Xem mẫu

  1. Phần thứ Hai NHỮNG PHÁT TRIỂN MỚI CỦA HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG 290
  2. 291
  3. Chương IX CÁC VẤN ĐỀ MỚI NỔI TRONG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG PGS.TS. Trần Đình Thiên Viện Kinh tế Việt Nam 9.1. THỊ TRƯỜNG CHẤP NHẬN CẠNH TRANH (CONTESTABILITY OF MARKET) Vòng đàm phán Uruguay kết thúc thành công vào năm 1994 và việc hình thành WTO vào 01/01/1995 đánh dấu sự mở rộng chưa từng có của thương mại quốc tế. Điều này đặt WTO trước nhiều thách thức mới, trong đó có việc định hình chính sách thương mại tương lai khi xét tới khả năng chấp nhận cạnh tranh quốc tế của thị trường. 9.1.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và thị trường chấp nhận cạnh tranh (hay thị trường được kiểm định) 9.1.1.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là loại thị trường mang đặc tính: (i) Nhiều hãng và nhiều người mua, mỗi hãng và người mua đều đủ nhỏ và không thể chi phối giá cả giao dịch; (ii) Sản phẩm của các hãng là đồng nhất; (iii) Các hãng được tự do gia nhập và thoát khỏi thị trường; (iv) Người bán và người mua có ý thức hoàn toàn về thị trường. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, người bán có thể không kiểm soát giá bán, mà giá cả do các điều kiện cung và cầu của thị trường quyết định. Mỗi hãng sản xuất một khối lượng nhỏ trong tổng sản lượng, nên việc tăng hay giảm sản lượng của mỗi hãng đơn lẻ không có ảnh hưởng đến tổng cung và do đó, đến giá cả. Hơn nữa, nếu xuất hiện cầu đối với các sản phẩm đồng nhất của người bán cạnh tranh, thì không có người bán nào có thể tăng giá của mình lên trên thời giá mà không bị mất khách hàng. 292
  4. 9.1.1.2. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là một thị trường cạnh tranh có tính độc quyền, mang tính chất: (i) Nhiều hãng và người mua, nghĩa là, thị trường gồm có số lớn các hãng và người mua hoạt động độc lập; (ii) Các sản phẩm của các hãng là khác biệt; (iii) Các hãng được tự do gia nhập và rút khỏi thị trường. Ngoài những khác biệt về sản phẩm ra, thì thị trường cạnh tranh không hoàn hảo rất giống với thị trường cạnh tranh hoàn hảo về mặt cấu trúc. 9.1.1.3. Thị trường chấp nhận cạnh tranh Lý thuyết về thị trường chấp nhận cạnh tranh được nhà kinh tế học William J. Baumol đưa ra năm 1982. Ông cho rằng hình thức tổ chức ngành lý tưởng nhất là một thị trường chấp nhận cạnh tranh hoàn hảo (perfectly contestable market). Thị trường này có đặc điểm là không tốn chi phí gia nhập và chi phí rút khỏi thị trường. Nhà sản xuất mới có thể gia nhập thị trường mà không gặp bất kỳ cản trở nào về kỹ thuật sản xuất hay về chất lượng sản phẩm. Nhờ đó, họ chỉ chịu mức chi phí giống như các nhà sản xuất đã vào ngành trước đó phải chịu. Theo Baumol, nới lỏng việc thâm nhập hay rút khỏi thị trường (không có bất kỳ rào cản chống cạnh tranh nào từ phía Chính phủ và tư nhân) sẽ mang lại hiệu quả, thậm chí ngay cả khi chỉ có rất ít hãng trong một ngành công nghiệp vì khi đó các hãng sẽ buộc phải đặt giá sản phẩm của mình một cách cạnh tranh nhất, nếu không các đối thủ khác sẽ gia nhập thị trường ngay. Baumol thừa nhận rằng, trên thực tế, không thể có chuyện gia nhập và rút khỏi thị trường mà không mất chi phí. Do vậy, việc cải thiện khả năng chấp nhận cạnh tranh của thị trường nên được đặt là một mục tiêu quan trọng của chính sách thương mại. 9.1.2 Thị trường chấp nhận cạnh tranh quốc tế: Các lý thuyết thương mại hiện đang áp dụng khái niệm thị trường chấp nhận cạnh tranh vào khung cảnh quốc tế. Các lý thuyết này coi khả năng chấp nhận cạnh tranh quốc tế của thị trường là một mục tiêu trọng 293
  5. tâm trong đàm phán thương mại đa phương76. Đây là cách tiếp cận thị trường mới, đảm bảo tính liên kết kinh tế sâu rộng hơn những cách truyền thống. “Một thị trường được gọi là chấp nhận cạnh tranh quốc tế là thị trường, trong đó tiến trình cạnh tranh - quan hệ ganh đua giữa các hãng - không bị việc hạn chế cạnh tranh của Nhà nước và tư nhân cản trở”77. “Các hãng có thể cạnh tranh dựa trên cơ sở giá cả và khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mà thị trường có nhu cầu”78. Trên thị trường chấp nhận cạnh tranh quốc tế: (i) các điều kiện cạnh tranh cho phép tiếp cận không hạn chế đối với hàng hoá, dịch vụ, ý tưởng, vốn và doanh nhân nước ngoài; và (ii) mở cửa đầu tư và thương mại đều quan trọng như nhau. Đây là hai nhân tố bổ sung cho nhau trên thị trường chấp nhận cạnh tranh. 