Xem mẫu

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƢ Ở BÌNH DƢƠNG TỪ MỘT PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG ThS. Lê Anh Vũ Khoa KHXH&NV, Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Email: vu.sociology@gmail.com Tóm tắt: Dựa trên quan điểm về hỗ trợ xã hội, bài viết mô tả và phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với lao động nhập cư Khmer ở Bình Dương. Trong đó, các yếu tố chính sách; tổ chức xã hội; hệ thống thân tộc – đồng hương; gia đình cùng với sự tin tưởng và mức độ tham gia của lao động Khmer là những yếu tố tác động tích cực. Ở chiều ngược lại, các dịch vụ có thu phí đang là yếu tố tác động tiêu cực đến hoạt động hỗ trợ sinh kế. Từ khóa: Lao động Khmer nhập cư, sinh kế, hỗ trợ sinh kế 1. Đặt vấn đề Từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, Bình Dƣơng trở thành điểm đến thu hút một làn sóng ngƣời nhập cƣ từ khắp cả nƣớc từ nhân lực có trình độ cao đến lao động phổ thông. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Tỉnh về “Tình hình di cư của đồng bào thiểu số khu vực Tây Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương” toàn tỉnh hiện có khoảng 18,655 ngƣời là dân tộc thiểu số đang sinh sống và làm việc. Trong đó, có khoảng 90 % là ngƣời Khmer nhập cƣ. Trên bƣớc đƣờng di cƣ tại vùng đất mới, việc thay đổi về không gian sống và nghề nghiệp truyền thống sang không gian đô thị và công nghiệp đã tác động đáng kể đến sinh kế và phong tục tập quán của đồng bào Khmer. Chính vì thế, việc thích nghi với môi trƣờng sống và môi trƣờng làm việc hoàn toàn khác lạ với những ý niệm về giờ giấc, kỷ luật và cách thức làm việc là một việc không hề đơn giản. Bên cạnh đó, những sự khác biệt về văn hóa, lối sống cũng đặt họ vào tình thế phải lựa chọn để thích nghi về sinh kế là những vấn đề rất đáng đƣợc lƣu tâm tìm hiểu. Bài viết này có nội dung trọng tâm nhấn mạnh vào các hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cƣ và phân tích các yếu tố tác động. Cơ sở lý thuyết của bài viết là dựa quan điểm về hỗ trợ xã hội của Daniel Fu Keung Wong và He Xue Song (2006: 85 – 86)). Dữ liệu phân tích của bài viết là của đề tài “Hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương” do tác giả làm chủ nhiệm. 2. Lý thuyết Nghiêu cứu này dựa trên lập luận về hỗ trợ sinh kế (social livelihood) nhƣ là hình thức hỗ trợ xã hội (Socail support) trong lĩnh vực sinh kế. Về hỗ trợ sinh kế, Ở Việt Nam, trong các văn bản chính thức và các tài liệu nghiên cứu dƣờng nhƣ chƣa đề cập một cách tƣờng mình về khái niệm về hỗ trợ sinh kế mà chỉ nói chung chung nhƣ Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2012: 2) khi dựa vào phân tích khung sinh kế và cho rằng “Gia tăng khả năng tiếp 199
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” cận đến các tài sản sinh kế bằng cách sở hữu hay sử dụng được hiểu là hỗ trợ cho sinh kế và giảm nghèo”. Thực tế này cũng diễn ra ở Nhật khi chƣa có định nghĩa rõ ràng cho khái niệm về hỗ trợ sinh kế (Kazuo Yoshikawa, 2005 dẫn lại theo K.Terada, 2010: 2). Trong từ điển Yuhikaku về phúc lợi xã hội định nghĩa “seikatsu-shien (hỗ trợ sinh kế)” nhƣ là cách giúp đỡ để ngƣời khác có thể nhận thức cuộc sống một cách độc lập. Tƣơng tự nhƣ vậy, K. Terada (2010:2) cũng cho rằng, hỗ trợ sinh kế gắn liền với sự độc lập và tự chủ của đối tƣợng đƣợc hỗ trợ. Theo đó, sự hỗ trợ sinh kế hƣớng đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân, bất kể khuyết tật hay tuổi tác, để họ có thể bảo đảm cuộc sống riêng tƣ với phẩm giá con ngƣời trong gia đình hoặc cộng đồng. Khi bàn về hoạt động hỗ trợ cho thấy có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Ở cấp độ cơ bản nhất, Pattison (1977) xác định hai loại hỗ trợ: công cụ và tình cảm. Hỗ trợ công cụ giải quyết các hình thức hỗ trợ hữu hình, chẳng hạn nhƣ hỗ trợ vật chất và hỗ trợ tài chính, trong khi hỗ trợ tình cảm bao gồm những thứ nhƣ hỗ trợ tình cảm, tăng cƣờng xã hội, công nhận và xây dựng lòng tự trọng (dẫn lại theo Calvin L. Streeter Cynthia Franklin, 1992; 90). Gần đây, từ việc tổng quan các các phân loại