Xem mẫu

Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC
CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ KHÓ KHĂN VỀ TÂM LÝ
TS. Mai Thị Kim Thanh
Bộ môn CTXH- Khoa Xã hội học
ĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà Nội

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, hoạt động công tác xã hội ngày càng được mở
rộng. Sự mở rộng của công tác xã hội diễn ra ở mọi lĩnh vực, trong đó lĩnh vực chăm
sóc, bảo vệ trẻ em đang chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển ngành. Việt
Nam là nước đầu tiên tại Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước
quốc tế về Quyền trẻ em. Điều này càng thể hiện rõ hơn định hướng lâu dài của công
cuộc chăm sóc, bảo vệ trẻ em, mà trong đó, công tác xã hội là một công cụ không thể
thiếu và công cụ này đang biến đổi từng ngày.
1. Nhu cầu của trẻ em trong thời đại ngày nay
Trước hết, ta cần có những hiểu biết cơ bản về nhu cầu của trẻ em trong thời đại
ngày nay. Căn cứ vào 5 bậc thang nhu cầu theo mô hình của Maslow (được xếp theo thứ tự
tính cấp thiết phổ biến nhất trong xã hội), ta thấy rõ ràng rằng cá nhân nào cũng có những
nhu cầu đáp ứng đời sống tinh thần chứ không chỉ là nhu cầu vật chất. Dù là một đứa trẻ thì
bản thân đứa trẻ đó cũng luôn tồn tại nhu cầu được yêu thương, tôn trọng,… Bởi vậy khi
không được đáp ứng những nhu cầu này (kể cả khi nhu cầu vật chất được đáp ứng đầy đủ)
thì tất yếu mặt tinh thần đứa trẻ sẽ nảy sinh vấn đề theo chiều hướng tiêu cực. Đó chính là
nhu cầu chính đáng của trẻ em nhưng chính nhu cầu này lại đang bị lãng quên. Trẻ em
ngày nay không chỉ "biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan" mà các em còn cần được
đón nhận sự yêu thương, tôn trọng, chia sẻ của người lớn và bạn bè.
“Bố mẹ em chẳng bao giờ quan tâm tới con cái. Bố mẹ em thường đi làm từ sáng
và trở về nhà vào tối muộn. Nhiều khi em phải tự quyết mọi việc vì bố mẹ em không có
thời gian dành cho em. Bố mẹ em cứ nghĩ chu cấp tiền cho em thế là đủ, mọi việc khác
không hề quan tâm tới. Khi em có lỗi thì bố mẹ mắng, chửi và cho là em hư, không biết
thương bố mẹ phải vất vả tối ngày, bố mẹ em đâu có biết rằng em cần sự chia sẻ, cần
sự quan tâm. Em cảm thấy lạc lõng giữa gia đình”. (Nam, 17 tuổi)
Đại học Đồng Tháp 31

Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"

Bất kì đứa trẻ nào cũng cần có những nhu cầu cơ bản, cũng cần được đảm bảo
một nơi ở an toàn, được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng, sức khỏe, được yêu thương,
chăm sóc, được thụ hưởng một nền giáo dục đầy đủ, được bảo vệ tránh khỏi những
hiểm nguy, đe dọa. Nhu cầu của trẻ em là nhu cầu toàn diện như bất kì con người ở lứa
tuổi nào, không chỉ được gói gọn trong vấn đề chăm sóc, bảo vệ về mặt thể chất mà cả
tinh thần, không chỉ cần đảm bảo nhu cầu vật chất mà cả nhu cầu xã hội.
2. Những khó khăn tâm lý trẻ em gặp phải trong thời đại ngày nay
Trước những nhu cầu toàn diện của trẻ, ta thấy rằng nếu khả năng đáp ứng nhu
cầu của trẻ không được đáp ứng tất yếu sẽ nảy sinh vấn đề. Vấn đề của trẻ xuất phát từ
sự đáp ứng không phù hợp với nhu cầu rất đa dạng ở từng trẻ. Thế nhưng trong thực tế
cuộc sống ngày nay, trẻ em phải đối phó với nhiều khó khăn trong cuộc sống, dẫn đến
những khó khăn trong tâm lý của các em. Khó khăn ấy có thể là những khó khăn về vật
chất dẫn đến sự khó khăn trong đáp ứng những nhu cầu tinh thần của trẻ. Đến tháng
12/2008, Việt Nam có 1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Trong đó những em này
tập trung chủ yếu ở vùng có điều kiện khắc nghiệt, kém phát triển. Thậm chí ngay giữa
những đô thị phát triển, những thành phố lớn, vẫn còn nhiều trẻ em lang thang, trẻ em
lao động sớm do hệ quả của đói nghèo khiến các em không được đảm bảo những điều
kiện tối thiểu cho một cuộc sống bình thường. Những điều này cản trở trẻ thực hiện
quyền sống còn và được bảo vệ, chưa nói đến quyền được tham gia, quyền phát triển.
Những khó khăn tâm lý của trẻ đôi khi lại không xuất phát từ sự thiếu thốn về vật chất
mà là từ những xung đột, mâu thuẫn xung quanh đời sống của trẻ, từ những người thân
thiết nhất với trẻ (bố mẹ, bạn bè,…) hay từ những hệ thống ảnh hưởng mạnh mẽ nhất
tới trẻ (gia đình, trường học,…). Theo nhận thức của nhiều người dân hiện nay, việc
chăm sóc trẻ em chỉ mới giới hạn ở mức độ đảm bảo nhu cầu vật chất cho các em bằng
cách để các em có nơi ở, được ăn uống đầy đủ. Trong khi đó, nhu cầu tinh thần của trẻ đôi
khi chưa được chú trọng. Nếu ở gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ trẻ phải vật lộn
kiếm sống không có thời gian bày tỏ tình cảm, sự yêu thương với con cái thì ở một số gia
đình khá giả, trẻ đôi khi bị bỏ rơi về mặt tình cảm, hoặc bị ép buộc tham gia quá nhiều hoạt