9.1.3 Các chỉ số mở cửa thị trường và công cụ của tính chấp nhận cạnh tranh quốc tế Các chỉ số mở cửa thị trường là các chỉ số cơ bản đo lường phạm vi mà thị trường có thể đủ chỗ cho những doanh nghiệp mới tham gia, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động ở nước khác. Có 3 phương pháp cơ bản để xây dựng các chỉ số này: (i) Đánh giá mức độ của các hàng rào thuế quan, hàng rào phi thuế quan và tương đương thuế quan; ii) Đánh giá kết quả của việc thay đổi chính sách tự do thông qua việc kiểm tra ảnh hưởng của những thay đổi đối với các dòng thương mại, mở rộng và tăng trưởng thương mại trong nội bộ ngành và (iii) Xem xét cơ cấu mở của các thành phần kinh tế trong nước cho cạnh tranh. Các yếu tố để xác định tính chấp nhận cạnh tranh quốc tế của thị trường bao gồm: thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, các điều kiện quy chế có ảnh hưởng đến nhập khẩu dịch vụ, những cản trở về cơ cấu như cản trở hệ thống phân phối, quy chế nội địa về đầu tư và cạnh tranh, các thông lệ về chống cạnh tranh tư nhân v.v… 76 Schoenbaum (1996) 77 Zampetti và Sauve (1995) 78 Goode (1997) 294
  6. 9.1.4. Hoạt động hạn chế kinh doanh (Restrictive business practices – RBP): RBP là những hành động phản cạnh tranh của các công ty tư nhân bị luật và chính sách cạnh tranh quốc gia cấm hoặc chỉ được phép trong trường hợp chúng chứng tỏ được là hoạt động vì lợi ích công cộng. Dựa trên chuỗi cung cấp-sản xuất, người ta chia ra hai loại RBP ngang và dọc. (i) Hoạt động kinh doanh hạn chế ngang: là sự cấu kết (cartel) của nhiều hãng cùng cung cấp một loại sản phẩm để ngăn chặn những hãng ngoài nhóm thâm nhập thị trường. Các hành vi “cấu kết” bao gồm: cấu kết cố định giá (thống nhất giá bán hàng, thống nhất điều kiện bán hàng, thông đồng giá, v.v…); cấu kết phân bổ thị trường (phân bổ theo địa lý, phân bổ theo phân đoạn thị trường, lần lượt thay nhau thực hiện các dự án v.v…); và xoá bỏ những kẻ ngoài nhóm cấu kết (lập các “quỹ chiến đấu” và ép giá bán hàng để loại đối thủ, v.v…) (ii) Hoạt động kinh doanh hạn chế dọc: là việc một hãng độc quyền hay thống trị thị trường sử dụng để phát huy lợi thế không bình đẳng về quyền lực thị trường của mình đối với các nhà cung cấp và phân phối. Các hành vi kinh doanh hạn chế dọc bao gồm: Duy trì giá bán lại (hãng sản xuất cố định mức giá tại đó hãng buộc các nhà phân phối phải bán); từ chối hợp tác; đặc quyền bán hàng; đặc quyền có đi có lại (nhà phân phối chỉ bán những hàng hoá được nhận đặc quyền từ một hãng sản xuất và không bán sản phẩm của hãng khác; phân biệt đối xử về giá (duy trì các mức giá khác nhau tại các thị trường khác nhau); bán hàng có điều kiện nghiêm ngặt; duy trì giá bán chịu lỗ hoặc ép giá, v.v… Ngoài ra, việc sáp nhập, mua lại hay liên doanh của các hãng để trở thành hãng có quyền lực thống trị thị trường cũng có thể coi là một hoạt động kinh doanh hạn chế. Việc hai hãng cạnh tranh sáp nhập với nhau cũng có thể gọi là một thoả thuận cấu kết. 295
  7. 9.2. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 9.2.1. Xu hướng FDI trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ a)Tổng quan về xu hướng tiếp nhận và đầu tư FDI toàn cầu Tổng luồng tiếp nhận FDI toàn cầu (inflow FDI) sau khi lên đến đỉnh điểm vào năm 2000 (khoảng 1400 tỷ đô la Mỹ) đã liên tục sút giảm 41% vào năm 2001; 13% năm 2002 và 12% năm 2003. Năm 2004, luồng đầu tư bắt đầu nhích dần 2% lên mức 648 tỷ đô la. Sang năm 2005, tổng luồng đầu tư tăng mạnh 29% so với năm 2004 lên mức 916 tỷ đô la Mỹ. FDI vào các nước phát triển bắt đầu tăng từ năm 2004, sau 3 năm liên tục sút giảm (từ 2000 đến 2003). Có 5 nước phát triển tiếp nhận FDI nhiều nhất năm 2005 là Anh, Mỹ, Pháp, Hà Lan và Canađa - chiếm 75% tổng luồng FDI của các nước phát triển. FDI vào các nước đang phát triển năm 2005 đạt 334 tỷ đô la, tăng 22% so với năm 2004. Brazil, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Mexico và Singapore là 5 nền kinh tế đang phát triển tiếp nhận nhiều FDI nhất từ năm 1996 đến nay, chiếm 48% tổng luồng đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển. Năm 2005, tổng FDI chảy ra (outflow FDI) giảm 4% xuống mức 779 tỷ đô la Mỹ (sự khác nhau giữa luồng FDI chảy ra và luồng tiếp nhận FDI là do sự khác biệt trong việc thu thập thông tin ở từng nước). Các nước phát triển vẫn là nguồn đầu tư FDI chính trên thế giới và chiếm hơn 80% tổng FDI đầu tư ra nước ngoài. Các nước đang phát triển tiếp tục gia tăng 4% đầu tư FDI ra nước ngoài so với năm 2004 lên mức 117 tỷ đô la Mỹ. b) Sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ Trung Quốc với dân số 1,3 tỷ người, GDP năm 2005 là 2.234 tỷ đô la Mỹ, chiếm 5,02% GDP toàn cầu. Ấn Độ với dân số 1,1 tỷ người, GDP năm 2005 là 772 tỷ đô la Mỹ, chiếm 1,74% GDP toàn cầu. Đây là hai yếu tố nổi bật trên cả bản đồ FDI toàn cầu. Về tình hình tiếp nhận FDI, Trung Quốc là nước tiếp nhận FDI thứ ba thế giới, sau Mỹ và Anh. Trong những năm gần đây, khi FDI đổ vào các nước Đông Á như Hàn Quốc và Đài Loan đều bị sụt giảm, thì FDI đổ vào Trung Quốc vẫn liên tục tăng. Năm 2002, Trung Quốc chỉ 296