hỗ trợ xã hội, Meirong Liu và cộng sự (2016: 481) đề xuất hỗ trợ xã hội có thể phân loại thành bốn loại nhƣ sau: a. Hỗ trợ công cụ: chẳng hạn nhƣ cung cấp hỗ trợ tài chính, hỗ trợ về điều kiện sống b. Hỗ trợ thông tin: chẳng hạn nhƣ cung cấp thông tin và tƣ vấn về các vấn đề gia đình và việc làm. c. Hỗ trợ tinh thần: chẳng hạn nhƣ lắng nghe, đồng cảm và thể hiện sự hiểu biết về thân chủ d. Hỗ trợ đồng hành xã hội: chẳng hạn nhƣ tham gia vào các tƣơng tác xã hội và các hoạt động để vui chơi và thƣ giãn. Cách thức phân loại này đã đƣợc chứng minh bằng các nghiên cứu thực nghiệm về ngƣời nhập cƣ Trung Quốc ở Hồng Kông (Daniel Leung Wong và cộng sự, 2006: 83 - 101) Trong bài viết này chúng tôi kế thừa cách phân loại của các tác giả trên và có điều chỉnh, bổ sung theo trải nghiệm nghiên cứu định tính của tác giả ở cộng đồng. Về nguồn lực hỗ trợ sinh kế, Feldman và cộng sự (1988: 280 -283) cho rằng có thể đƣợc lấy từ nhiều nguồn khác nhau: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, bạn cùng lớp, v.v. Thiếu sự hỗ trợ từ một nguồn thƣờng đƣợc bù đắp bằng sự hỗ trợ từ các nguồn khác. Trong hỗ trợ sinh kế thƣờng có hai nguồn hỗ trợ đƣợc đề cập là chính thức và phi chính thức. Theo đó, mạng lƣới chính thức đến từ các chính sách của chính phủ và các tổ chức, cộng đồng đã đƣợc công nhận (Wong, 2006: 85) Ở mạng lƣới không chính thức thƣờng đến từ họ hàng, bạn bè và đồng nghiệp (Z. He, 2001: 137). Theo đó, hoạt động hỗ trợ sinh kế bao gồm: 1. Hỗ trợ vật chất: hỗ trợ mƣợn tiền, hỗ trợ cho vay tiền, hỗ trợ phƣơng tiện sinh hoạt; tìm kiếm việc làm; khám chữa bệnh; điều kiện học hành; đăng ký tạm trú/tạm vắng. 2. Hỗ trợ thông tin: Giới thiệu về việc làm; dịch vụ khám chữa bệnh; giáo dục; nhà trọ/nơi ở; chính sách đƣợc hƣởng; pháp luật; vay vốn 3. Hỗ trợ tinh thần: chia sẻ; lắng nghe; hỗ trợ ra quyết định; đồng cảm và tin tƣởng 200
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 4. Hỗ trợ đồng hành xã hội: Kết nối tham gia sinh hoạt văn hóa – văn nghệ của địa phƣơng; kết nối tham gia các lễ hội của địa phƣơng; kết nối tham gia hội đồng hƣơng; Kết nối tham gia chi hội thanh niên công nhân và kết nối tham gia tổ dân phố/xóm. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu này dựa trên mô hình lý thuyết đề xuất dựa trên cơ sở tổng quan tài liệu, nghiên cứu định tính của tác giả và ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực sinh kế và hỗ trợ xã hội: Hình 1: Mô hình lý thuyết đề xuất Mẫu đƣợc tính dựa trên ƣớc lƣợng theo số liệu báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dƣơng về “tình hình di dân của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng”. Tính tới ngày 8/8/2018, hiện có 18.655 ngƣời dân tộc thiểu số khu vực này sinh sống. Trong đó, ngƣời Khmer chiếm khoảng 90%. Dựa trên tổng thể này, dung lƣợng mẫu cần khảo sát là: n= = = 360 Chúng tôi chọn mẫu theo cách phân tầng theo tiêu chí loại hình công việc là công nhân và lao động làm thuê trong các cơ sở sản xuất nhỏ ở ba địa bàn là thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát và huyện Phú Giáo. Sở dĩ chúng tôi chọn địa bàn khảo sát này là dựa trên trục phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Dƣơng và mỗi địa bàn đại diện có những đặc thù riêng về lao động Khmer nhập cƣ. Về kỹ thuật phân tích, chúng tôi sử dụng các thống kê mô tả nhƣ tần số, điểm trung bình trong phần mô tả về thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh kế đƣợc tính theo quy ƣớc sau: 201
