Xem mẫu

  1. Hình thức dạy học nội khoá và ngoại khoá - Dạy học nội khoá: những bài học, những hoạt động được ghi cụ thể trong chương trình, trong kế hoạch gọi là hoạt động nội khoá. Có tính chất bắt buộc đối với học sinh. - Hoạt động ngoại khoá: Những hoạt động không được ghi trong chương trình, kế hoạch, không có tính chất bắt buộc, là sự tự nguyện của học sinh. - Một số hình thức dạy học ngoài lớp và ngoại khoá: * Tham quan địa lý: Nếu buổi tham quan được ghi trong chương trình thì gọi là dạy học ngoài lớp; nếu không ghi trong chương trình thì gọi là hình thức ngoại khoá. * Vai trò, ý nghĩa: + Mở rộng và hoàn thiện tri thức cho học sinh. Nó giúp cụ thể hoá những kiến thức đã học được trong sách vở, tài liệu, khắc sâu những biểu tượng. + Phát huy được tính chủ động sáng tạo, óc thẩm mỹ, hứng thú học tập, nâng cao được hiểu biết về các hoạt động sản xuất của con người. + Góp phần cải tiến phương pháp dạy học * Chuẩn bị tham quan:
  2. + Xác định đối tượng tham quan: Phải dựa vào nội dung chương trình học để xác định đối tượng cho phù hợp: tham quan gì? ở đâu? +Xác định mục đích tham quan: Để làm gì? + Xác định cách tham quan * Tiến hành tham quan: - Tham quan như thế nào để đạt được tốt nhất mục đích đề ra? Phải làm được các yêu cầu: toàn tâm, toàn ý, toàn hoạt động cho cuộc tham quan: để mắt, để chân, để tay, để tâm, để mồm tới đối tượng. Cụ thể: + Quan sát cho nhiều: Dù đang đi hay đã đến đều yêu cầu học sinh phải nhìn, quan sát. Tức là "để mắt" tới. + Đi cho nhiều: Muốn quan sát được nhiều thì chân phải đi đến. Tức là "để chân" tới. + Suy nghĩ cho nhiều: Tham quan địa lý không phải là để ngắm cảnh mà để "nhận xét" về địa lý. Vì vậy với mọi sự vật, hiện tượng địa lý luôn luôn phải đặt câu hỏi "Tại sao lại như thế"? Tức là "để tâm" tới. + Hỏi cho nhiều: Luôn lắng nghe, trao đổi, thảo luận, nếu có vấn đề gì chưa rõ, cần thắc mắc, hỏi cho rõ, tức là "để mồm" tới. + Ghi chép nhiều: Trong các cuộc tham quan, luôn mang theo mình sổ, bút, ghi chép đầy đủ những gì nhận thức được. Tức là phải “để tay” tới. * Viết thu hoạch (sắp xếp tài liệu tham quan):
  3. Những gì quan sát được, học tập được sau buổi tham quan học sinh cần viết lại thành 1 bản báo cáo, có thể giáo viên nhận xét, đánh giá, có thể mang ra trao đổi dưới hình thức thảo luận. - Những mẫu vật thu thập được, cần phân loại vì lưu trữ để phục vụ cho học lý thuyết.
nguon tai.lieu . vn