Xem mẫu

  1. MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC I, CƠ CẤU XÃ HỘI - GIAI CẤP TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1. Quan niệm về cơ cấu xã hội - giai cấp a, Cơ cấu xã hội và cơ cấu xã hội - giai cấp - Mỗi con người đều tồn tại trong mối quan hệ lệ thuộc, tác động lẫn nhau và sự tác động này không chỉ mang tính cá nhân mà còn mang tính cộng đồng. Cộng đồng xã hội là một bộ phận người có chung một số dấu hiệu, nguyên tắc . Tùy theo cách xác định các dấu hiệu, nguyên tắc mà người ta có thể xác định những cộng đồng với các tên gọi khác nhau (dân tộc, giai cấp, tập thể, đơn vị, nhóm hoạt động,…). Có hai loại cộng đồng: cộng đồng khách quan được hình thành một cách tự nhiên, không phụ thuộc vào ý muốn con người và cộng đồng chủ quan được hình thành từ ý đồ, mục đích của con người. - Cơ cấu xã hội là tất cả những cộng đồng người và toàn bộ các quan hệ xã hội do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên. Cơ cấu xã hội đề cập chủ yếu đến các cộng đồng được hình thành một cách khách quan, dựa trên các dấu hiệu tự nhiên như giai cấp, dân số, dân cư, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo,… Từ đó, người ta có thể xem xét các loại hình cơ cấu xã hội tương ứng: cơ cấu xã hội - giai cấp, cơ cấu xã hội - dân số (với dấu hiệu cùng cư trú theo địa lý), cơ cấu xã hội - nghề nghiệp, cơ cấu xã hội - dân tộc, cơ cấu xã hội - tôn giáo,… Dưới góc độ chính trị - xã hội, môn học chủ nghĩa xã hội khoa học ở đây chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề cơ cấu xã hội - giai cấp. Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội và các mối quan hệ giữa chúng. Đó là các mối quan hệ về sở hữu, quản lý, địa vị chính trị - xã hội,… Cơ cấu xã hội - giai cấp vừa phản ánh sự tồn tại xã hội và vừa tác động lại sự phát triển của xã hội. C.Mac đã từng nói rằng: “lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước tới nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp” và V.I Lênin cũng nói : kết cấu xã hội và chính quyền có nhiều biến đổi, nếu không tìm hiểu NGUYỄN THỊ THẮNG_LỚP: Q2K5 1
  2. MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC những biến đổi này thì không thể tiến được một bước trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào. b, Vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội - Cùng một con người sẽ thuộc về nhiều cộng đồng người khác nhau theo các hình thức phân chia khác nhau ( thuộc về một giai cấp, tầng lớp, nhóm nghề nghiệp, một địa bàn cư trú, một tôn giáo hoặc không theo tôn giáo nào,…). Các loại hình cơ cấu xã hội có mối quan hệ với nhau và týac động qua lại lẫn nhau. - Trong xã hội có giai cấp, thì cơ cấu xã hội - giai cấp là loại hình cơ bản và có vị trí quyết định nhất, chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác, vì trong quan hệ về mặt giai cấp của một xã hội quy định sự khác nhau về địa vị kinh tế, về sở hữu tư liệu sản xuất, mối quan hệ xã hội giữa người với người trong hệ thống sản xuất, tổ chức lao động và phân phối thu nhập. Ở cac loại hình cơ cấu xã hội khác không có được các mối quan hệ quan trọng và quyết định trên đây. Từ đó cho thấy cơ cấu xã hội - giai cấp có liên quan trực tiếp đến quyền lực chính trị và nó quyết định đến bản chất và xu hướng vận động của các loại hình cơ cấu xã hội khác. Mỗi xã hội có phân chia giai cấp đều có cơ cấu xã hội - giai cấp đặc trưng của mình, nó thể hiện cho sự khác nhau về chất giữa cơ cấu xã hội này với cơ cấu xã hội khác. - Xuất phát từ cơ cấu xã hội - giai cấp mà người ta xây dựng các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của mỗi xã hội trong từng giai đoạn cụ thể. Vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp là có ý nghĩa quan trọng, song không được tuyệt đối hóa, tức là chỉ thấy và dựa vào cơ cấu xã hội - giai cấp, coi nhẹ các loại cơ cấu xã hội khác; cũng không thể tùy tiện xóa bỏ nhanh chóng các giai cấp, tầng lớp xã hội bằng biện pháp giản đơn theo ý muốn chủ quan. 2. Cơ cấu xã hội - giai cấp trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam. - Đặc điểm cơ bản có liên quan đến cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nuớc ta là sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần. Đằng sau cac NGUYỄN THỊ THẮNG_LỚP: Q2K5 2