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” Bảng 1: Quy ƣớc về giá trị trung bình Giá trị Mức độ thƣờng xuyên Mức độ hiệu quả trung bình 1.00 – 1.80 Không nhận hỗ trợ Rất không hiệu quả 1.81 – 2.60 Hiếm khi Không hiệu quả 2.61 – 3.40 Thỉnh thoảng bình thƣờng 3.41 – 4.20 Thƣờng xuyên hiệu quả 4.21 – 5.00 Rất thƣờng xuyên Rất hiệu quả Trong phần phân tích nhân tố khám phá (EFA), chúng tôi sử dụng kỹ thuật kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha và kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA). Cuối cùng là phân tích mô hình hồi quy đa biến. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh kế Trong phần này, chúng tôi mô tả về bốn hoạt động hỗ trợ sinh kế liên quan đến hỗ trợ vật chất; hỗ trợ tinh thần; hỗ trợ thông tin và cuối cùng là hỗ trợ đồng hành xã hội. Trong hỗ trợ vật chất, chúng tôi quan tâm đến các hỗ trợ về tiền bạc, phƣơng tiện sinh hoạt, khám chữa bệnh, giáo dục, việc làm và đăng ký tạm trú/tạm vắng. Kết quả thống kê ở bảng 1 cho thấy: Bảng 2: Hoạt động hỗ trợ vật chất Điểm trung Điểm trung Tỷ lệ đƣợc Nguồn hỗ trợ chính* bình về bình về nhận hỗ trợ (%) MĐTX MĐHQ (%) 1. Hỗ trợ cho mƣợn tiền 1,91 3,55 54,7 Thân tộc – đồng hƣơng (35,7) 2. Hỗ trợ cho vay tiền 2,69 2,42 49,4 Dịch vụ có thu phí (83,7) 3. Hỗ trợ phƣơng tiện sinh hoạt 1,97 3,49 49,7 Thân tộc – đồng hƣơng (60,3) 4. Hỗ trợ khám chữa bệnh 1,9 3,69 46,7 Công ty (33,3) 5. Hỗ trợ tìm kiếm việc làm 2,7 3,28 70,8 Thân tộc – đồng hƣơng (67,4) 6. Hỗ trợ về điều kiện học 1.2 3.97 18,3 Cán bộ đoàn thể (60,0) hành 7. Hỗ trợ đăng ký tạm trú/tạm. 3,12 3,77 88,6 Chủ nhà trọ (96,2) vắng (*) Tỷ lệ này đƣợc tính trên số ngƣời đƣợc nhận hỗ trợ Nguồn: Đề tài “hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cƣ ở Bình Dƣơng”, 9/2018 Nhìn chung, trong các hỗ trợ vật chất, hai hoạt động mà ngƣời trả lời cho rằng đƣợc nhận nhiều nhất là “Hỗ trợ đăng ký tạm trú/tạm vắng” với 88,6% và nguồn hỗ trợ chính là “chủ nhà trọ” (96,2%). Điều này cũng dễ hiểu vì thông thƣờng khi tạm trú, việc đăng ký sẽ do chủ nhà trọ lo liệu. Hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm có tỷ lệ đƣợc nhận cao thứ hai với hơn hai phần ba số ngƣời trong mẫu đồng ý (70,8%) và điều đáng nói là hệ thống “thân tộc – đồng hương” có vai trò hỗ trợ chính với 67,4%. Số liệu này khá tƣơng đồng với các nghiên cứu về sinh kế lao động Khmer của Ngô Phƣơng Lan (2012); Nguyễn Thị Thu Trang (2016) về ảnh hƣởng quan trọng của hệ thống này đối với việc làm của lao động Khmer nhập cƣ. Ở chiều kích ngƣợc lại, hỗ trợ về điều kiện học hành có ít ngƣời đƣợc nhận nhất với chỉ 18,3% và nguồn hỗ trợ chính là “cán bộ đoàn thể” ở địa phƣơng (60%). Đối với hoạt động hỗ trợ 202
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” “khám chữa bệnh” có 46,7% ngƣời đƣợc nhận và nguồn hỗ trợ chính là “công ty” với tỷ lệ không cao là 33,3%. Đây có thể là những đợt khám sức khỏe định kỳ mà ngƣời lao động đƣợc doanh nghiệp nơi làm việc tạo điều kiện để khám sức khỏe. Trong hỗ trợ về tiền bạc, nếu ở hoạt động cho mƣợn tiền không lấy lãi có 54,7% số ngƣời trong mẫu khảo sát cho rằng mình đƣợc hỗ trợ và điểm đánh giá cho hoạt động này là 3,55 ở mức độ “hiệu quả”. Ngƣời đóng vai trò chính trong việc cho mƣợn tiền là “thân tộc – đồng hƣơng” với 35,7%. Đây có thể coi nhƣ là sự tƣơng trợ lẫn nhau giữa những ngƣời bà con hoặc đồng hƣơng trong cuộc sống nơi đất khách. Ở một khía cạnh khác, cũng về tiền bạc nhƣng là vay tiền có lãi suất thì có gần ½ số ngƣời khảo sát cho rằng mình đã từng vay cho thấy đây cũng là thực trạng khá phổ biến trong cộng đồng. Trong việc cho vay tiền, thì “dịch vụ có thu phí” nổi lên nhƣ là nguồn hỗ trợ chính với tỷ lệ rất cao 83,7% nhƣng khi đánh giá về mức độ hiệu quả thì điểm trung bình chỉ là 2,42 tƣơng ứng với mức “không hiệu quả” Việc phụ thuộc vào việc vay lãi có thể coi nhƣ một rủi ro lớn đối với lao động nhập cƣ Khmer trong hoạt động mƣu sinh. Có thể thấy, trong các hỗ trợ vật chất, vai trò của hệ thống “thân tộc – đồng hƣơng” rất quan trọng khi là nguồn hỗ trợ chính ở ba trên tổng số bảy hoạt động. Trong đó có những hoạt động quan trọng nhƣ “tìm kiếm việc làm” và “cho mượn tiền”. Về hỗ trợ tinh thần, trong đời sống của những ngƣời lao động xa quê, hỗ trợ tinh thần đóng vai trò quan trọng trong việc vƣợt qua những trở ngại, khó khăn. Kết quả khảo sát cho thấy những tín hiệu đáng mừng khi đa số ngƣời đƣợc hỏi đều cho rằng mình đƣợc hỗ trợ về tinh thần. Trong đó, đƣợc “tin tƣởng” chiếm tỷ lệ rất cao với 91,9% số ngƣời tham gia khảo sát và một điều đặc biệt là ở tất cả các hoạt động hỗ trợ thì gia đình đều đóng vai trò là nguồn hỗ trợ chính. Phải chăng điều này xuất phát từ tập quán di