Đại học Đồng Tháp 32

Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"

động (học văn hóa, học thêm, học năng khiếu,…). Cả hai thái cực này đều ảnh hưởng tiêu
cực tới tinh thần của trẻ.
Những khó khăn trên có thể dẫn đến những vấn đề nguy hại với tâm lý và sự
hình thành nhân cách của trẻ. Chúng ta biết rằng, ở trẻ em, quá trình xã hội hóa diễn ra
mạnh mẽ và liên tục. Chính quá trình xã hội hóa này hình thành nên nhân cách của trẻ.
Trong quá trình xã hội hóa đó, trẻ tương tác với những cá nhân khác, nhóm khác, chịu
ảnh hưởng của những hệ thống khác nhau. Nhận thức và hành vi của trẻ chi phối lẫn
nhau trong mối quan hệ biện chứng. Cả nhận thức và hành vi của trẻ đều nằm trong
phạm vi tác động của môi trường xung quanh, của sự tương tác xã hội trẻ tiếp xúc hàng
ngày. Cũng chính từ đó, trẻ có thể hình thành những nhận thức sai lầm về bản thân qua
quá trình xã hội hóa (nếu trẻ bị cha mẹ chửi rủa “đồ vô tích sự”, “sao không chết đi”,”
Cút đi cho khuất mắt tao”… thì trẻ sẽ nhận thức sai lầm về bản thân, cho rằng mình vô
giá trị, từ đó dẫn đến trầm cảm, sa sút về tâm lý, có thể có những hành vi sai lệch: xa
lánh bạn bè, đái dầm,…). Hoặc hệ thống giáo dục gây sức ép quá lớn tới trẻ dễ khiến trẻ
khủng hoảng tâm lý. Bên cạnh đó, trẻ còn phải đối mặt với nhiều sức ép, ảnh hưởng
tiêu cực của hoàn cảnh, các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, tình trạng lang thang,
lạm dụng trẻ em.
Tất cả những điều này khiến cho quá trình xã hội hóa của trẻ bị đảo lộn theo
hướng không mong đợi, dễ làm méo mó nhận thức, hành vi và nhân cách của trẻ. Hệ
quả của những vấn đề này để lại trong tâm lý của trẻ rất sâu sắc và có tính ảnh hưởng
lâu dài, nghiêm trọng. Bảng số liệu sau đây cho thấy rõ điều đó:
Bảng: Phân bố rối loạn liên quan sức khỏe tâm thần (n=2549)
STT

Các rối loạn

N

%

1

Lo âu

315

12.3

2

Trầm cảm

214

8,4

3

Sợ bẩn

256

10.0

4

Đái dầm

162

6.3

5

Tíc

105

4.2

Đại học Đồng Tháp 33

Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"