  3. MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC thành phần kinh tế là các giai cấp, tầng lớp xã hội nhất định. Tương ứng với nền kinh tế đó là một cơ cấu giai cấp đa dạng, phức tạp bao gồm cac giai cấp, tầng lớp vừa liên minh, vừa đấu tranh với nhau, trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo. Sự hình thành cơ chế thị trường đã dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu xã hội - giai cấp cùng với sự vận động phức tạp của các giai tầng xã hội. Tính đa dạng, phức tạp còn thể hiện ở sự biến đổi về chất ngay trong cơ cấu của từng giai cấp, tầng lớp xã hội. - Cơ cấu giai cấp ở Việt Nam hiện nay bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, người sản xuất nhỏ, tầng lớp doanh nhân. Liên minh công – nông – trí thức là cơ sở của toàn xã hội, làm cơ sở chính trị - xã hội vững chắc cho chế độ mới. Giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo, quyết định xu hướng phát triển của xã hội. Nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động trở thành người làm chủ xã hội. Trí thức ngày càng có vai trò quyết định trong việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước. Tầng lớp doanh nhân phát huy tiềm năng và vai trò tích cực của mình, hoạt động theo luật pháp và định hướng của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Khi tổng kết kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam, một nước có 90% dân số là nông dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng : "Nền tảng của vấn đề dân tộc là nông dân, vì nông dân 1à tối đa trong dân tộc" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB ST Hà Nội 1986, trang 343), vì thế phải “ thực hiện cho được liên minh công nông vì đó là sụ đảm bảo chắc chắn nhất cho những thắng lợi của cách mạng. Chỉ có khối liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo mói có thể kiên quyết và triệt đê đánh đổ các thế lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền của nhân dân lao động, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của cách mạng dân tộc dân chủ và tiến lên CNXH” (Hồ Chí Minh: Vì độc lập, tự do, Vì chủ nghĩa xã hội, NXB ST Hà Nội, 1970, trang 302). NGUYỄN THỊ THẮNG_LỚP: Q2K5 3
  4. MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của giai cấp nông dân, đồng thời cũng chỉ rõ nông dân tuy là một lực lượng xã hội đông đảo, nhưng trong các cuộc đấu tranh giai cấp, họ không thể tự tổ chức lại thành một lực lượng chính trị độc lập để đánh đổ các giai cấp bóc lột thống trị, trong lịch sử các cuộc khởi nghĩa của nông dân thường mang tính chất tự phát, diễn ra dưới hình thức lẻ tẻ ở từng địa phương, ít khi trở thành phong trào rộng lớn trong cả nước. Vì gắn liền với một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, tàn dư của một phương thức sản xuất đã lỗi thời, nông dân không thể tự làm lấy một cuộc cách mạng giải phóng, cũng không thể tự mình xây dựng được một xã hội mới do mình là đại biểu. Trước kia nông dân phải đứng dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản trong cuộcđấu tranh đánh đổ chế độ phong kiến giành thắng lợi cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Ngày nay giai cấp tư sản đã tỏ ra lỗi thời và phản động, giữa giai cấp nông dân và giai cấp tư sản có những mâu thuẫn đối địch về lợi ích kinh tế và chính trị. Muốn thoát khỏi ách áp bức bóc lột, nông dân lao động không có con đường nào khác là đi theo đường lối cách mạng của giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có thể cùng với toàn thể nhân dân đánh đổ giai cấp tư sản - giai cấp bóc lột cuối cùng trong lịch sử, có thể giữ vững chính quyền lâu dài, có thể xây dựng một xã hội mới trong. đó nhân dân lao động thật sự trở thành người làm chủ. Do đó khi đánh giá vai trò của giai cấp nông dân nhận rõ tính tất yếu của sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân cần khẳng định rằng sự liên minh này là một sự liên minh "đặc biệt', trong đó giai cấp công nhân phải giữ vai trò lãnh đạo, một sự liên minh có ý nghĩa chiến lược, chẳng những chỉ nhằm đánh đổ giai cấp bóc lột mà còn nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết để xây dựng một chế độ xã hội mới văn minh hơn, tốt đẹp hơn. Cùng với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức vốn xuất thân từ nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, tuy họ không đại diện cho một phương NGUYỄN THỊ THẮNG_LỚP: Q2K5 4