  8. tiếp nhận 52 tỷ đô la Mỹ, năm 2004 tiếp nhận 60 tỷ, còn năm 2005 tăng 13% so với năm 2004, đạt 72 tỷ đô la, chiếm 7,9% tổng dòng FDI vào toàn cầu. Ấn Độ tuy có giá trị FDI vào tuyệt đối ít hơn Trung Quốc (6,4 tỷ đô la) nhưng bù lại, có tốc độ tăng trưởng FDI cao (năm 2005 tăng 21% so với năm 2004). Về tình hình đầu tư FDI ra nước ngoài, trong khi thế giới chứng kiến sự sụt giảm luồng đầu tư ra nước ngoài năm 2005 thì người khổng lồ Trung Quốc lại nổi lên là nhân tố mới với tổng đầu tư FDI ra ngoài tăng 6 lần so với năm 2004, đạt 11 tỷ đô la Mỹ. Luồng FDI ra nước ngoài của Ấn Độ tuy sụt giảm chút ít nhưng cũng đã tăng hơn 2 lần trong năm 2004 và hứa hẹn trở thành nhà đầu tư tiềm năng tương lai79. 9.2.2 Phân công lao động mới (theo hình thái chuỗi giá trị gia tăng) và xu hướng phân bổ FDI toàn cầu Hiện tại, thế giới phân công lao động theo hình thái chuỗi giá trị gia tăng. Theo đó, những lao động có trình độ thấp thường được phân bổ ở "đáy" của chuỗi (những ngành có trị giá gia tăng thấp như khai mỏ, khai thác dầu khí, nông nghiệp v.v…); còn lao động có trình độ, kỹ năng được phân bổ ở "đỉnh" chuỗi (những ngành có trị giá gia tăng cao như các ngành công nghệ cao và dịch vụ). Sự phân bổ FDI toàn cầu cho thấy thời gian qua dòng FDI trên thế giới đã chuyển biến rõ rệt sang khu vực dịch vụ có hàm lượng trị giá gia tăng cao trong chuỗi giá trị. Hiện nay, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 60% của tổng lượng FDI toàn cầu (tương đương 4,4 ngàn tỷ USD) so với chưa tới 50% cách đây một thập niên. Lĩnh vực tiếp theo thu hút FDI là các ngành chế tạo, chiếm khoảng 34% tổng số. Vốn đầu tư đang hướng sang các ngành cần nhiều vốn và lao động có kỹ năng. Có hai lý do cho sự chuyển hướng này: (i) các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động suy giảm đáng kể do sự thay đổi mạnh về công nghệ; và (ii) nhiều nước đang phát triển tìm cách thu hút các nguồn đầu tư hàm lượng công nghệ và vốn cao. Các ngành kinh tế truyền thống (ví dụ các ngành trồng trọt, chăn nuôi, các ngành công nghiệp được coi là “hoàng hôn” như xi măng, 79 Các số liệu trên dẫn từ IMF, World Economic Outlook Database, 09/2006 297
  9. luyện kim, cơ khí, v.v. dựa trên công nghệ cũ) ngày càng thu hút ít FDI, giảm từ 9% tổng luồng FDI toàn cầu năm 1990 xuống 6% năm 2002. 9.2.3 Hiệp định về Các biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (Hiệp định TRIMs) a) Khái niệm TRIMs Để khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào những mục tiêu ưu tiên nào đó trong nước, các quốc gia thường xuyên áp dụng các điều kiện đầu tư. Các điều kiện này có thể tác động đến thương mại được gọi là các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs). Các TRIMs bị ngăn cấm bao gồm các biện pháp được minh họa tại phụ lục của của Hiệp định về TRIMs của WTO, bao gồm: yêu cầu về tỉ lệ nội địa, yêu cầu về cán cân thương mại, các hạn chế nhập khẩu, yêu cầu về sử dụng ngoại hối và yêu cầu về tiêu thụ nội địa kéo theo các hạn chế đối với xuất khẩu. b) Hiệp định về TRIMs của WTO Hiệp định về TRIMs của WTO có nội dung khá ngắn gọn gồm 9 Điều Và 1 phụ lục tập trung làm rõ các quy định về nghĩa vụ đối xử quốc gia tại Khoản 4, Điều III của GATT 1994 và nghĩa vụ loại bỏ chung các biện pháp hạn chế về số lượng quy định tại Khoản 1, Điều XI của GATT 1994. Đáng chú ý nhất trong phần thân của Hiệp định là các Điều 5, Điều 6 và Điều 8 quy định nghĩa vụ của các nước Thành viên phải làm gì đối với các TRIMs vi phạm Điều III.4 và X.I trên, theo đó: - Điều 5 (Thông báo và các thỏa thuận về thời kỳ quá độ) quy định: Các nước thành viên, trong vòng 90 ngày kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực phải thông báo cho Hội đồng thương mại hàng hóa tất cả các TRIMs đang áp dụng không phù hợp với quy định của Hiệp định này. Sau đó, kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực, các nước Thành viên phải xóa bỏ các thỏa thuận về TRIMs đã thông báo trong vòng 02 năm đối với các nước phát triển, 05 năm đối với các nước đang phát triển và 07 năm đối với các nước kém phát triển. Thời hạn 02, 05 hay 07 năm như trên gọi là thời kỳ quá độ. - Điều 6 (Minh bạch hóa) quy định: Các Thành viên phải cam kết thực hiện nghĩa vụ về minh bạch hóa và thông báo tại Điều X của GATT 1944 về việc thực thi "Thông báo". Mỗi Thành viên phải thông báo cho 298
