu? Tôi ngất xỉu luôn. Khi tỉnh dậy, thấy người từ trong làng Đông An kéo ra ùn ùn. Họ cố tìm xác người thân. Tôi vội vã đi tìm Thu và thấy còn mỗi cái đòn gánh bị tét đôi, văng ra cả trăm thước. Tôi thẫn thờ đau đớn Thế là Thu đã chết. Trời ơi, vợ tôi có tội gì kia chứ? Tối đó, cả làng họp lại tổng kết số người chết. Cậu biết không, lên cả trăm người. Không một ai nguyên vẹn, cả làng đành phải 1àm một khu nghĩa địa chung, chôn tất cả vào một cái quan tài lớn, ghép bằng chục cái quan tài lại. Và khu chợ Đông An ấy trở thành khu nghĩa địa bốn mùa nghi ngút khói nhang. Có đêm tôi đang ngủ, chợt nghe có tiếng người gọi: - Anh Toàn, gà gáy rồi, trời sắp sáng, anh nhóm lửa giúp em, để em bắc chỗ xôi lên cho kịp chợ sáng. www.vuilen.com 55
  13. Tác Giả: Thạch Bất Hoại HỒN MA THIÊN TÁNG Tôi bàng hoàng. Tiếng của Thu, tôi gào to lên: - Thu ơi, anh sẽ làm như ý em. Em vo gạo đi! Anh xong ngay đây. Cha tôi giật mình tỉnh dậy, thấy tôi lảm nhảm một mình, cha tôi bảo: - Con làm sao thế, giữa đêm hôm mà kêu gào vậy? Tôi chỉ khóc, thần thờ, sau đó mắc bệnh ngớ ngẩn mất một thời gian. Có đêm, tôi lang thang vào khu nghĩa địa một mình. Rồi ngày mồng một, tôi cũng thấy phiên chợ ma như cậu đã thấy. C ụ Toàn ngồi kể, nước mắt ứa ra. Những giọt lệ đặc quánh đọng nơi khoé mắt. Tôi bùi ngùi: - Chuyện cụ kể quá đau thương. Cháu xin chia xẻ nỗi đau cùng cụ. Cụ ơi, thế ngôi chợ này hình thành từ bao giờ? Cụ Toàn ngẫm nghĩ rồi nhớ lại: - Mưới năm sau... Bà Năm Hồng xin với làng cho dời khu nghĩa địa ấy lên phía núi. Bà bảo khu đất này là nơi thuận tiện để mở mang kinh tế cho cả làng vì làng Đông An là làng chợ, nên không thể thiếu chợ được. Dân làng họp cả ngày, rồi nhất quyết đồng ý. Từ đó, chợ Đông An trở nên sầm uất. Dân làng gọi là chợ Năm Hồng vì bà có công dựng chợ. Bà ấy mất dễ cũng đã chục năm rồi. Câu chuyện của cụ Toàn kết thúc, tôi cứ ngồi thẫn thờ. Thì ra tôi đã gặp phiên chợ ma ở chợ Đông An. Nhưng cái cảm giác vị ngon của xôi cô Thu, chén trà của bà Hoà cứ ám ảnh tôi mãi. Tôi về phòng bảo vệ, kể cho ông Bảo nghe tất cả. Ông Bảo trầm ngâm: - Thì ra là có nguồn gốc của nó. Chỗ nào có người chết là chỗ đó có ma. Nhưng có một việc tôi cứ thắc mắc mãi... Tôi hỏi: - Bác thắc mắc chuyện gì? Bác nói cho tôi nghe xem nào? www.vuilen.com 56
  14. Tác Giả: Thạch Bất Hoại HỒN MA THIÊN TÁNG Ông Bảo nói: - Tại sao tồi ở đây đã bốn năm, không thấy phiên chợ ma mà chỉ có cậu thấy? Tôi cười: - Đến tôi cũng không hiểu được, thì làm sao trả lời cho bác được? Lẽ nào đó là phần tâm linh nó giấu kín trong tiềm thức con người về thế giới cõi âm? Ông Bảo lặng lẽ không nói gì, tôi tiếp: - Nhưng từ ngày chợ này trở thành chợ đầu mối, họp từ mười hai giờ khuya cho đến sáu giờ sáng, phiên chợ ma cũng biến mất. Và tôi đã hiểu, vì ma không thể xuất hiện cùng lúc với người được. Phiên chợ này đã trở lại khi ba ngày tết, khi chợ nghĩ, và đó là lý do mà ông không thể thấy chợ ma. T hiện kết thúc câu chuyện về phiên chợ ma, Thức tò mò: - Như vậy là cậu mời tớ lên đây, để chứng minh phiên chợ ma đó là sự thật. Và muốn tớ chứng kiến! Thiện vui vẻ: - Đúng vậy! Đêm nay có lẽ cậu sẽ thấy. Biết đâu, điều đó chả có ích cho cậu về việc viết chuyện thế giới tâm linh. Có những điều bí ẩn mà không sao giải thích được. Thôi, ta cụng ly và thức chờ chợ ma. Cả hai cùng vui vẻ. Không khí tết ở chợ đầu mối thật buồn và vắng vẻ. Chính điều đó càng kích thích cả hai hồi hộp chờ đợi. Quả nhiên, đúng mười hai giờ khuya. Thức thấy cả một vùng chợ sáng rực. Tiếng người cười nói ồn ào. Anh vô cùng kinh ngạc, không tin ở mắt mình nữa. Anh cứ nghĩ là mình bị ảo giác. Anh lắp bắp: - Đúng là điều huyền hoặc thật! Thế nào Thiện, cậu có đi chợ ma không? Nếu mà cậu không nói trước có lẽ tớ nghĩ đó là chợ Viềng, hoặc chợ âm phủ ở Thái đầu bạc. www.vuilen.com 57
  15. Tác Giả: Thạch Bất Hoại HỒN MA THIÊN TÁNG Thiện vui vẻ: - Nào, ta đi chợ! Âu cũng là đón mừng năm mới cùng người đã khuất. Họ luôn sống trong tâm thức của mỗi con người. Cả hai bước vào chợ. Tiếng cười nói ồn ào, vui vẻ, náo nhiệt. Thiện và Thức ghé chỗ bán xôi của Thu xôi. Cô vẫn tươi trẻ, hiền hậu, xinh đẹp. Thiện bùi ngùi: - Cô Thu, bấy lâu nay, cô có gặp cụ Hoàng Minh Toàn không? Cô Thu rụng rời chân tay, làm rơi cả gói xôi xuống đất. Và phút chốc cả khu chợ tự dưng biến mất, Thiệu lẩm bẩm: - Thì ra, cô ấy đã biết phận cô ấy là ma! Thức cầm tờ giấy gói xôi. Đó là tờ giấy vàng mã. Có lẽ ông Toàn vẫn đốt cho cô, mỗi khi vào mồng một hoặc rằm. www.vuilen.com 58
nguon tai.lieu . vn