Xem mẫu

Câu 1 : Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập ngày, tháng, năm nào ? Do ai sáng lập và lãnh đạo ? Từ khi thành lập đến nay đã trải qua mấy lần đổi tên, mấy kì Đại hội ? Trả lời : 1/ Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu ­ Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 ­ 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh. 2/ Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên 7 lần: • Từ 1931 ­ 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương. • Từ 1937 ­ 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương. • Từ 11/1939 ­ 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương. • Từ 5/1941 ­ 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam. • Từ 25/10/1956 ­ 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam. • Từ 2/1970 ­ 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh. • Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. 3/ Các kỳ đại hội Đoàn toàn quốc Đại hội Thời gian I Từ ngày 7/2 đến ngày 14/2/ 1950 II Từ ngày 25/10 – đến ngày 4/11/1956 III Từ ngày 23/3 – đến ngày 25/3/ 1961 IV Từ ngày 20/11 đến ngày 22/11/ 1980 V Từ ngày 27/11 đến ngày 30/11/ 1987 Trang 1 VI Từ ngày 15/10 đến ngày 18/10/ 1992 VII Từ ngày 26/11 đến ngày 29/11/ 1997 VIII Từ ngày 8/12 đến ngày 11/12/2002 IX Từ ngày 17/12 đến ngày 21/12/2007 X Từ ngày 12/12 đến ngày 14/12/2012 Câu 2: Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X được thông qua ngày, tháng, năm nào ? Gồm bao nhiêu chương và bao nhiêu điều ? Nhiệm vụ và quyền của Đoàn viên được quy định tại điều, chương nào ? Bạn hãy nêu nhiệm vụ và quyền của Đoàn viên ? Trả lời : 1) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chính thức thông qua Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày 12/12/2012. 2) Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gồm 12 chương, 42 điều. 3) Nhiệm vụ và quyền của Đoàn viên được quy định tại điều 2,3 ­ chương I 4) Nhiệm vụ và quyền của Đoàn viên. Điều 2: Đoàn viên có nhiệm vụ: 1. Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Gương mẫu chấp hành và vận động thanh thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân. Chấp hành Điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn; tích cực tuyên truyền về tổ chức Đoàn trong thanh niên; sinh hoạt Đoàn và đóng đoàn phí đúng quy định. 3. Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các thành viên khác của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên; tham gia sinh hoạt Đoàn tại nơi cư trú. Điều 3: Đoàn viên có quyền: 1. Yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, được giúp đỡ và tạo điều kiện để phấn đấu trưởng thành. 2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn. 3. Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về công việc của tổ chức Đoàn. Trang 2 Câu 3: Phong trào “ Năm xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc ” và phong trào “ Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp ” trong nhiệm kì 2012 – 2017 được trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai bao gồm nội dung chính nào ? Bạn hãy chọn và phân tích một nội dung chính tronh hai phong trào mà bạn tâm Trả lời : 1/ Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế ­ xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đoàn tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, tinh thần tình nguyện, khơi dậy tiềm năng to lớn của thanh niên tham gia thực hiện thành công sư nghiêp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Trong nhiệm kỳ 2012 ­ 2017, toàn Đoàn triển khai thực hiện phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế ­ xã hội và bảo vệ Tổ quốc” với những nội dung và giải pháp cơ bản như sau: + Xung kích phát triển kinh tế ­ xã hội và hội nhập quốc tế. + Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. +XungkíchbảovệTổquốc,giữgìnanninhchínhtrị,trậttựantoànxãhội. + Xung