  10. Ban thư ký về các ấn phẩm trong đó có thể tìm thấy các biện pháp TRIMs, bao gồm cả các biện pháp được chính quyền khu vực hoặc chính quyền địa phương áp dụng tại địa phương mình. Việc công bố thông tin khi có yêu cầu cũng phải được đáp một cách thiện chí. - Điều 8 (Tham vấn và giải quyết tranh chấp) quy định: các tranh chấp phát sinh từ Hiệp định này sẽ được thực hiện theo Điều XXII và Điều XXIII Hiệp định GATT 1994 và Bản Diễn giải về giải quyết tranh chấp. Như vậy, Hiệp định TRIMs của WTO có phạm vi khá hẹp quy định 2 nghĩa vụ chủ yếu là thông báo và xóa bỏ TRIMs. Tuy vậy, do đây là một Hiệp định đa phương nên nó cho phép các vấn đề đầu tư được đưa ra đàm phán tại một diễn đàn toàn cầu. Để xem xét việc thực hiện Hiệp định TRIMs, cần làm rõ 3 khía cạnh: (i) tình hình thực thi thông báo về TRIMs của các nước thành viên; (ii) các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định; và (iii) các đề nghị về thời gian quá độ. (i) Tình hình thực thi thông báo về TRIMs Theo báo cáo của Ủy ban WTO về TRIMs năm 2006, trong thời gian quy định là 90 ngày theo quy định tại Điều 5.1 của Hiệp định TRIMs, đã có 26 nước80 thông báo cho WTO về các TRIMs không phù hợp với Hiệp định. Biện pháp chính sách chung nhất mà các nước này áp dụng là nội địa hóa và cân bằng ngoại hối. Thống kê cho thấy nông nghiệp và công nghiệp ô tô là 2 ngành áp dụng nhiều biện pháp này nhất. Cũng theo báo cáo này, tính đến nay đã có 23 nước81 đã thông báo cho WTO rằng họ không có TRIMs không phù hợp với quy định của Hiệp định. Như vậy, đến nay đã hơn 10 năm (hết hạn phải xóa bỏ các TRIMs). Trong số 26 nước, chỉ có 03 nước là Bolivia, Costa Rica và El Salvado 80 Gồm Argentina, Barbados, Bolivia, Colombia, Costa Rica, Cuba, Cyprus, Cộng hòa Dominica, Ecuador, Ai Cập, Ấn Độ, Inđônêxia, Malaysia, Mexico, Nigeria, Pakistan, Peru, Philippines, Ba Lan, Rumani, Nam Phi, Thái Lan, Uganda, Uruguay và Venezuela. 81 Gồm Bolivia-thông báo năm 1999, Costa Rica-2000, El Salvador-2003, Haiti-1998, Honduras-1995, Israel-1996, Jamaica-1998, Jordan-2000, Maldives-1999, Mali-1997, Mauritius-1995, New Zealand-1999, Nicaragua-1996, Oman-2000, Saint Lucia-1996, Saudi Arabia-2006, Singapore-1996, Slovenia-1995, Sri Lanka-2000, Thụy Sỹ-1995, Đài Loan- 2002, Trinidad & Tobago-1996 và Zambia-1995 299
  11. có thông báo ban đầu cho WTO về các TRIMs đang áp dụng đã có sự điều chỉnh xóa bỏ các quy định nội địa về TRIMs để phù hợp với Hiệp định. Báo cáo cũng chỉ rằng, để thực hiện quy định Minh bạch hóa quy định tại Điều 6 của Hiệp định, đã có 96 nước82 thông báo cho WTO các thông tin và tài liệu để có thể tìm hiểu về TRIMs tại nước họ. ii) Các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định Đến nay có trường hợp Indonexia phải bảo vệ chính sách của mình trước các nước Nhật Bản, EU và Mỹ khi các nước này chỉ ra cùng một chính sách mà Indonexia áp dụng. Nhật Bản, EU đệ trình thông báo chống lại Canađa. Trong các yêu cầu tham vấn, ngoài việc liệt kê các biện pháp mâu thuẫn với Hiệp định TRIMs mà các nước bị đơn áp dụng, các nước nguyên đơn còn liệt kê cả các lĩnh vực khác mâu thuẫn với các điều khoản của GATT, của Hiệp định về Trợ cấp và Biện pháp trả đũa (SCM) hay Hiệp định các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs). (iii) Các đề nghị về thời gian quá độ Giai đoạn qúa độ để các nước phát triển xóa bỏ các TRIMs không phù hợp là ngày 31/12/1996, các nước đang phát triển là 31/12/1999 và các nước kém phát triển là 31/12/2001. Như vậy, đến nay thời hạn này đã hết nhưng vẫn còn nhiều nước (khoảng 1/3 trong số 26 nước) chưa xóa bỏ hết các TRIMs như đã thông báo. Vì vậy, một số nước đã gửi đề nghị đến WTO yêu cầu gia hạn thời gian quá độ. Các vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng và thực hiện Hiệp định TRIMs 82 Gồm Albania, Angola, Argentina, Armenia, Bahrain, Australia, Brazil, Brunei Darussalam, Bolivia, Bulgaria, Burundi, Cameroon, Canada, Chad, Chile, China, Colombia, Costa Rica, Croatia, Cuba, Czech Republic, Dominica, Ecuador, El Salvador, Estonia, EC (bao gồm các nước thành viên), Fiji Islands, Cộng hòa Gabon, Georgia, Ghana, Haiti, Hong Kong (TQ), Iceland, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Jamaica, Nhật Bản, Jordan, Hàn Quốc, Cộng hòa Kyrgyz, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Macau (TQ), Madagascar, Maldives, Mali, Malta, Mauritius, Mexico, Moldova, Mông Cổ, Namibia, New Zealand, Nicaragua, Norway, Panama, Paraguay, Peru, Philippines, Ba Lan, Qatar, Romania, Singapore, Slovak Republic, Slovenia, Nam Phi, Sri Lanka, Suriname, Thụy Sỹ, Đài Loan, Thái Lan, Trinidad and Tobago, Tunisia, Uganda và Hoa Kỳ, Uruguay, Venezuela, Zambia và Zimbabwe. 300