Từ bảng trên, ta thấy được rằng: Rối loạn lo âu chiếm tỉ lệ lớn nhất 12,3%, sau
đó đến sợ bẩn 10,0%; trầm cảm 8,4%; đái dầm 6,3%; tíc 4,2%. Nhận xét này phù hợp
với kết quả khảo sát vào tháng 7/2009 vừa qua của chúng tôi cho thấy tỷ lệ rối loạn lo
âu chung ở trẻ em là từ 3 - 30% trẻ em. Sợ bẩn: Các ám ảnh này thường nổi lên ở lứa
tuổi trẻ em hay tuổi thành niên sớm và chúng có thể duy trì lâu dài về sau nếu không
được điều trị. Đặc điểm rối loạn trầm cảm: Kết quả có 8,4% số học sinh có cảm giác
buồn rầu vì thấy vô dụng, kém cỏi; hay khóc lóc hoặc cảm thấy cô đơn. Các em này
được xác định đủ tiêu chuẩn chẩn đoán cho một giai đoạn trầm cảm. Tỷ lệ này cao hơn
hẳn tỷ lệ trầm cảm ở thanh thiếu niên nói chung mà Hoàng Cẩm Tú đã thông báo nhưng
vẫn nằm trong khoảng tỷ lệ 4 – 24% của Kerry Pearce 1996 đã công bố. Các rối loạn về
Tic, đái dầm: Những trẻ em có biểu hiện các rối loạn về Tic, đái dầm thường có cảm
giác rất khó chịu làm hạn chế quan hệ xã hội, học tập và sinh hoạt của các em dẫn đến
hiện tượng tự ti, mặc cảm ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần của các em. (TS. Lê Thị
Kim Dung, TS. Lã Thị Bưởi, TS. Đinh Đăng Hoè và cộng sự, Trung tâm nghiên cứu và
phát triển cộng đồng, 2007, Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh
thần của học sinh một số trường trung học cơ sở)
Ngoài ra, hiện nay sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của thanh thiếu niên đang bị
đe dọa bởi sự tấn công từ nhiều phía của các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, trộm
cắp… Trong nhà trường cũng luôn luôn có một tỉ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tinh
thần, số liệu 19,46 % học sinh trong độ tuổi từ 10 -16 tuổi gặp trục trặc về sức khỏe tinh
thần trong cuộc khảo sát mới đây cho thấy tình hình rất đáng lo ngại. Theo một khảo sát
của Thạc sỹ - bác sĩ Bùi QuốcThắng - giảng viên trường đại học Y Dược TP.HCM và
bác sĩ Nguyễn Lê Anh Tuấn, trong 41 ca trẻ tự tử nhập viện tại BV Nhi Đồng 1 từ
1/1/2001 đến 30/6/2002, lứa tuổi chiếm nhiều nhất là 14-15 (65,84%), nữ chiếm 60,9%.
Trẻ tự tử là trẻ sống trong gia đình mà 79% cha mẹ có trình độ học vấn thấp (mù chữ,
cấp 1 và cấp 2), có đến 87,5% trường hợp trẻ tự tử có cha mẹ làm nghề lao động chân
tay; chỉ có 1,4% cha mẹ có trình độ đại học. Có 85,4% trẻ sau tự tử, không làm gì để tỏ
dấu hiệu tự tử và được người nhà phát hiện khi có triệu chứng, 14,6% các cháu xa lánh
mọi người, vào phòng riêng, không có trường hợp nào thông báo cho người nhà biết sau
Đại học Đồng Tháp 34

Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"

khi thực hiện hành vi tự tử (Báo Vietnam Net ngày 18/11/2003 tâm lý. Những biểu hiện
bất thường của trẻ như là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị khủng hoảng, chấn
thương tâm lý).
3. Thực trạng hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em tại
Việt Nam hiện nay
Rõ ràng, khó khăn tâm lý ở trẻ em là một vấn đề bức thiết, cần được xã hội nhận
thức và can thiệp đúng đắn, kịp thời. Từ trước tới nay, Việt Nam đã có nhiều cơ quan
ban ngành, các tổ chức trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ
trẻ em. Đặc biệt, công tác nghiên cứu, chăm sóc trẻ em gặp khó khăn về tâm lý đang
ngày càng được quan tâm.
Công tác chăm sóc trẻ em gặp khó khăn về tâm lý đang ngày càng được Nhà
nước quan tâm. Đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này được triển khai, đặc biệt là các
nghiên cứu tâm lý học. Nhiều dịch vụ chuyên biệt chăm sóc tâm lý trẻ em cũng được
mở rộng. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế, số lượng những dịch vụ này vẫn còn khá
khiêm tốn.
Tại khoa khám tâm thần trẻ em Bệnh viện Sức khỏe tâm thần thành phố Hồ Chí
Minh (TP.HCM), mỗi tuần tiếp nhận trung bình từ 400 đến 500 lượt trẻ em đến khám
và điều trị về rối loạn sức khỏe tinh thần, có nhiều trẻ bị chấn thương tâm lý rất nặng
nề. Điều này cho thấy nhu cầu khám chữa, chăm sóc sức khỏe tinh thần của trẻ em rất
lớn, chỉ tính riêng khu vực thành thị. Tuy nhiên, con số này chưa thể hiện hết nhu cầu
thực tế của trẻ. Bởi trẻ em gặp khó khăn về tâm lý rất đa dạng, không chỉ gồm những
trẻ sống ở thành thị mà cả nông thôn. Những trẻ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thường
không có cơ hội tiếp xúc với những dịch vụ này kể cả khi các em có vấn đề. Hơn nữa,
nhân viên công tác xã hội chưa tham gia nhiều vào lĩnh vực này. Thực tế, trên thế giới,
vai trò nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện nhằm hỗ trợ trẻ em gặp vấn đề là rất
quan trọng. Thế nhưng tại Việt Nam, nhân viên công tác xã hội chưa có nhiều cơ hội
khẳng định vai trò của mình ở khu vực bệnh viện công.
Bên cạnh các Bệnh viện công phụ trách khám chữa, chăm sóc sức khỏe tinh thần
cho trẻ em, các dịch vụ tư nhân cũng đóng góp công sức lớn. Những dịch vụ tư nhân
Đại học Đồng Tháp 35

nguon tai.lieu . vn