kich lao đông sang tao, làm chủ khoa hoc công nghê. + Xung kích bảo vệ môi trường, ưng phó biến đổi khí hậu. 2/ Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp, Đoàn tiếp tục phát huy hiệu quả các nguồn lực xã hội, bảo vệ, chăm lo nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ thanh niên. Nội dung và giải pháp cơ bản như sau: + Đồng hành với thanh niên trong học tập, nghiên cứu khoa học. + Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm + Đồng hành với thanh niên nâng cao sức khoẻ thể chất và đời sống văn hóa, tinh thần +Đồng hànhvớithanh niênpháttriển kỹnăngxã hội 3/Phântíchnộidung : Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng Trong các cuộc chiến tranh trường kỳ cứu nước, đã có hàng triệu con người Việt Nam tình nguyện sẵn sàng ra chiến trường chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Và trong thời bình, cũng đã có biết bao người tình nguyện đi về vùng sâu, vùng xa; tình nguyện làm tất cả mọi việc dù chỉ là nhỏ nhất để mong sao cho cuộc sống tốt đẹp hơn, xã hội vẹn toàn hơn. “Tình nguyện” là hai từ rất quen thuộc đối với tuổi trẻ của chúng ta, có thể là động lực thể hiện tình cảm mong muốn để cống hiến vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Không biết từ bao giờ, cứ mỗi lần triển khai những “phong trào”, tinh thần tình nguyện xung kích của thanh niên lại được khơi dậy mãnh liệt như vậy? Họ đã thể hiện những khát vọng, Trang 3 những tình cảm của mình qua các hoạt động “vì cộng đồng” ở nhiều địa phương mang nhiều hình ảnh xã hội cao đẹp, nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, đông đảo đoàn viên, thanh niên luôn sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì và khẳng định vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo vì cuộc sống cộng đồng. Do đó, đã huy động tối đa sức trẻ của lực lượng tình nguyện, tạo không khí thi đua sôi nổi trong tuổi trẻ. Những chiến sĩ tình nguyện đã tham gia vệ sinh môi trường, cải tạo hệ thống đường giao thông nông thôn, chăm sóc gia đình chính sách, giúp đỡ đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn…. Trong năm qua, phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng của tuổi trẻ đã thu hút hàng nghìn lượt đoàn viên thanh niên tham gia. Tháng Thanh niên và Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè là cao điểm đã thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia với nhiều đội hình tình nguyện tại chỗ, đội hình tình nguyện tập trung hướng về vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Với những ý chí, nghị lực quyết tâm của tuổi trẻ đã tổ chức được nhiều hoạt động có ý nghĩa như: tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; tổ chức khám, cấp phát thuốc miễn phí cho những đối tượng là người già, người nghèo, trẻ em; mở lớp ôn tập hè phổ cập kiến thức cho các em thiếu nhi… làm mới đường giao thông nông thôn, khơi thông dòng chảy, nội đồng; phát hoang bụi rậm; thu gom và tiêu hủy rác thải, trồng cây xanh; hiến máu tình nguyện... Nhiều hoạt động tình nguyện cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân các địa phương, qua đó để thấy được nỗi nhọc nhằn, khó khăn của những người dân, để cùng chia sẻ với họ bằng những việc làm cụ thể, nhiều ý nghĩa, để lại ấn tượng sâu đậm với mọi người, mọi nhà nhất là người dân vùng xâu, vùng xa, những vùng khó khăn. Bên cạnh hiệu quả xã hội to lớn của các hoạt động trên, tuổi trẻ học hỏi được rất nhiều, thậm chí giúp phần tạo ra những bước ngoặt trong suy nghĩ, nhận thức và hành động. Đó là những bài học vô giá về trách nhiệm và đạo đức đối với cộng đồng, ý chí và khát vọng sống, tình thương yêu con người, tình bạn, tình đồng đội. Thực tế đó cho thấy tình nguyện tham gia các phong trào là: Cơ hội học tập, rèn luyện và cống hiến; là ngôi trường để rèn luyện lý tưởng và trưởng thành cho đoàn viên thanh niên. Tự hào về những kết quả đạt được, phong trào