  12. Trong quá trình thiết kế và thực thi Hiệp định TRIMs, có thể cho rằng có 06 vấn đề chính sau đã nảy sinh: (i) Tính độc lập của Hiệp định: Hiệp định về TRIMs của WTO không có các điều khoản mang tính bắt buộc riêng mà chỉ chỉ dẫn đến các điều khoản III.4 và X.1 của GATT 1994. Điều này dẫn đến câu hỏi là liệu Hiệp định TRIMs có đủ điều kiện để đứng một mình như một Hiệp định riêng rẽ hay không? (ii) Tính tự nguyện và sự tái phạm: Có một số ý kiến cho rằng Hiệp định TRIMs cần được sửa đổi để mang tính tự nguyện hơn là bắt buộc; (iii) Sử dụng điều chỉnh cơ cấu như một biện pháp phòng vệ: Trong số các nước là bị đơn trong các vụ tranh chấp, nhiều nước lập luận rằng họ vi phạm TRIMs vì trong nước đang áp dụng các biện pháp điều chỉnh cơ cấu (Colombia và Indonesia). Họ yêu cầu được gia hạn để thực hiện xong các chương trình điều chỉnh cơ cấu đó. Các nước nguyên đơn phát biểu lại cho rằng không nên coi điều chỉnh cơ cấu là biện pháp phòng vệ chính đáng vì nó là một phần của nghĩa vụ tự do hóa; (iv) Thời điểm và trình tự thực hiện chính sách: Dù giai đoạn quá độ đã hết nhưng dường như không một nước đã thông báo nào xây dựng kế hoạch thực hiện hay các chính sách thực tế sẽ sử dụng để thực hiện việc xóa bỏ các TRIMs đã thông báo. Một vấn đề khác là trình tự cải cách. Khi xây dựng nghĩa vụ xóa bỏ TRIMs, Hiệp định không tính đến việc các TRIMs có ảnh hưởng như thế nào với các vấn đề khác (như chương trình nội địa hóa) trong trình tự cải cách của quốc gia; (v) Điểm chung giữa các hiệp định Thương mại ưu đãi (PTA) và các quy tắc thương mại đa phương: Ở khía cạnh thương mại hàng hóa và dịch vụ, các cam kết trong PTA thường cao hơn các cam kết đa phương. Nhưng với đầu tư, trong một số trường hợp, các điều khoản trong PTA tụt hậu hơn và mâu thuẫn với Hiệp định TRIMs. (vi) Thiếu tiêu chí cho việc gia hạn: Hiệp định TRIMs thiếu tiêu chí cho gia hạn khiến cho việc xử lý các nghĩa vụ khi thời gian quá độ đã hết hạn trở nên khó khăn. 301
  13. Các cách tiếp cận để cải tiến Hiệp định TRIMs Để đảm bảo Hiệp định TRIMs hoặc một Hiệp định khác về đầu tư có thể thực hiện tốt trong tương lai, các vấn đề sau cần được xem xét trong quá trình cải tiến Hiệp định TRIMs: (i) Đàm phán Hiệp định mới: đến nay chỉ có các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại được điều chỉnh tại WTO thông qua Hiệp định TRIMs. Vì vậy, các cuộc đàm phán về đầu tư cần được đưa trở về vòng đàm phán chính thức (khi Doha được khởi động lại). Theo đó, có thể đàm phán một Hiệp định Đầu tư mới trên cơ sở Hiệp định TRIMs hiện tại nhưng xem xét các vấn đề đầu tư một cách toàn diện bao gồm cả các vấn đề như tiếp cận thị trường hay khái niệm FDI v.v… (ii) Đổi mới Hiệp định TRIMs: một cách tiếp cận khác là đổi mới Hiệp định TRIMs hiện tại bằng cách bổ sung gia hạn hay giảm các nghĩa vụ. Lựa chọn này được nhiều nước ưa thích hơn việc đàm phán một Hiệp định mới vì nó tự động loại bỏ bất kỳ cuộc thảo luận nào về các vấn đề tiếp cận thị trường. (iii) Không thay đổi hiện trạng: cách tiếp cận thứ ba có thể là để nguyên Hiệp định TRIMs đến khi tất cả các Thành viên WTO thực thi đầy đủ các nghĩa vụ của họ. Cách tiếp cận này có thể nhận được sự ủng hộ của một số nước nhỏ có yêu cầu gia hạn chứ không thể được các nước phát triển đồng tình và có thể cả một số nước đang phát triển đã thực thi nghĩa vụ một cách tích cực. 9.3. CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH 9.3.1 Thương mại và cạnh tranh Ngày nay, hầu hết các nước đều nhận thấy quá trình tự do hóa thương mại quốc tế khó có thể đem lại lợi ích đáng kể nếu các nước tiếp tục áp dụng các biện pháp bảo hộ không công bằng trong nước như các hành vi chống cạnh tranh của khu vực tư nhân, sự độc quyền của các công ty lớn, đặc biệt là trong môi trường thiếu sự điều tiết của một hệ thống luật pháp chặt chẽ và công bằng. Tác động tiêu cực của các hành vi 302