cƣ là thƣờng đi theo ngƣời thân trong gia đình khi kết quả khảo sát cho thấy có đến 69,7% là di cƣ cùng vợ chồng/con cái. Ngoài ra, lao động Khmer thƣờng cƣ trú thành từng cụm theo gia đình và đồng hƣơng nên họ cũng dễ có điều kiện để hỗ trợ nhau về mặt tinh thần. Bảng 3: Hoạt động hỗ trợ tinh thần Điểm Điểm Tỷ lệ Nguồn hỗ trợ trung bình trung bình đƣợc nhận hỗ chính* về MĐTX về MĐHQ trợ (%) (%) 1. Chia sẻ 3,13 3,88 84,4 Gia đình (76,0) 2. Lắng nghe 3,21 3,85 87,5 Gia đình (79,4) 3. Hỗ trợ ra quyết định 3,12 3,92 82,8 Gia đình (87,9) 4. Đồng cảm 3,13 3,87 82,2 Gia đình (79,4) 5. Tin tƣởng 3,50 3,97 91,9 Gia đình (84,6) (*) Tỷ lệ này đƣợc tính trên số ngƣời đƣợc nhận hỗ trợ Nguồn: Đề tài “hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cƣ ở Bình Dƣơng”, 9/2018 Từ kết quả khảo sát này, có thể thấy vai trò quan trọng của gia đình đối với đời sống tinh thần của lao động Khmer nhập cƣ. Điều này gợi ý rằng trong hỗ trợ sinh kế đối với đối tƣợng này cần phải quan tâm và phát huy nguồn lực gia đình nhƣ là một nguồn lực gần gũi và có quan hệ mật thiết với lao động Khmer. 203
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” Trong hoạt động hỗ trợ thông tin, chúng tôi quan tâm đến thông tin ở các lĩnh vực phúc lợi gắn liền với đời sống lao động nhập cƣ. Điểm chung có thể nhận thấy, ở việc cung cấp thông tin liên quan đến giáo dục, chính sách đƣợc hƣởng hay thông tin về pháp luật thì tỷ lệ đƣợc nhận hỗ trợ rất thấp và nguồn hỗ trợ chính là “cán bộ địa phương” và những ngƣời đã đƣợc nhận hỗ trợ thì đánh giá mức độ hiệu quả ở chiều hƣớng tích cực. Đơn cử nhƣ ở cung cấp thông tin về chính sách đƣợc hƣởng, chỉ có 9,4% ngƣời đã đƣợc nhận. Trong đó, chủ yếu nguồn hỗ trợ đến từ cán bộ địa phƣơng với 52,9% và điểm đánh giá mức độ hiểu quả là 3,18. Những kết quả này cũng khẳng định rằng, ở các cộng đồng Khmer nhập cƣ cũng đƣợc sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng thông qua các hoạt động tuyên truyền, chăm lo đời sống nhƣng có lẽ chƣa đƣợc sâu rộng nên số lƣợng ngƣời tiếp cận còn ít. Trong hỗ trợ thông tin về chăm sóc sức khỏe, có 30,8 ngƣời có nhận hỗ trợ và xuất hiện nguồn hỗ trợ chính mới là “công ty” (40,5%). Bảng 4: Hoạt động hỗ trợ thông tin Điểm Điểm Tỷ lệ Nguồn hỗ trợ chính* trung bình trung bình đƣợc nhận (%) về MĐTX về MĐHQ hỗ trợ (%) 1 Giới thiệu về việc làm 1,66 3,46 34,7 Thân tộc – đồng hƣơng (31,2) 2.Dịch vụ khám chữa bệnh 1.,59 3,49 30,8 Công ty (12,5) 3.Giáo dục 1,22 3,4 11,7 Cán bộ địa phƣơng (26,2) 4. Nhà trọ/nơi ở 2,20 3,54 59,2 Thân tộc – đồng hƣơng (26,8) 6.Chính sách đƣợc hƣởng 1,16 3,18 9,4 Cán bộ địa phƣơng (52,9) 7. Pháp luật 1,36 3,46 18,6 Cán bộ địa phƣơng (40,3) 8. Vay vốn 1,28 3,53 16,1 Dịch vụ có thu phí (41,4) (*) Tỷ lệ này đƣợc tính trên số ngƣời đƣợc nhận hỗ trợ Nguồn: Đề tài “hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cƣ ở Bình Dƣơng”, 9/2018 Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự tƣơng đồng khi trong thông tin về vay vốn, “dịch vụ có thu phí” vẫn là nguồn lực hỗ trợ chính đối với nhu cầu này của lao động Khmer nhập cƣ (41,4%) 4. Hỗ trợ đồng hành xã hội Bàng 5: Hoạt động hỗ trợ đồng hành xã hội Điểm Điểm Tỷ lệ Ngƣời hỗ trợ trung bình trung bình đƣợc nhận chính* về MĐTX về MĐHQ hỗ trợ (%) (%) 1. Kết nối tham gia sinh hoạt VH -VN Cán bộ đoàn thể 1,4 3,65 19,7 của địa phƣơng (39,4) 2. Kết nối tham gia các lễ hội của địa Đồng nghiệp 1,52 3,44 phƣơng (33,0) Thân tộc – đồng 3. Kết nối tham gia hội đồng hƣơng 1,65 3,96 45,0 hƣơng (79,2) Cán bộ đoàn thể 4. Kết nối tham gia chi hội TNCN 1,18 3,74 9,4 (47,1) Chủ nhà trọ 5. Kết nối tham gia tổ dân phố/xóm 1,14 3,33 7,5 (55,6) (*) Tỷ lệ này đƣợc tính trên số ngƣời đƣợc nhận hỗ trợ Nguồn: Đề tài “hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cƣ ở Bình Dƣơng”, 9/2018 204