  5. MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC thức sản xuất nào, không phải là một lực lượng chính trị độc lập trước các giai cấp và tầng lớp xã hội khác, do đó họ không có hệ tư tưởng riêng. Song đội ngũ trí thức dưới bất cứ chế độ nào cũng có vai trò và vị trí rất quan trọng. Địa vị và vai trò của đội ngũ trí thức càng quan trọng hơn bao giờ hết trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, bởi lẽ họ là một lực lượng xã hội có trình độ học vấn cao, hiểu biết rộng, nắm được tri thức khoa học - công nghệ. Chính vì thế chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh luôn luôn đánh giá cao vai trò của trí thức trong tiến trình vận động của lịch sử nhân loại. Coi liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là hạt nhân nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc trong mặt trận dân tộc thống nhất - Nền tảng xã hội của Nhà nước và của chế độ xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong 70 năm qua cho thấy, nhờ nắm vững quan điểm của Mác - Ăng ghen - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam luôn luôn quan tâm xây dựng, vun đắp cho khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất, trong đó lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nòng cốt. Sự liên minh chặt chẽ đó được gắn kết bởi đường lối chính trị đúng đắn do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra là tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ tiến lên làm cách mạng XHCN. Mà nội dung cách mạng dân chủ như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết : “Căn bản là giải phóng nông dân, nội dung cách mạng dân tộc cũng là giải phóng nông dân. Bao giữ nông thôn nông dân thật sự nắm được chính quyền, nông dân được giải phóng thì mới là dân chủ thật sự” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB ST Hà Nội, 1986, trang 356). Bằng đường lối chính trị đúng đắn đó và hàng loạt các chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập họp xung quanh mình một lực lượng hùng hậu NGUYỄN THỊ THẮNG_LỚP: Q2K5 5
  6. MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC của cả dân tộc mà trong đó giai cấp công nhân, giai cấp nông dân là đội quân chủ lực để tiến hành cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, lật đổ chế độ thực dân phong kiến lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu á. Tiếp đến tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ để dành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngày nay sự nghiệp cách mạng của nước ta đã và đang chuyển qua một thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm “xây dựmg nước ta trở thành một nước công nghiệp, có cơ sỏ vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” (Văn kiện Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB CTQG Hà Nội, 1996, trang 80). Để thực hiện được mục tiêu nhiệm vụ cách mạng to lớn đó, hơn lúc nào hết chúng ta phải giương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc, coi đó 1à đường lôí chiến lược cơ bản, lâu dài, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Dự thảo Văn kiện trình Đại hội IX trang 35). Chăm lo xây dựng lực lượng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức vững chắc để làm nòng cốt cho khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất. - Cơ cấu xã hội – giai cấp nước ta biến đổi theo xu hướng tiến bộ, được phản ánh ở sự thay đổi tích cực của các giai cấp tầng lớp xã hội ( công nhân, nông dân, trí thức,…). Do tính chất chưa ổn định về mặt xã hội, mới chỉ là định hướng xã hội chủ nghĩa nên trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ, các giai cấp, tầng lớp phát triển đa dạng. Sự ổn định dần của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa sẽ tạo điều kiện hình thành từng bước một cơ cấu xã hội – giai cấp định NGUYỄN THỊ THẮNG_LỚP: Q2K5 6
  7. MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC hướng xã hội chủ nghĩa. Đến giai đoạn cuối của thời kỳ quá độ, các giai cấp, tầng lớp xích lại gần nhau hơn, liên minh, hợp tác chặt chẽ, ổn định hơn. Trong suốt thời kỳ quá độ, liên minh công – nông – trí thức là lực lượng chính trị - xã hội cơ bản, là nền tảng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. II. Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội 1, Xu hướng chủ yếu - Sự xích lại gần nhau từng bước giữa các giai cấp, tầng lớp về mối quan hệ với tư liệu sản xuất. Xu hướng này thể hiện thông qua việc dần dần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao. Với chủ trương phát triển nhiều thành phần kinh tế, đa dạng hóa chế độ sở hữu, tồn tại nhiều thành phần kinh tế, liên kết, liên doanh trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các thành phần xã hội tồn tại bên nhau, xích lại gần nhau, đan xen lẫn nhau để cùng phát triển. - Sự xích lại gần nhau về tính chất lao động giữa các giai cấp, tầng lớp. Xu hướng này thông qua việc phát triển cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, áp dụng những thành tựu mới vào quá trình phát triển lực lượng sản xuất, rút ngắn khoảng cách của sự khác biệt giữa các lực lượng xã hội trong quá trình lao động. Từ đó, tạo điều kiện cho xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế trong lĩnh vực kinh tế. - Sự xích lại gần nhau về mối quan hệ phân phối tư liệu tiêu dùng giữa các giai cấp và tầng lớp. Xu hướng này diễn ra chủ yếu liên quan đến việc thực hiện ngày càng hoàn thiện nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế. - Sự xích lại gần nhau về tiến bộ về đời sống tinh thần giữa các giai cấp, tầng lớp. Xu hướng này thể hiện trực tiếp thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Từ đó tác động đến sự xích lại gần nhau NGUYỄN THỊ THẮNG_LỚP: Q2K5 7
  8. MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC và xóa bỏ dần mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Những xu hướng trên đây không tách rời nhau và được thể hiện trên cac lĩnh vực chính trị, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong thời kỳ cách mạng mới đã có một bước phát triển cao hơn so với trước cả về nội dung và hình thức. Sự liên minh đó không chỉ về chính trị, mà còn là liên minh về kinh tế, một nội dung liên minh ngày càng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu nhằm tạo ra những điều kiện vật chất để đảm bảo cho giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và cả dân tộc ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, đương nhiên sự liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp. nông dân và đội ngũ trí thức về chính trị cũng rất cần thiết, nhằm củng cố và xây dựng chính quyền cách mạng - chính quyền của dân, do dân, vì dân; chống lại mọi âm mưu thủ đoạn phá hoại của các lực lượng thù địch đối với nước ta, bảo vệ nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Nhưng sự liên minh về kinh tế mới là chủ yếu, ngay liên minh chính trị cũng cần được củng cố trên cơ sở kinh tế, bởi vì như Lênin đã nói : “Lúc này chính trị ngay trong kinh tế”. Lênin còn chỉ rõ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một nước mà số đông nhân dân là nông dân thì chỉ có thể giành thắng lợi với điều kiện có sự thỏa thuận về kinh tế giữa giai cấp công nhân và nông dân lao động. Theo Lênin, liên minh công - nông - trí thức cần được bảo đảm vững chắc về kinh tế, không phải chỉ trên cơ sở tôn trọng quyền sử dụng ruộng đất của nông dân, mà phải trên cơ sở mới. Đó là tạo điều kiện cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp phát triển, thực hiện giao lưu sản phẩm hàng hóa giữa thành thị và nông thôn, đảm bảo đời sống của NGUYỄN THỊ THẮNG_LỚP: Q2K5 8