  14. cạnh tranh không lành mạnh càng rõ ở những nước có các chính sách cạnh tranh yếu. Nhận thức được nguy cơ, nhiều nước đã đưa ra các chính sách điều chỉnh cạnh trạnh lành mạnh. Tuy nhiên, lại xuất hiện vấn đề: Mục tiêu của chính sách cạnh tranh đôi khi mâu thuẫn với mục tiêu của chính sách thương mại và ngược lại. Kết quả là tác động của các chính sách này đối với nền kinh tế phụ thuộc vào việc chính sách nào được ưu tiên thực hiện. Đây là vấn đề hiện đang gây bất đồng quan điểm giữa các nước Thành viên WTO. Hội nghị Bộ trưởng WTO tại Singapore tháng 12/1996 đã quyết định thành lập Ban Công tác về Tác động qua lại giữa Thương mại và Chính sách cạnh tranh để xem xét mối quan hệ giữa thương mại và chính sách cạnh tranh và tìm kiếm các giải pháp xử lý mâu thuẫn phát sinh khi thực hiện chính sách này. 9.3.2 Các nguyên tắc về thương mại và cạnh tranh trong hệ thống thương mại đa phương: Luật chống độc quyền và Luật chống bán phá giá Nguyên tắc đảm bảo cạnh tranh công bằng là một trong các nguyên tắc nền tảng của WTO, xuyên suốt mọi nội dung họat động của tổ chức này. Nguyên tắc này được thực hiện thông qua các quy tắc nhằm bảo đảm cạnh tranh mở, bình đẳng và không gây méo mó thương mại. Chính sách cạnh tranh được định nghĩa là những quy tắc và quy định nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế quốc dân, một phần thông qua việc phân bổ hiệu quả hơn nguồn tài nguyên. Luật cạnh tranh của hầu hết các nước đều điều chỉnh bốn loại đối xử chính đối với các công ty: (a) các thỏa thuận ngang (chủ yếu là các thỏa thuận giữa các công ty về giữ và kiểm soát giá), (b) thỏa thuận dọc (có thể bao gồm việc buôn bán độc quyền, duy trì giá bán, hạn chế địa lý trong họat động và quan hệ), (c) thao túng thị trường bởi các công ty độc quyền và các công ty lớn, (d) kiểm soát việc sát nhập và mua lại để đảm bảo không ảnh hưởng đến điều kiện cạnh tranh chung. Luật chống độc quyền Các đạo luật chống độc quyền (antitrust laws) là một phần các quy định tạo nên chính sách cạnh tranh. Luật này nghiêm cấm những 303
  15. hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các công ty tư nhân như nêu ở phần trên. Chính phủ các nước là cơ quan thực thi luật chống độc quyền và cả các luật liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng chống lại tác động tiêu cực của các hành vi độc quyền. Luật chống bán phá giá Vấn đề bán phá giá và các biện pháp chống bán phá giá là nội dung của Hiệp định về việc triển khai Điều VI của Hiệp định Chung về Thương mại và Thuế quan 1994. Hiệp định đã quy định các vấn đề liên quan đến chống bán phá giá, như xác định hành vi phá giá, thiệt hại vật chất và các biện pháp chống bán phá giá được phép áp dụng. Theo định nghĩa của WTO về chống bán phá giá, các chính sách và luật về chống bán phá giá cho phép Chính phủ các nước có biện pháp chống bán phá giá khi ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại “đáng kể”. Điều này có nghĩa là, ngoài các phương pháp tính toán để xác định quy mô bán phá giá, nước nhập khẩu phải xác định mức độ thiệt hại mà hành động phá giá gây ra đối với với ngành sản xuất trong nước. Các biện pháp chống bán phá giá thường là đánh thuế quan bổ sung lên sản phẩm bị coi là bán phá giá nhằm chấm dứt thiệt hại mà ngành sản xuất của nước nhập khẩu phải chịu. Có thể coi các biện pháp chống bán phá giá là một hình thức tự vệ. 9.3.3 Sự mâu thuẫn giữa Luật chống bán phá giá và Luật chống độc quyền Mặc dù có chung mục đích là tạo môi trường pháp lý cho quá trình phát triển kinh tế, mang lại lợi ích cho đất nước, chính sách cạnh tranh và chính sách thương mại có những mục tiêu và tác dụng không giống nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Về lý thuyết, các chính sách thương mại như các biện pháp chống bán phá giá cho phép các nước bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp nước ngoài, qua đó sẽ đem lại lợi ích cho các nhà sản xuất trong nước. Tuy nhiên, xét từ góc độ cạnh tranh, việc áp dụng các biện pháp chống phá giá lại là công cụ hữu hiệu để các nước hạn chế luồng nhập 304
  16. khẩu không mong muốn, do đó, thúc đẩy cạnh tranh không lành mạnh. Trong các nghiên cứu mới đây về chống bán phá giá, các học giả đã chứng minh rằng các nước công nghiệp phát triển thường dùng các biện pháp này như một biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường. Thậm chí, các nước sử dụng cả vận động hành lang (lobby) và hoạt động chính trị làm tăng hiệu quả của các chính sách chống bán phá giá. 9.3.4. Mâu thuẫn giữa các chủ thể được điều chỉnh bởi hai Luật (Luật chống bán phá giá bảo vệ nhà sản xuất trong nước và các nhà phân phối trong khi Luật chống độc quyền bảo vệ nhà nhập khẩu và người tiêu dùng) Ngoài mâu thuẫn trong việc áp dụng các chính sách thương mại và chính sách cạnh tranh nêu trên, một mâu thuẫn khác cũng nảy sinh. Đó là trong khi luật chống bán phá giá được đề ra để bảo vệ các nhà sản xuất nội địa, luật