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” Có thể thấy, trong hoạt động hỗ trợ đồng hành xã hội thì tỷ lệ lao động Khmer tiếp nhận đƣợc là ít nhất trong bốn hoạt động hỗ trợ. Tiêu biểu nhƣ chỉ có 9,4% là có tham gia chi hội Thanh niên công nhân hay 7,5% là có tham gia vào họp tổ dân phố/ xóm ở địa phƣơng. Kết quả này có thể phản ánh xu hƣớng “tách biệt” giữa cộng đồng lao động Khmer nhập cƣ với các hoạt động của địa phƣơng trên mẫu khảo sát này. Đây là thực trạng rất cần nghiên cứu và làm rõ. Phải chăng lao động nhập cƣ Khmer đã và đang đóng góp cho sự phát triển của vùng đất này nhƣng dƣờng nhƣ họ vẫn chƣa thực sự hòa nhập với đời sống của địa phƣơng nơi họ sinh sống và làm việc? 2. Phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cƣ 2.1. Kết quả kiểm định thang đo Bảng 6: Kiểm định thang đo Số quan Hệ số Tƣơng quan Các nhân tố Quan sát sát ban Cronbach biến – tổng ảnh hƣởng bị loại đầu Alpha Hiệu chỉnh 1. Gia đình 4 . 0,949 >0,3 2. Đồng hƣơng 4 dh4 0,853 > 0,3 3.Thân tộc 4 . 0,868 > 0,3 4.Bạn bè đồng nghiệp 4 . 0,840 > 0,3 5.Tổ chức xã hội 4 . 0,881 > 0,3 6.Dịch vụ xã hội 4 . 0,782 > 0,3 7.Mức độ tin tƣởng 4 . 0,890 > 0,3 8.Mức độ tham gia 6 . 0,714 > 0,3 9.Chính sách xã hội 5 . 0,899 > 0,3 10. Đặc điểm ngƣời hỗ trợ 4 dd1 0,786 > 0,3 Nguồn: Đề tài “hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cƣ ở Bình Dƣơng”, 9/2018 Nhìn vào bảng sáu có thể thấy, ở hai biến “đồng hương” và “đặc điểm người hỗ trợ” có xảy ra việc loại biến. Ở biến “đồng hương” quan sát “dh4” bị loại vì hệ số tƣơng quan biến – tổng hiệu chỉnh là 0,278 nhỏ hơn mức ý nghĩa cho phép là 0,3. Sau khi loại “dh4” thì hệ số Conbach Alpha tăng lên 0,853. Điều chứng tỏ thang đo về hệ thống đồng hƣơng là tin cậy và có thể sử dụng đƣợc. Ở biến “đặc điểm người hỗ trợ” vì quan sát “dd1” có hệ số tƣơng quan biến – tổng hiệu chỉnh là 0,242 nên bị loại và sau bị loại quan sát này thì hệ hệ số Conbach Alpha tăng lên 0,786 nên có thể tin cậy và sử dụng tốt. Kết quả kiềm định thang đo, cho thấy thang đo về các biến độc lập tác động đến hoạt động hỗ trợ sinh kế đều đảm bảo độ tin cậy và có thể sử dụng để phân tích nhân tố khám phá. 2.2. Phân tích nhân tố khám phá Trong lần chạy đầu tiên, các quan sát “thamgia 3”, “thamgia2” và “thamgia 1” bị loại ba quan sát này có hệ số tải tiêu chuẩn nhỏ hơn 0,5. Kết quả chạy lần hai nhƣ sau: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO = 0,837 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Kiểm định Bartlett (Bartlett‟s test of sphericity) về sự tƣơng quan giữa các quan sát trong nhân tố có giá trị Sig. = 0.000 chứng tỏ các biến quan sát có tƣơng quan với nhau trong nhân tố. Kết 205
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” quả bảng xoay ma trận sau khi loại các quan sát không đáp ứng yêu cầu với các điều kiện nhƣ: - Giá trị Eigenvalues = 1.461> 1 đại diện cho phần biến thiên đƣợc giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. - Tổng phƣơng sai trích: Rotation Sums of Squared Loadings (Cumulative %) = 72.614%. Điều này chứng tỏ 72.614% biến thiên của dữ liệu đƣợc giải thích bởi 9 nhân tố. Bảng 7: Ma trận xoay nhân tố Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 dh3 .868 dh2 .857 tto2 .833 tto1 .809 tto3 .803 tto4 .799 dh1 .738 gd4 .986 gd2 .963 gd3 .933 gd1 .932 cs3 .902 cs1 .844 cs2 .816 cs5 .789 cs4 .777 tt2 .897 tt3 .860 tt1 .823 tt4 .791 tc2 .874 tc4 .849 tc3 .845 tc1 .773 dn1 .792 dn2 .783 dn3 .775 dn4 .765 dv2 .756 dv4 .751 dv1 .745 dv3 .742 dd2 .822 dd4 .814 dd3 .788 tg5 .794 tg6 .761 tg4 .673 Nguồn: Đề tài “hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương”, 9/2018 Kết quả cho thấy có sự thay đổi so với mô hình lý thuyết ban đầu khi biến “đồng hƣơng” và “thân tộc” ghép lại với nhau tạo thành một nhân tố mới mà chúng tôi đặt tên là biến “thân 206
