Xem mẫu

  1. PHẦN B. HOÁ HỮU CƠ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN HOÁ HỌC CƠ BẢN. 1/ Phương pháp áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố. Trong mọi quá trình biến đổi vật chất thì các nguyên tố (ngoại trừ các phản ứng biến đổi hạt nhân nguyên tử), tổng số khối lượng và điện tích của các thành phần tham gia biến đổi luôn luôn được bảo toàn. 2/ Phương pháp áp dụng định luật về thành phần không đổi Với mỗi hợp chất cho trước thì: - Tỉ lệ khối lượng của mỗi nguyên tố đối với khối lượng hợp chất là một số không đổi. - Tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố là một số không đổi. 3/ Phương pháp áp dụng các định luật vật lí về chất khí. - Định luật Avôgađrô: ở cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, bất kỳ chất khí nào nếu có cùng số phân tử bằng nhau thì chiếm thể tích như nhau.
  2. - Hệ quả: 1 mol phân tử chất khí nào cũng có một số phân tử là N = 6,02.1023 phân tử. Do đó 1 mol phân tử khí nào cũng chiếm một thể tích như nhau khi xét cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. - Phương trình Mendeleev – Clapeyron: PV = nRT Trong đó: + n: số mol + p: áp suất (atm) = p/760 (mmHg) V: thể tích (lit) T = t0c + 273 (nhiệt độ tuyệt đối: K) R = 22,4/273 atm.lit/mol.K (hằng số Rydberg) 4/ Phương pháp chuyển bài toán hỗn hợp thành bài toán một chất tương đương (phương pháp trung bình) Khi hỗn hợp gồm nhiều chất cùng tác dụng với một chất khác mà phản ứng xảy ra cùng một loại (oxi hoá - khử, trung hoà, axit – bazơ,...) và hiệu suất các phản ứng bằng nhau thì ta có thể thay thế cả hỗn hợp bằng một chất gọi là chất tương đương có số mol, khối lượng, hay thể tích bằng số mol,
  3. khối lượng hay thể tích của cả hỗn hợp mà các kết quả phản ứng của chất tương đương y hệt như kết quả các phản ứng của toàn hỗn hợp. Công thức của chất tương đương gọi là công thức tương đương hay công thức trung bình. Khối lượng mol phân tử, khối lượng mol nguyên tử, số nguyên tử của các nguyên tố của chất tương đương là các giá trị trung bình M , A , x , y , z ,... Gọi a1, a2, a3, ...< 1 lần lượt là thành phần % theo số mol của các chất 1, 2, 3, ...trong hỗn hợp. Ta có: m Khoiluonghonhop = hh M= = a1M1 + a2M2 + a3M3 + .... Tongsomol n hh Với mhh = n1M1 + n2M2 + n3M3 + ... Trong đó: n1, n2, n3, ...lần lượt là số mol phân tử của chất 1, 2, 3,... A = a1A1 + a2A2 + a3A3 + ... x = a1x1 + a2x2 + a3x3 + ... y = a1y1 + a2y2 + a3y3 + ... z = a1z1 + a2z2 + a3z3 + ... Giá trị nhỏ nhất < giá trị trung bình < giá trị lớn nhất. Suy ra: - Hai chất đồng đẳng liên tiếp thì: x < x < x + 1 ; 2p < y < 2(p + 1)
  4. - Hỗn hợp anken và ankyn thì: 1 < k < 2 - Hai số có giá trị trung bình là trung bình cộng khi và chỉ khi hai số đó có hệ số bằng nhau; n1 = n2 ---> a1 = a2 Trung bình của hai số nguyên liên tiếp là một số không nguyên và ở trong khoảng hai số nguyên đó. Thí dụ: cho n và n + 1 có n = 3,2 ---> n = 3 và n + 1 = 4. 5/ Bản chất phản ứng sục khí CO2 hay SO2 vào dung dịch kiềm. Dung dịch kiềm có thể là dung dịch NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2. Khi cho CO2 hay SO2 là những oxit axit vào trong dung dịch thì CO2 hay SO2 sẽ kết hợp với nước của dung dịch kiềm sẽ tạo ra axit. Bản chất của phản ứng giữa CO2 hay SO2 và dung dịch kiềm là phản ứng trung hoà axit và bazơ. H+ + OH- ----> H2O - Nếu số mol OH-  số mol H+ ---> môi trường trung hoà hay có tính kiềm. Do đó bài toán cho kiềm dư (nước vôi trong dư, xút dư,...) thì phản ứng chỉ tạo ra muối trung tính khi kiềm dùng vừa đủ hoặc dư. - Nếu số mol H+ > số mol OH- ---> môi trường có tính axit. số mol H+(dư) = số mol H+(bđ) – số mol OH- .
  5. - Nếu số mol H+(dư)  số mol CO32- ---> Phản ứng chỉ tạo muối axit. - Nếu số mol H+(dư) < số mol CO32- ----> Phản ứng chỉ biến đổi một phần muối trung tính ra muối axit, nghĩa là tạo ra hai muối. 6/ Phương pháp biện luận: Khi ta sử dụng hết giả thiết mà vẫn chưa tìm được kết quả hoặc cho nhiều kết quả không hợp lý thì bài toán phải được giải hoặc chọn nghiệm hợp lý bằng phương pháp biện luận. Nói chung, trong toán Hoá, ta hay dựa vào quy luật của số tự nhiên, quy luật kết hợp của các nguyên tố, thuyết cấu tạo hoá học, dãy điện hoá, bảng phân loại tuần hoàn để biện luận.
nguon tai.lieu . vn