cạnh tranh lại hướng vào việc bảo vệ các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng. Luật chống bán phá giá chủ yếu bảo vệ các công ty trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu từ nước ngoài, có xu hướng tập trung vào các lợi ích của doanh nghiệp, tạo cơ hội để những nhóm doanh nghiệp có lợi ích đặc biệt trục lợi. Những người được hưởng lợi nhiều nhất từ luật chống bán phá giá là các ngành sản xuất và công nhân của họ. Còn người tiêu dùng sử dụng hàng nhập khẩu và những người phải trả giá cao hơn cho hàng hóa và dịch vụ là những người chịu thiệt thòi. Chính sách chống bán phá giá cũng tác động tiêu cực đến các nhà xuất khẩu, vì các biện pháp chống bán phá giá ảnh hưởng đến tỷ giá, làm suy giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu của nước này trên thế giới. Trong khi đó, chính sách cạnh tranh và luật chống độc quyền chủ yếu tập trung khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ người tiêu dùng và nền kinh tế khỏi các hành vi độc quyền về giá. Luật chống độc quyền bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Nó cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu và cung cấp dịch vụ tại thị trường 305
  17. trong nước một cách công bằng, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp nước ngoài. Chính sách cạnh tranh cũng đồng thời bảo vệ các doanh nghiệp trong nước khỏi sự khống chế thị trường, độc quyền của các công ty đa quốc gia. Các doanh nghiệp được cạnh tranh lành mạnh, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm; hàng nhập khẩu được bán với mức giá thấp. Nhờ đó, người tiêu dùng được hưởng lợi đầu tiên. 9.3.5. Giải quyết mâu thuẫn của hai Luật Luật chống bán phá giá và luật cạnh tranh đều hướng tới mục tiêu tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Tuy nhiên, việc áp dụng các luật này làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Theo quan điểm của một số nước, việc giải quyết mâu thuẫn giữa việc áp dụng luật chống bán phá giá và luật chống độc quyền nên được đưa ra giải quyết tại WTO. Theo họ, chính sách cạnh tranh nói chung có thể là công cụ tốt hơn để giải quyết các trường hợp bán phá giá, nhưng với điều kiện, tất cả các nước Thành viên WTO phải sẵn sàng theo đuổi những chính sách cạnh tranh có hiệu quả. Một cơ chế cho chính sách cạnh tranh trong khuôn khổ đa phương chưa phải là mục tiêu trước mắt của nhiều nước, do đó, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của WTO, các nước cần linh hoạt trong việc áp dụng các chính sách cạnh tranh và chính sách thương mại để hạn chế tác động tiêu cực đồng thời cân bằng lợi ích của các thành phần kinh tế. 9.4. THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI 9.4.1 Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, công nghệ cao và tăng trưỏng thương mại: nhu cầu phải thuận lợi hóa thương mại Thời gian qua, toàn cầu hoá và liên kết kinh tế đã phát triển nhanh, thúc đẩy trao đổi thương mại trên thế giới. Ngoài các thoả thuận đa phương về thương mại quốc tế thuộc chức năng giám sát thực hiện của WTO, trong mấy năm gần đây, nhiều thoả thuận thương mại khu vực và song phương đã được ký kết. Cho dù thuộc thoả thuận đa phương, khu 306
  18. vực hay song phương, có thể phân biệt rõ hai loại biện pháp thúc đẩy thương mại, đó là tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại. Các biện pháp tự do hoá được công nhận rộng rãi là có tác động kinh tế cụ thể, tích cực như giảm giá thành sản phẩm, tăng luồng chu chuyển hàng hoá, phân bố hiệu quả các nguồn lực. Tác động của các biện pháp thuận lợi hoá nêu trên thường khó nhận biết hơn và khó lượng hoá. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy cải thiện các biện pháp thuận lợi hoá còn giúp thúc đẩy xu hướng chuyên môn hoá theo lợi thế so sánh, mở rộng nguồn thu thuế cho Chính phủ, cải thiện môi trường thu hút FDI và dẫn đến sự điều chỉnh trong các ngành công nghiệp. 9.4.2. Thuận lợi hóa thương mại: bản chất và nội dung Thuận lợi hoá thương mại là việc làm cho các giao dịch thương mại hiệu quả nhất thông qua quá trình hợp lý hoá các quy trình, thu thập chứng từ và các luồng thông tin. Nội dung đã được chấp nhận rộng rãi gắn với thuật ngữ này vẫn là khái niệm do WTO đưa ra: thuận lợi hoá thương mại là “đơn giản hoá và hài hoà hoá các quy trình thương mại quốc tế” trong đó các quy trình thương mại là “các hoạt động, thực tiễn và các thủ tục liên quan đến việc thu thập, xuất trình, liên lạc và xử lý dữ liệu cần thiết cho việc di chuyển hàng hoá trong thương mại quốc tế”. 9.4.3. Các hiệp định và chương trình quốc tế về thuận lợi hóa thương mại Trong WTO, các vấn đề thuận lợi hoá thương mại được đề cập tại Điều V (Tự do quá cảnh), Điều VIII (Các loại phí và thủ tục liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu), Điều X (Xuất bản và Quản lý các quy định thương mại của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại năm 1994; Hiệp định thực hiện Điều VII của GATT 1994 ; Hiệp định về Giám định hàng hoá trước khi xếp hàng; Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu; Hiệp định về Quy tắc xuất xứ, Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Đây là những quy định nền tảng nhằm bảo đảm mục tiêu kép của các biện pháp thuận lợi hoá thương mại là i) quản lý được luồng thương mại và ii) không trở thành rào cản phi thuế quan đối với các luồng hàng xuất nhập khẩu. 307
  19. Bên cạnh WTO, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) cũng tích cực đưa ra các chương trình hợp tác trong lĩnh vực thuận lợi hoá thương mại. Đây được coi là một trong ba trụ cột chính, gồm Tự do hoá thương mại, Thuận lợi hoá thương mại và Hợp tác kinh tế kỹ thuật, của Diễn đàn. Các Thành viên APEC đã xây dựng bộ các nguyên tắc thuận lợi hoá thương mại và áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện và hợp tác với khu vực tư nhân. Ngoài ra, APEC cũng xây dựng Kế hoạch hành động về Thuận lợi hoá thương mại (Trade Facilitation Action Plan). Các biện pháp thuận lợi hoá thương mại cũng là một nội dung của các thoả thuận thương mại khu vực (RTA). Xem xét các điều khoản của các RTA cho thấy mức độ thuận lợi hoá của một RTA bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như là thời điểm kết thúc thoả thuận, loại hình thoả thuận, trình độ phát triển tương đối của các thành viên.83 9.4.4 Các hàm ý chính sách và thực tiễn Các vấn đề chính trong thuận lợi hoá thương mại và cải cách hải quan: - Thủ tục hải quan lạc hậu so với sự phát triển của vận tải và công nghệ. - Luật pháp không phù hợp gây khó khăn cho việc đưa ra các thay đổi để hỗ trợ các hình thức kinh doanh mới. - Coi vi tính hoá là giải pháp cho tất cả các vấn đề mà không hiểu nhu cầu đơn giản hoá thủ tục và sử dụng thông tin để kiểm soát các hoạt động một cách hiệu quả. - Không chú ý đúng mức đến việc tổ chức và nhu cầu về dân sự của quản lý hành chính hiện đại. - Thiếu hiểu biết về nhu cầu điều phối và hợp tác giữa cơ quan thuế và hải quan. 83 OECD, “The relationship between Regional Trade Agreements and the Multilateral Trading System” (Quan hệ giữa các Hiệp định Thương mại khu vực và Hệ thống Thương mại ĐA BIÊN), TD/TC/WP (2002)17/FINAL, trang 4-5 308
  20. - Mức độ tham nhũng cao Mục tiêu của thuận lợi hoá thương mại là hợp lý hoá và hiện đại hoá các thủ tục hải quan. Để thuận lợi hoá có hiệu quả, thuận lợi hoá cần phải được thực hiện một cách hợp lý và được phối hợp chặt chẽ với các ưu tiên cải cách khác như quản lý thuế. Thách thức lớn nhất là bản thân thuận lợi hoá thương mại phải dựa vào cải cách thương mại nói chung và cải cách hải quan nói riêng. Điều này bao gồm việc loại bỏ các bước xử lý không cần thiết, đơn giản hoá và loại bỏ một số mẫu tờ khai, chấn chỉnh luồng xử lý tài liệu trong văn phòng, và chấp nhận các mã số quốc tế. Trong quá trình chuẩn hoá và hiện đại hoá thủ tục hải quan, quá trình cải cách có thể dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, ví dụ như Công ước Kyoto vốn chủ yếu dựa vào các nghĩa vụ và Hiệp định đa phương. Chương trình cải cách và hiện đại hoá hải quan của WTO cung cấp nhiều công cụ cần thiết cho việc thực hiện kiểm toán và phân tích nhu cầu là những yếu tố thiết yếu đối với việc cải cách hải quan hiệu quả. Các biện pháp chính sách hải quan có thể áp dụng: - Bảo vệ doanh thu hải quan, vấn đề liêm chính trong hải quan cần phải được giải quyết một cách trực tiếp. - Nhiều sáng kiến thuận lợi hoá thương mại đang được thực hiện rộng rãi, trong đó, Công ước Kyoto là đầy đủ nhất. - Không nên coi thuận lợi hoá thương mại là một rủi ro cho thu hải quan mà là cách cắt giảm chi phí hoạt động hải quan, giúp kích thích nhập khẩu và thu hút đầu tư. - Không chỉ đơn giản chuyển các thủ tục hải quan trên giấy thành dạng điện tử mà đòi hỏi phải có cải cách hải quan để đạt tiêu chuẩn quốc tế. 9.4.5. Kinh nghiệm và bài học từ thuận lợi hoá thương mại Để cơ quan hải quan hoạt động tốt, phải có đầy đủ các thành phần: các quy trình hoạt động, cơ cấu tổ chức, các hệ thống quản lý bao gồm hệ thống thông tin, giám sát, kiểm soát nội bộ, nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính, cơ sở luật pháp. 309
nguon tai.lieu . vn