tình nguyện của tuổi trẻ cũng đòi hỏi một sức sống mới, những hiệu quả mới từ phong trào, để phong trào tiếp tục đáp ứng nhu cầu tình nguyện của thanh niên. Hoà chung với không khí của tuổi trẻ cả nước, một mùa chiến dịch thanh niên tình nguyện hè nữa lại đến, tuổi trẻ hăng hái, khát khao khoác trên mình chiếc áo xanh tình nguyện, sẵn sàng làm tất cả vì cuộc sống cộng đồng với phương châm: “Mỗi thanh niên một việc làm tình nguyện; mỗi cơ sở Đoàn một công trình, phần việc thiết thực tham gia xây dựng nông thôn mới”, sẽ tập trung vào các nội dung như: Tham gia xây dựng nông thôn mới; tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và hiến máu tình nguyện; hoạt động “Tiếp sức đến trường”, hỗ trợ khởi nghiệp, lập nghiệp; các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”; chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng…Với những trái tim tình nguyện của tuổi trẻ sẽ là động lực, tiếp tục là hình ảnh đẹp thể hiện tinh thần xung kích, sáng tạo hăng hái đi đầu trong các phong trào tình nguyện. Những phong trào sẽ tiếp tục là nơi để đoàn viên, thanh niên chia sẻ, cống hiến và khẳng định bản thân mình. Khát vọng của tuổi Trang 4 trẻ một lần nữa sẽ trở thành hiện thực với những ký ức khó quên trong lòng mọi người. Bằng nhiệt huyết và tinh thần “lên rừng, xuống biển” của tuổi trẻ, cuộc vận động “Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” đã thực sự trở thành trường học thực tiễn cho lớp lớp thanh niên tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trưởng thành, đóng góp sức trẻ của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, góp phần xứng đáng vào thành tựu phát triển kinh tế ­ xã hội. Hãy bắt đầu một ngày mới bằng cụm từ “tình nguyện”, dù là những việc nhỏ nhất. Câu 4: Bạn hãy nêu các chỉ tiêu chính trong Nghị quyết Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Đăkglei, khóa XVII ( nhiệm kì 2012 – 2017) ? Trả lời : Các chỉ tiêu chính trong Nghị quyết Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Đăkglei, khóa XVII ( nhiệm kì 2012 – 2017) : 1. Phấn đấu 100% cán bộ, đoàn viên, thanh niên được học tập, nghiên cứu các Nghị quyết chủ trương của Đảng, Đoàn các cấp, chính sách pháp luật của Nhà nước và tham gia học tập 6 bài hoc lý luận chính trị, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “tuổi trẻ Kon tum học tập và làm theo lời Bác”. 2. Tuyên truyền 100% cán bộ đoàn viên nhận thức và cảnh giác trước những âm mưu hoạt động “ Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; hạn chế thấp nhất tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật 3. 100% tổ chức cơ sở Đoàn, Hội, Đội và cán bộ, đoàn viên thanh thiếu nhi thực hiện tốt phong trào “đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”. 4. Phấn đấu trong nhiệm kì 100% cán bộ Đoàn, Hội các cấp được bồi dưỡng tập huấn về công tác Đoàn. Đến năm 2017, 100% cán bộ chủ chốt Đoàn các cấp được đào tạo trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. 5. Hàng năm, phấn đấu 80 % TCCS Đoàn đạt loại vững mạnh, loại khá từ 80% trở lên; hạn chế thấp nhất các TCCS Đoàn xếp loại trung bình, yếu kém; phấn đấu có 50% ĐVTN xếp loại xuất sắc, 40 % xếp loại khá, hạn chế thấp nhất đoàn viên xếp loại trung bình, yếu kém. 6. Trong nhiệm kỳ phấn đấu kết nạp từ 2000 đến 2500 Hội viên, thanh niên vào tổ chức đoàn; (hàng năm mỗi Đoàn xã, Thị Trấn, trường học phấn đấu kết nạp ít nhất từ 40­45 thanh niên ưu tú vào Đoàn,) Kết nạp từ 1500 đến 2000 thanh niên vào tổ chức Hội LHTN Việt Nam. 7. Giới thiệu 1100 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét bổi dưỡng 8. 100% ĐVTN đến tuổi tham gia đăng ký khám tuyển nghĩa vụ quân sự và lên đường nhập ngũ khi có lệnh gọi. 9. 60­ 65% thanh niên được đào tạo nghề, tập huấn các lớp khuyến nông – khuyến lâm, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trang 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn