Xem mẫu

  1. Học cách… quên để làm tốt bài thi môn Sử “Trong bài thi môn Sử, không phải cứ học thuộc l òng rồi liệt kê hết ra bài thi là có thể giành điểm cao. Với nhiều câu hỏi, đôi khi học sinh phải học cách… quên”, cô Đỗ Kim Xinh, giáo viên Sử, THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông, Hà Nội cho hay. Một trong những điều khiến học sinh sợ nhất môn Sử đó là có quá nhiều sự kiện, con số dài dằng dặc khó nhớ. Việc học thuộc lòng tất cả không hẳn là phương pháp hay, nếu trong phòng thi học sinh bị căng thẳng quên một sự kiện rất dễ kéo theo nhầm lẫn hàng loạt các sự kiện khác. “Chính vì vậy, khi giảng bài tôi thường khuyên học sinh không nên tham lam đưa quá nhiều chi tiết, dẫn chứng vào bài. Những chi tiết không quá quan trọng, không
  2. nhớ chắc chắn thì nên bỏ qua. Học Sử đôi khi phải học cách… quên”, cô Xinh cho hay. Tuy nhiên, không phải vì thế mà học sinh “quên” cả những kiến thức cơ bản, những mốc lịch sử quan trọng. Sẽ không khó khăn cho việc nhớ nhanh môn Lịch Sử, nếu có phương pháp học khoa học. Lập bảng sự kiện để hệ thống kiến thức Trước hết, để dễ nhớ, học sinh nên hệ thống hóa kiến thức theo các giai đoạn lịch sử và hệ thống hóa kiến thức theo vấn đề. Việc hệ thống hóa kiến thức theo giai đoạn lịch sử giúp chúng ta nắm được những sự kiện cốt yếu của từng giai đoạn, lấy ví dụ ở giai đoạn lịch sử 1946 – 1954, ta có thể lập bảng hệ thống hóa như sau: Qua bảng hệ thống trên, ngoài việc nắm các kiến thức cơ bản chúng ta cần rèn luyện kĩ năng liên kết các sự kiện theo chuỗi (chiều dọc và chiều ngang) để nắm kiến thức theo chỉnh thể. Ngoài ra, việc hệ thống hóa kiến thức theo vấn đề hay chuyên đề (chuyên đề về đấu tranh ngoại giao; kinh tế; chính trị…) giúp chúng ta không những nắm các sự kiện mà còn biết phát hiện những điểm giống và khác nhau, sự phát triển từ thấp đến cao của các sự kiện… từ đó có thể nắm sâu kiến thức. Một đặc thù của môn Sử là các sự kiện đều có mối quan hệ sâu chuỗi với nhiều sự kiện khác. Nếu tìm ra sự liên kết ấy, việc nhớ sẽ dễ hơn nhiều. Chẳng hạn từ sự kiện thành lập Đảng, trước đó là cả một sự chuẩn bị lâu dài, nó sẽ liên quan đến các sự kiện như: ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, ngày thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên… 5 bước làm bài thi môn Sử Bước 1: Đọc kĩ đề để xác định yêu cầu của đề, mỗi câu hỏi thi cần xác định thời gian, không gian và trọng tâm. Nếu chúng ta bỏ qua khâu này thì rất dễ bị lạc đề, lấy ví dụ câu hỏi sau: Tại sao nói phong trào Đồng Khởi chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?, với câu hỏi này cần xác định:
  3. thời gian là năm 1960; Không gian là phạm vi ở miền Nam; Trọng tâm là phần kết quả và ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi. Bước 2: Viết đề cương sơ lược. Nhiều học sinh thường bỏ qua bước này và cho rằng nó không thực sự cần thiết. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây là một bước rất quan trọng. Đề cương, dàn ý sơ lược sẽ giúp học sinh triển khai bài rành mạch, không sợ bỏ sót, thiếu ý khi làm bài thi. Thực tế chấm bài, tôi thấy rất nhiều của các em có đủ các yêu cầu của thang điểm nhưng vẫn không đạt điểm cao vì bài các ý chính quá tóm tắt và lộn xộn . Bước 3: Cần phân phối thời gian làm bài cho hợp lí: lấy thời gian làm bài chia cho thang điểm là 10, qua đó tập trung thời gian hợp lí cho từng câu hỏi. Ví dụ thời gian làm bài là 90 phút, lấy 70 phút chia cho thang điểm 10 ( dành 20 phút để viết đề cương sơ lược và đọc lại bài sau khi làm xong), như vậy mỗi điểm tương ứng với 7 phút. Bước 4: Đối với loại câu hỏi trình bày sự kiện (như thế nào?), chúng ta phải trình bày theo thứ tự: hoàn cảnh, chủ trương, diễn biễn, kết quả, ý nghĩa sự kiện. Đối với câu hỏi nâng cao: (Tại sao như vậy?) chúng ta nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc bộ môn: trình bày tóm tắt sự kiện trước khi giải thích tại sao, một bài viết như vậy thì mới đủ hai phần: biết và hiểu lịch sử. Một điều học sinh cần nhớ là khi làm bài thi Sử cũng cần triển khai như một bài Văn phải . Tức là có phần mở bài, thân bài và kết bài. Phần mở bài thường gắn với hoàn cảnh của sự kiện cần phân tích. Thân bài cần phải thể hiện được những yêu cầu mà đề bài ra. Kết bài sẽ là phần kết quả, ý nghĩa, hậu quả hoặc hệ quả. “Ngoài ra, học sinh nên đọc thêm nhiều sách tham khảo, theo dõi các sự kiện thời sự đương đại để làm tăng thêm độ rộng và sâu cho bài thi”, cô Xinh khuyên.
nguon tai.lieu . vn