Xem mẫu

  1. BÀI THẢO LUẬN Môn LỊCH S Ử VĂN MINH THẾ GIỚI Nhóm thực hiện ( lớp Trung SPK2B): Trương Công Lê Hoàng Nguyễn Thị Ánh Liễu Nguyễn Thị Út LyNa Hồ Thị Phương Nhi Lê Thị Ngọc Quy    
  2. HÌNH TƯỢNG RỒNG TRONG VĂN HOÁ PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY
  3. Rồng ra đời ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người, là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của con người, nhằm nhận thức và khám phá thế giới. Cả phương Đông và phương Tây đều có biểu tượng rồng, song do đặc điểm của mỗi nền văn hoá mà rồng phương Đông có những nét khác rồng phương Tây. Nếu phương Tây coi rồng là biểu tượng cho sự xấu xa, độc ác, là đối tượng mà con người cần chinh phục, thì ngược lại phương Đông lại xem rồng là biểu tượng cho sự tốt đẹp, may mắn và thịnh vượng. Rồng trong truyền thuyết, huyền thoại phương Đông thường được mô tả khác với rồng của phương Tây cả về dáng dấp và tính khí.
  4. 1.Hình tượng Rồng trong văn hoá phương Đông Ở phương Đông, rồng là biểu tợng của bản nguyên tích cực và sáng tạo, là sức mạnh của sự sống. Nguồn gốc sâu xa của biểu tượng này là do điều kiện tự nhiên (địa lý- khí hậu) và xã hội (lịch sử-kinh tế) quy định. Môi trường sống của các cộng đồng cư dân ở phương Đông là xứ nóng, mưa nhiều, tạo nên những vùng đồng bằng nằm trong các lưu vực những con sông lớn. Yếu tố sông nước quan trọng với người phương Đông, vì vậy họ đã sáng tạo rồng với ý nghĩa đầu tiên là biểu tượng cho nước- sự phong đăng, mùa màng bội thu. Cả hai mặt có lợi cũng như có hại của nước đều được xem là do rồng thúc đẩy. Mùa màng bội thu hay không là phụ thuộc vào yếu tố nước. Do đó, thần nước    
  5. Quan niệm của phương Đông về rồng trong buổi đầu là: Đấng tối cao của không khí. Hơi thở mầu nhiệm của người toả khắp. Điều khiển mây. Chứa đựng khí ẩm ướt. Làm mưa dịu trái đất. Được xem là vua của tạo sinh động vật, nên dễ hiểu rồng là biểu tượng của điềm lành, sự may mắn và tốt đẹp đối với phương Đông. Trong truyền thuyết, thần thoại của phương Đông, dù cốt truyện có khác nhau nhưng rồng bao giờ cũng ẩn chứa ý nghĩa là một biểu tượng cho sự cao quý tốt đẹp. Đối với một số quốc gia phương Đông, rồng là biểu tượng cho nguồn gốc dân tộc. Người Việt xưa tự hào mình là “Con Rồng cháu Tiên”. Tộc Hạ có tô tem rồng và cũng xưng “Tộc rồng”. Bà mẹ thuỷ tổ của dân tộc Khơme là con gái vua huyền thoại Naga, một động vật huyền thoại có tính cách như
  6. (còn gọi là Pô Nưga) là bà tổ của người dân Chămpa. Các vị thần nói trên vừa mang ý nghĩa biểu tượng của sông nước, vừa mang ý nghĩa phong đăng gắn với các nghi lễ nông nghiệp, vừa mang ý nghĩa về nguồn gốc dân tộc. Ở Trung Hoa xưa, người ta xem rồng là tinh linh núi, là thần linh bảo hộ năm vùng, nghĩa là bốn phương và vùng trung tâm; là kẻ bảo vệ năm hồ bốn biển. Về khả năng của rồng, trong dân gian Trung Hoa có rất nhiều truyền thuyết cho rằng rồng có khả năng hô gió gọi mưa, có thể đội sông lật bể, gọi mây che mặt trời.
  7.    