  9. MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC quần chúng công - nông - trí thức. Do đó vai trò của thị trường, thương nghiệp, quan hệ hàng hóa - tiền tệ, giao thông vận tải trở nên cực kỳ quan trọng. Liên hệ vào thực tiễn nước ta hiện nay, sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức về kinh tế có nội dung và hình thức biểu hiện rất phong phú. Trước hết giai cấp công nhân cùng với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và toàn thể dân tộc phải tập trung đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Phải tập trung giải quyết tốt mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành kinh tế cơ bản nhất của nền kinh tế quốc dân gắn liền với hai giai cấp cơ bản của xã hội ta, đó là công nhân và nông dân. Nói về mối quan hệ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một hình ảnh hết sức cụ thể : “Công nghiệp và nông nghiệp là nhu hai chân của nền kinh tế nước nhà, chân phải thật vững, thật khỏe thì kinh tế mới tiến bộ thuận lợi và nhanh chóng” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập VII, NXB ST Hà Nội 1987, trang 352). Trong mối quan hệ đó bản thân tái sản xuất xã hội đòi hỏi nông nghiệp phải phát triển theo yêu cầu của công nghiệp, phục vụ công nghiệp và công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Nông dân làm nông nghiệp không phải chỉ vì nông nghiệp mà còn vì công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, không phải vì đời sống của riêng mình mà còn vì đời sống của công nhân và toàn xã hội. Chính trên cơ sở ý thức được điều đó mà trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của nông dân dần dần được nâng cao. Đồng thời trong mối quan hệ với nông nghiệp, bản thân tái sản xuất xã hội cũng đòi hỏi công nghiệp phải tác động ngay từ đầu vào nông nghiệp, phục vụ nông nghiệp, tự thể hiện từng bước nông nghiệp, có tác dụng cải tạo nông nghiệp cả về tổ chức sản xuất, điều kiện sản xuất lẫn con người sản xuất và qua đó thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Cũng chính trên cơ sở ấy mà giai cấp công nhân thấy rõ được vai trò chủ đạo và trách nhiệm lớn lao của mình trong mối quan hệ công nông. Đó là xu hướng phát triển tất yếu của lực lượng NGUYỄN THỊ THẮNG_LỚP: Q2K5 9
  10. MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC sản xuất xã hội, trên cơ sở đó thể hiện xu hướng vận động tất yếu của cơ cấu giai cấp - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một sự vận động theo chiều hướng đi dần đến sự xích lại gần nhau giữa lao động công nghiệp với lao động nông nghiệp, giữa lao động chân tay với lao động trí tuệ, giữa thành thị với nông thôn. Song song với phát triển công nghiệp và nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ta còn phải xử lý hàng loạt vấn đề về mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nông dân, giữa công nhân - nông dân, trí thức và các tầng lớp xã hội khác, trong đó nổi lên một số vấn đề lón như : giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài cho nông dân để họ yên tâm đầu tư sản xuất; có chính sách đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn; phải giải quyết vấn đề thu mua, chế biến tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, về giá cả nông sản; chính sách về thuế, tín dụng, văn hóa, xã hội cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân,... ' Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân và liên minh công - nông - trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực tập trung đầu tư cho nông nghiệp, coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhờ vậy kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta trong 5 năm qua đã có một bước phát triển đáng kể : giá trị sản lượng bình quân hàng năm tăng 5%, sản lượng lương thực đạt gần 34 triệu tấn, tăng bình quân hàng năm l,3 triệu tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 435kg (năm 2000). Nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến bước đầu được hình thành, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản phát triển, kim ngạch xuất khẩu hàng nông - lâm – thủy sản đạt 4 tỷ USD, tăng 30%/năm, trong đó có 3 mặt hàng xuất khẩu chiến lược là gạo (thứ 2 thế giới), cà phê (thứ 3 thế giới). Các mặt hàng thủy sản đạt trên l tỷ USD; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nông NGUYỄN THỊ THẮNG_LỚP: Q2K5 10
  11. MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC nghiệp, nông thôn như : thủy lợi, giao thông, điện, trường học, trạm y tế được xây dựng thêm. Cuộc vận động xóa đói giảm nghèo đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện. Có thể nói rằng : mỗi một thành tựu nông nghiệp, nông thôn đạt được trên đây là kết quả của đường lối chính trị đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước; là công sức đóng góp của toàn dân trong đó phải kể đến công sức của giai cấp công nhân ngày đêm sản xuất ra nhiều máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu, làm ra nhiều công trình thủy lợi nhiều đường giao thông, nhiều kwh điện v.v. . . phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Có công sức đóng góp về trí tuệ của đội ngũ trí thức đã nghiên cứu sáng tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng tốt và chuyển giao nhiều tiến độ khoa học, công nghệ mới vào nông nghiệp, nông thôn, và cuối cùng đó là sự phấn đấu bền bỉ của giai cấp nông dân trong cả nước. Những thắng lợi to l ớn đó đã động viên, cổ vũ giai cấp nông dân phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc mà trong đó liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức nòng cốt. 2, Những vấn đề có tính quy luật của sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp - Sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp được quy định bởi biến động cơ cấu kinh tế, cụ thể là cơ cấu ngành nghề kinh tế, thành phần kinh tế, cơ chế hành chính, kinh tế - xã hội. Yếu tố kinh tế luôn giữ vai trò quyết định đối với các vấn đề xã hội trong thời kỳ quá độ tồn tại nhiều thành phần kinh tế tất yếu đưa tới cơ cấu - xã hội giai cấp đa dạng và phức tạp. Trong thời kỳ này có nhưng giai cấp, tầng lớp của cơ cấu xã hội - giai cấp mới và cũ, có đông đảo nhân dân lao động và tồn tại một bộ phận của giai cấp, tầng lớp bóc lột. Cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ tuy vận động theo cơ chế thị trường, song có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Về mặt chủ quan, cơ NGUYỄN THỊ THẮNG_LỚP: Q2K5 11
  12. MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC cấu xã hội - giai cấp mới hình thành lại tác động trực tiếp tới sự củng cố và phát triển cơ cấu kinh tế mới. Thời kỳ quá độ là thời kỳ mà những nhân tố của xã hội mới và tàn tích của xã hội cũ tồn tại đan xen, đấu tranh với nhau. Cơ cấu xã hội - giai cấp luôn biến đổi trong mọi xã hội. Do đặc điểm của thời kỳ quá độ, quá trình biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp cũ sang cơ cấu xã hội giai cấp mới là quá trình liên tục, đa dạng, phức tạp và mạnh mẽ. Quá trình này sẽ dần dần ổn định vào giai đoạn sau khi nền kinh tế đã ổn định, lực lượng sản xuất đã phát triển và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được những kết quả cơ bản. Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội biến động và phát triển trong mối quan hệ vừa có mâu thuẫn, vừa có mối quan hệ liên minh với nhau, tiến tới xóa bỏ hiện tượng bất bình đẳng trong xã hội, đưa đến sự xích lại gần nhau giữa các giai cấp, tầng lớp cơ bản trong xã hội, đặc biệt là giữa công nhân, nông dân, trí thức. Mức độ và quá trình biến đổi này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ở mỗi giai đoạn cụ thể. Mâu thuẫn và liên minh thể hiện tính độc lập tương đối và tính phát triển đa dạng của các giai tầng xã hội tạo nên sự hợp tác, xích lại gần nhau giữa các giai tầng cơ bản trong xã hội, xóa dần những quan hệ bóc lột giữa người với người. - Xu hướng phát triển cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ mang tính đa dạng và thống nhất. Tính đa dạng thể hiện ở sự tồn tại các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hôij trong nền kinh tế nhiều thành phần và ngay cả trong cơ cấu của mỗi giai tầng đó cũng mang tính đa dạng và có sự thay đổi, vận động nhanh chóng để tiến tới sự ổn định tương đối ở các giai đoạn cuối của thời kỳ quá độ. Tính thống nhất thể hiện ở chỗ trong cơ cấu xã hội - giai cấp ấy, giai cấp công nhân, lực lượng tiêu biểu cho phương thức sản xuất giữ vai trò chủ đạo trong quá trình cải biến xã hội. Điều này thể hiện ở chỗ giai cấp công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng với cơ cấu hợp lý. Đồng thời vai trò chỉ đạo đó còn thể hiện ở sự phát triển của mối quan hệ NGUYỄN THỊ THẮNG_LỚP: Q2K5 12
  13. MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và trí thức ngày càng giữ vị trí nền tảng chính trị - xã hội ở nước ta. Từ đó tạo nên sự thống nhất của cơ cấu xã hội - giai cấp trong suốt thời kỳ quá độ. NGUYỄN THỊ THẮNG_LỚP: Q2K5 13
nguon tai.lieu . vn