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” tộc – đồng hƣơng”. Kết quả này cũng dễ hiểu và phù hợp với thực tế mà tác giả quan sát tham dự khi một trong những tập quán của lao động Khmer nhập cƣ là cƣ trú theo bà con họ hàng và đồng hƣơng. Điển hình nhƣ khu vực tại đƣờng Bình Hòa 20, phƣờng Bình Hò,a thị xã Thuận An là đồng bào Khmer đến từ huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng. Nhƣ vậy kiểm định Cronbach‟s Alpha và phân tích EFA giúp chúng tôi loại bỏ đi các quan sát rác, không có đóng góp vào nhân tố, và hoàn thiện mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy mô hình lý thuyết ban đầu cần phải hiệu chỉnh lại khi ghép biến Thân tộc – đồng hƣơng. 2.3. Phân tích tƣơng quan Bảng 8: Ma trận tƣơng quan Pt dh_tto Dv tg Cs dd tt đn tc gd Hoạt động hỗ trợ 1 .460** -.470** .227** .625** .281** .549** .325** .382** -.118* sinh kế Đồng hƣơng – thân .460** 1 -.231** .082 .173** .090 .208** .430** .267** -.116* tộc Dịch vụ xã hội -.470** -.231** 1 -.158** -.156** -.071 -.325** -.222** -.251** .170** ** Sự tham gia .227** .082 -.158 1 .069 .063 .147** .191** .232** -.035 ** ** Chính sách xã hội .625** .173 -.156 .069 1 .377** .164** .098 .137** -.132* Đặc điểm ngƣời hỗ .281** .090 -.071 .063 .377** 1 .130* .083 .068 -.070 trợ Sự tự tin .549** .208** -.325** .147** .164** .130* 1 .233** .179** -.071 Đồng nghiệp .325** .430** -.222** .191** .098 .083 .233** 1 .225** -.099 Tổ chức xã hội .382** .267** -.251** .232** .137** .068 .179** .225** 1 -.192** Gia đình -.118* -.116* .170** -.035 -.132* -.070 -.071 -.099 -.192** 1 **. Tƣơng quan có ý nghĩa ở mức 0.01 (2-đuôi). *. Tƣơng quan có ý nghĩa ở mức0.05 (2-đuôi). Nguồn: Đề tài “hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương”, 9/2018 Bảng bảy cho hệ số tƣơng quan đều đáp ứng đƣợc yêu cầu về giá trị kiểm định vì sig giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc (HĐHT) đều nhỏ hơn 0.05. Nhƣ vậy tất cả các biến độc lập đều có quan hệ tƣơng quan tuyến tính với biến phụ thuộc. 2.4. Phân tích hồi quy Bảng 9: Mô hình tóm tắt Mô R R bình R bình phƣơng Sai số chuẩn của Giá trị Durbin- hình phƣơng hiệu chỉnh ƣớc lƣợng Watson a 1 .862 .743 .736 .23505 1.858 Nguồn: Đề tài “hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương”, 9/2018 Từ kết quả của bảng 9 cho thấy hệ số R hiệu chỉnh là 0,736. Điều này cho thấy các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích đƣợc 73,6% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Giá trị Durbin – Watson bằng 1.858 chứng tỏ không xảy ra hiện tƣợng tự tƣơng quan. Bảng 9: Kết quả kiểm định ANOVA Mô hình Tổng các bình Df Trung bình Bình F Sig. phƣơng phƣơng Hồi quy 55.830 9 6.203 .000 .000 1 Phần dƣ 19.336 350 .055 Tổng 75.166 359 Nguồn: Đề tài “hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương”, 9/2018 207
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” Kết quả từ bảng 10 về kiểm định ANOVA cho thấy Sig kiểm định F bằng 0.00 < 0.05, nhƣ vậy, mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử đụng đƣợc. Bảng 10. Hệ số hồi quy Hệ số Hệ số Thống kê hồi quy hồi quy đa cộng tuyến chƣa chuẩn hóa chuẩn hóa Mô hình t Sig. Hệ số Sai số Độ chấp B Beta phóng đại chuần nhận phƣơng sai Hằng số 1.066 .131 8.156 .000 Gia đình .024 .011 .059 2.116 .035 .936 1.069 Thân tộc – đồng hƣơng .115 .017 .215 6.900 .000 .758 1.319 Dịch vụ xã hội -.174 .026 -.198 -6.600 .000 .817 1.225 Sự tham gia .048 .023 .061 2.131 .034 .911 1.097 1 Chính sách .262 .016 .480 16.007 .000 .816 1.226 Đặc điểm ngƣời hỗ trợ .007 .016 .013 .444 .658 .851 1.175 Sự tự tin .194 .018 .323 10.932 .000 .842 1.188 Đồng nghiệp .015 .018 .027 .879 .380 .765 1.308 Tổ chức xã hội .107 .023 .141 4.756 .000 .830 1.204 Nguồn: Đề tài “hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương”, 9/2018 Chúng ta có thể thấy hệ số chấp nhận (Tolerance) khá cao (từ 0,756 đến 0,936) và hệ phóng đại phƣơng sai (VIF) của các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên không có hiện tƣợng đa cộng tuyến. Ngoại trừ hai biến “Đặc điểm người hỗ trợ” và “Đồng nghiệp” có giá trị Sig. lớn hơn 0,05 nên sẽ loại ra khỏi phƣơng trình hồi quy, các biến còn lại đều thỏa điều kiện để có thể phân tích. Do đó, phƣơng trình hồi quy đƣợc viết nhƣ sau: Hoạt động hỗ trợ sinh kế = 1,066 + 0,059gia đình + 0,215đồng hương thân tộc - 0,198dịch vụ xã hội + 0,061sự tham gia + 0,480chính sách + 0,141 tổ chức xã hội + 0,323sự tin tưởng. 3. Kết luận Từ kết quả phân tích, bài viết đƣa ra một số nhận định nhƣ sau: Thứ nhất, kết quả mô tả cho thấy trong các hoạt động hỗ trợ, thì hỗ trợ tinh thần là hoạt động mà lao động Khmer nhập cƣ tiếp cận nhiều nhất với vai trò của gia đình. Trong khi đó, hoạt động hỗ trợ đồng hành là ít đƣợc tiếp cận nhất. Về nguồn hỗ trợ chính, cho thấy vai trò rõ nét của hệ thống thân tộc – đồng hƣơng ở nhiều hoạt động quan trọng liên quan đến đời sống nhƣ hỗ trợ mƣợn tiền, việc làm, phƣơng tiện sinh hoạt. Trong khi đó, vai trò của cán bộ đoàn thể ở địa phƣơng là còn mờ nhạt và chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực mà lao động Khmer ít đƣợc tiếp cận. Thứ hai, về chính sách xã hội, kết quả phân tích hồi quy cho thấy chính sách là yếu tố tác động mạnh nhất đến hoạt động hỗ trợ sinh kế. Thực tế ở Bình Dƣơng cho thấy, lao động Khmer nhập cƣ không đƣợc hƣởng các chính sách đặc thù mà họ đƣợc hỗ trợ ở quê nhà. Trong báo cáo về tình hình di dân của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nam Bộ, Ủy ban Nhân 208
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” dân tỉnh Bình Dƣơng cũng đề xuất với Ủy ban dân tộc về việc cần có các chính sách đặc thù dành cho lao động thiểu số trên địa bàn Tỉnh. Chính sách là yếu tố chi phối rất nhiều đến hoạt động hỗ trợ ở nhiều khía cạnh khác nhau nhƣ: cơ sở pháp lý, con ngƣời thực hiện, kinh phí…Chính vì thế để có thể hỗ trợ sinh kế một cách hiệu quả đối với đối tƣợng này thì việc cần có các chính sách đặc thù là hết sức cần thiết. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy trên thực tế ở các địa bàn khảo sát, chính quyền địa phƣơng và các đoàn thể vẫn có những hoạt động hỗ trợ dựa vào các chi hội thanh niên công nhân hoặc các chi hội phụ nữ. Từ những mô hình nhƣ vậy, Ủy ban Nhân dân Tỉnh cần tổ chức tổng kết thực tiễn và nhân rộng những mô hình đã và đang triển khai trên địa bàn Tỉnh. Thứ ba, về sự tin tưởng của lao động Khmer đối với hiệu quả của hoạt động hỗ trợ sinh kế, kết quả phân tích cho thấy có tác động dƣơng với hệ số hồi quy là 0,323. Điều này mang hàm ý rằng nếu các yếu tố khác không đổi khi sự tin tƣởng của lao động Khmer đối với hiệu quả của hoạt động hỗ trợ tăng lên 1 đơn vị thì hoạt động hỗ trợ sinh kế sẽ tăng lên 0,323 đơn vị. Nhƣ vậy, các hoạt động hỗ trợ sinh kế cần tạo sự tin tƣởng về tính hiệu quả của lao động Khmer nhập cƣ thì sẽ có ảnh hƣởng tốt hơn, những chƣơng trình tổ chức cần mang tính thực chất không chạy theo phong trào và phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của đối tƣợng thụ hƣởng. Thứ tư, về sự tham gia của lao động Khmer đối với hiệu quả của hoạt động hỗ trợ sinh kế, kết quả nghiên cứu chứng minh rằng nếu ngƣời Khmer đƣợc tham gia một cách chủ động và các hoạt động hỗ trợ sinh kế thì hiệu quả sẽ cao hơn. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý trên thực tế và rất đúng tinh thần của một xã hội đang khuyến khích sự “đồng tham gia” của ngƣời dân. Việc tham gia của họ sẽ giúp các hoạt động đi vào chiều sâu và thực chất để có đáp ứng chính xác, hiệu quả những nhu cầu thực tiễn mà đang cần trong cuộc sống mƣu sinh Thứ năm, về vai trò của hệ thống thân tộc – đồng hương, kết quả bài viết này là khá tƣơng đồng với các nghiên cứu liên quan đến lao động Khmer nhập cƣ khi tái khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của hệ thống này đối với đời sống của lao động Khmer nhập cƣ. Có thể coi đây là nguồn vốn xã hội gần nhƣ là quan trọng nhất mà họ đang có. Chính vì thế, trong các hoạt động hỗ trợ sinh kế, các bên liên quan cần phải kết nối và huy động sự tham gia của nguồn lực này thì hiệu quả hoạt động sẽ rất tốt. Chúng ta có thể dựa vào hệ thống này để tuyên truyền, vận động bà con tham gia các chƣơng trình hỗ trợ thiết thực để ổn định sinh kế theo hƣớng phát triển tích cực. Ngoài ra, trong các hoạt động cần phải có sự tham gia của những ngƣời có uy tín trong cộng đồng nơi nhập cƣ để tạo đƣợc sự tin tƣởng và lan tỏa đối với cộng đồng. Thứ sáu, về vai trò của gia đình, bài viết này cũng khẳng định ảnh hƣởng tích cực của gia đình đối với hỗ trợ sinh kế, kết quả thống kê mô tả cũng khẳng định gia đình đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ về tinh thần đối với lao động Khmer nhập cƣ. Chính vì thế, cần phải có những cách tiếp cận trên quy mô hộ trong hỗ trợ sinh kế để có thể tận dụng đƣợc thế mạnh của mạng lƣới xã hội này. 209
  12. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” Thứ bảy, về vai trò của các tổ chức xã hội, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra ảnh hƣởng tích cực của các tổ chức xã hội đối với sinh kế của lao động Khmer. Điều này cũng phù hợp trên thực tế, khi ở các địa phƣơng mà đề tài khảo sát vẫn có những mô hình hỗ trợ lao động Khmer nhập cƣ. Vấn đề cần làm là phải có tổng kết và đánh giá thực tiễn trên diện rộng để tìm ra những mô hình hay để nhân rộng và phát triển. Thứ tám về dịch vụ xã hội có thu phí, đây là biến duy nhất có tác động âm đối với hoạt động hỗ trợ sinh kế và kết quả mô tả cũng chỉ ra đa phần dịch vụ này ngƣời dân tiếp cận liên quan đến việc vay tiền có lãi suất. Trong ngắn hạn, việc này có thể giúp họ giải quyết các vấn đề trƣớc mắt nhƣng nó sẽ trở thành gánh nặng và đe dọa nghiêm trong đến đời sống của họ khi mất khả năng chi trả. Kết quả này có thể chỉ ra một mạng lƣới hỗ trợ ngầm về tiền bạc có lẽ là đang tồn tại trong cộng đồng Khmer nhập cƣ rất cần đƣợc các nhà chức trách quan tâm và kịp thời ngăn chặn những hành vy trái pháp luật. Mặt khác, cần có những mô hình tín dụng vi mô nhỏ dựa vào cộng đồng để có thể hỗ trợ lao động Khmer nhập cƣ. Thứ chín về hạn chế và hướng phát triển của nghiên cứu, bài viết này chƣa có điều kiện phân tích ảnh hƣởng của các biến kiểm soát nhƣ giới tính, trình độ học vấn, số năm di cƣ. Ngoài ra, chƣa lý giải lý do của các biến độc lập không có ảnh hƣởng trong mô hình hồi quy. Tuy nhiên, việc phân tích kết quả trên có thể gợi ý cho những nghiên cứu sâu hơn về tổ chức cộng đồng của lao động Khmer nhập cƣ nhƣ việc có hay không sự tái cấu trúc cộng đồng và bản sắc dân tộc ở nơi đất khách nhƣ Bình Dƣơng? Nghiên cứu sâu và chi tiết về mạng lƣới hỗ trợ ngầm đang tồn tại trong đời sống của lao động Khmer nhập cƣ cũng là một hƣớng gợi mở thử thách và có nhiều ý nghĩa trong thực tiễn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Daniel Fu KeungWong và He Xue Song. (2006). Dynamics of social support: A longitudinal qualitative study on mainland Chinese immigrant women's first year of resettlement in Hong Kong. Social Work in Mental Health, 4(3), 83-101. 2. Calvin L Streeter và Cynthia Franklin. (1992). Defining and measuring social support: Guidelines for social work practitioners. Research on Social Work Practice, 2(1), 81-98. 3.Kimiyo Terada. (2010). The Concept of livelihood support in Japanese social work: Views around support for domestic violence victims in Japan. Niigata journal of health and welfare, 10(1), 2-10. 4. Liu, Meirong, Lei Wu, and Lan Chen. (2016). Migrant Women‟s Social Support in a Metropolis of China. Affilia, 31(4), 479-490. 5. Ngô Phƣơng Lan. (2012). Bất ổn sinh kế và di cƣ lao động của ngƣời Kh'mer ở Đồng BằngSông Cửu Long. Tạp chí Nghiên cứu con người, số 3, trang 44-54 6. Ngô Thị Thu Trang và cộng sự. (2016). Thích ứng sinh kế của ngƣời nhập cƣ Khmer tại quận ven đô: Điển cứu tại phƣờng Bình Trị Đông B và phƣờng An Lạc, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 19(2X), 89-104. 210
  13. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 7. Trần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh. (2012). Xác định các chỉ báo đo lường nghèo đa chiều cho hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Truy cập tại http://www.cantholib.org.vn/DataLibrary/Images ngày 4/5/2017 8. ShirleyFeldman , Judith L. Rubenstein và Carol Rubin. (1988). Depressive affect and restraint in early adolescents: Relationships with family structure, family process and friendship support. The Journal of Early Adolescence, 8(3), 279-296. 9. Ủy ban nhân dân tỉnh BÌnh Dƣơng. (2018).Tình hình di cư của đồng bào thiểu số khu vực Tây Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 10. Zhaiping He. (2002). Socioeconomic status and social support network of the rural elderly and their physical and mental health. Soc Scie Chin, 3, 135-148. 211
nguon tai.lieu . vn