  8. Đối với người Việt Nam, trong ký ức dân gian thần mưa và thần nước mang hình hài một con rồng to thường xuyên ra biển Đông hút nước mang về đất liền tưới tắm cho đất đai. Rồng là nguồn nước tưới cho ruộng đồng tốt tươi và giúp nhà nông hình thành kinh nghiệm dân gian: Rồng đen lấy nước thì nắng Rồng trắng lấy nước thì mưa    
  9. Đối với phương Đông, rồng được xem là con vật nằm trong cung hoàng đạo, trong số 12 con vật. Rồng hiện diện trong nhiều loại hình nghệ thuật như múa, kịch; trang trí trên điêu khắc, kiến trúc… Múa rồng là một sinh hoạt văn hoá truyền thống của phương Đông, nhất là ở các vùng nông nghiệp trồng lúa nước. Hầu hết các quốc gia phương Đông đều có điệu múa rồng vào các ngày lễ Tết cổ truyền. Rồng mang màu sắc rực rỡ, uốn lượn theo nhịp trống rộn rã tạo không khí hội hè, biểu thị niềm vui sướng, hạnh phúc cho tất cả mọi người, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu…
  10. Về hình dạng, rồng phương Đông là sự hỗn hợp của nhiều loại động vật khác nhau: đầu lạc đà, sừng của hươu, tai của bò, mắt của thỏ, mình rắn phủ đầy vẩy cá, vẩy theo hàng xương rồng cho tới quanh mồm, đuôi rắn tận cùng bằng vây sắc nhọn, chân phối hợp giữa chân hổ và gót móng chim ưng, phần phụ ở vai và háng như những tia lửa, hơi thở của rồng bao gồm mây và nước. Số móng của rồng bình thường có bốn hàng, riêng rồng của nhà vua thì có năm hàng. Người Nhật Bản khi tạo hình rồng lại dựa theo quan niệm dân gian về các loại rồng. Họ cho rằng mỗi kỳ sinh nở
  11. con rồng cái đẻ ra chín con. Rồng thứ nhất ưa ca hát và thích mọi âm thanh êm ái, do đó đỉnh các chuông Nhật Bản được đúc hình con vật này. Rồng thứ hai thích âm thanh của nhạc cụ nên đàn koto hoặc đàn thụ cầm ngang (horizontal harp) và trống suzumi-một thứ trống con gái đánh bằng ngón tay, được trang trí bằng hình con rồng này. Rồng thứ ba ưa uống và thích mọi thứ rượu, vì thế nó được dùng tô điểm cho cốc chén. Rồng thứ tư thích những chỗ cheo leo nguy hiểm, nên đầu hồi nhà, ngọn tháp, cùng các dầm mái chìa ra của đền chùa chạm hình tượng của nó. Rồng thứ năm hay giết hại các sinh vật nên được dùng trang trí cho các thanh gươm. Rồng thứ sáu ham học thích văn chương, hình nó dùng trang trí cho bìa sách. Rồng thứ bảy nổi tiếng
  12. về thính tai, nghe được những âm thanh êm đềm của lá cây, nên tất cả những lá cây dùng để chữa bệnh được bỏ vào chai ngoài vỏ có vẽ hình rồng. Rồng thứ tám ưa ngồi nên ghế thường chạm hình nó. Rồng thứ chín ham mang vật nặng, vì thế thường được tạo hình ở chân bàn. Như vậy, vị trí tạo hình của các con rồng là do quan niệm của người Nhật Bản quy định. Đối với người Hàn Quốc, rồng là biểu tượng của sức mạnh tâm linh, của may mắn, phước báu và kết tường. Trong ngôi chùa ngoài chức năng bảo vệ ngôi tam bảo, nó còn đem lại sự bình yên, giàu có và thịnh vượng cho con người. Biểu hiện riêng của rồng Hàn Quốc là thường cắp ngọc đỏ trong miệng hay trong lòng bàn chân tượng trưng cho trí tuệ và chân lý.
  13. Còn rồng Việt Nam thì thân rồng uốn hình sin 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm, biểu trưng cho sự thay đổi thời tiết năm tháng, sự trù phú và phồn vinh của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hoá, trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn. Đầu rồng có bờm dài, râu cằm, không sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên; đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng đều đặn (có người gọi là mào lửa) chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa. Lưỡi mảnh rất dài, miệng rồng luôn ngậm viên châu. Đầu rồng luôn hướng lên đớp lấy viên ngọc thể hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý, theo đuổi sự uyên bác và tinh thần cao thượng.    
  14. Nguyên nhân cơ bản khiến hình ảnh của rồng xuất hiện rộng rãi trong nghệ thuật tạo hình của nhiều dân tộc phương Đông, đó là: sự diễn tả ý nghĩa của rồng đã mang lại lý do tinh thần cho người nghệ sĩ và sự khao khát thể hiện vẻ đẹp của rồng. Tất cả các khả năng hoàn hảo đều được gán cho rồng. Người ta tin rằng nó có thể sống và vận động trong cả ba môi trường: nước, không khí và đất. Hơi thở của rồng bao gồm lửa và nước, nhưng thường được cải biến thành mây xoáy trôn ốc. Sự khôn ngoan của rồng và quyền lực của nó vượt trội tất cả những con vật khác. Do đó, trong trí tưởng tượng của con người phương Đông rồng có thể biến hoá vô cùng, nó có thể thu mình nhỏ lại như con tằm hoặc trải rộng che kín cả mặt đất. Đấy chính là cơ sở để người nghệ sĩ tạo hình cho rồng. Những đặc điểm như thân dài lượn sóng,
  15. nửa hiện hình nửa không đã khiến cho người nghệ sĩ phương Đông xưa khi xử lý hình tượng rồng luôn có ý thức về vẻ đẹp của đường nét và giá trị của mảng đặc- rỗng. Đây là cơ hội đặc biệt để tạo ra những hình tượng nghệ thuật đẹp. Do đó, trong mỹ thuật truyền thống phương Đông, rồng được sử dụng như một hoạ tiết trang trí phổ biến, mang tính chủ đạo trên công trình điêu khắc, kiến trúc hay các đồ dùng sinh hoạt… Từ đầu thế kỷ XX, các dân tộc phương Đông không còn chú trọng vào việc xây dựng hình tượng rồng trong nghệ thuật tạo hình. Nhưng dù vậy biểu tượng rồng vẫn nằm sâu trong tiềm thức người phương Đông. Ở khía cạnh nào đó, rồng vẫn là sự kích thích trí tưởng tượng đem lại  tinh thần và cảm hứng  cho con người.
  16. 2. Hình tượng Rồng trong văn hoá phương Tây. Trong khi phương Đông do tính chất văn hoá nông nghiệp mà xem rồng là chủ nguồn nước, canh giữ các suối, sông, biển, hồ; rồi sau này trở thành ý nghĩa nguồn gốc dân tộc, ý nghĩa vương quyền, ý nghĩa tượng trưng cho những gì cao quý tốt đẹp nhất trong đời sống con người; thì ở phương Tây, nơi mà người ta không quan tâm lắm tới việc có đủ nước mưa hay không cho vườn tược và đồng cỏ của mình, rồng lại mang ý nghĩa ngược lại, đó là sự phá huỷ, độc ác và xấu xa. Trong văn hoá phương Tây, rồng được trình bày như thần linh của độc ác và phản Chúa trong đạo cơ đốc giáo. Các tích truyện về rồng phương Tây đều có một mô típ
  17. như nhau: rồng có nhiều đầu, chuyên gieo rắc tai hoạ, chổ ở trong hang, rồng bị chặt đầu, người anh hùng giết rồng để cứu cả một dân tộc hay nàng công chúa. Trong truyền thuyết và thần thoại Hy Lạp, rồng là kẻ giữ Bộ lông Cừu Vàng và khu vườn của các nàng Hespesride. Mô típ truyện này cũng rất phổ biến ở phương Tây và ngày vẫn được nhắc lại trong các bộ phim thần thoại về chủ đề đi tìm kho báu. Sự chiến thắng rồng mang ý nghĩa chinh phục một thế lực đen tối để mang lại nguồn của cải dồi dào. Trong tư duy người phương Tây, rồng mang dáng dấp kinh sợ, doạ nạt con người. Nó có thể phun lửa và phá huỷ tất cả. Sức mạnh của rồng ở trong miệng và đuôi của nó. Các câu chuyện về rồng bay lên lúc đêm và có khả năng khạc ra lửa rất phổ biến ở Na Uy, Đan Mạch,
nguon tai.lieu . vn