Xem mẫu

  1. HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA MELOXICAM VÀ ACETAMINOPHEN SAU PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI LỆCH
  2. HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA MELOXICAM VÀ ACETAMINOPHEN SAU PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI LỆCH TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả giảm đau của Meloxicam 15mg, Acetaminophen 1000mg sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch gần 900. Phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng so sánh theo phương pháp mù đôi. Cường độ đau sau phẫu thuật được đánh giá bằng thang VAS. Có 70 bệnh nhân nhận thuốc ngẫu nhiên và ghi nhận cường độ đau sau khi hết tê môi và liên tục trong 12 giờ sau đó. Kết quả cho thấy đỉnh đau hậu phẫu đạt được tại thời điểm hết tê môi (khoảng 3 – 3,5 giờ sau khi kết thúc phẫu thuật), Meloxicam 15mg có hiệu quả giảm đau mạnh hơn có ý nghĩa thống kê (p
  3. Kết luận: chưa ghi nhận tác dụng phụ khi dùng Meloxicam và Acetaminophen với liều đề nghị kiểm soát đau sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới lệch gần 900. ABSTRACT Objective: The aim of this study was to comparative the efficacy of two analgesics (Meloxicam, Acetaminophen) in pain control after the removal of horizontal impacted third molar surgery under local anaesthesia. Method: A randomized, double-blind, prospective trial was performed. Pain intensity was measured on 100mm visual analogue scales (VAS). 70 patients were assigned randomly to receive drug. Result: Patients recorded their pain intensity after the ending of numbness of the lip and hourly thereafter for 12 hours. The result from the study suggest that hyperalgic peak is reaches in the early post-operative period (3 – 3.5 hours after surgery). Conclusion: Meloxicam 15 mg showed a better analgesic effect in comparison to Acetaminophen 1000mg and there was no difference in the incidence of secondary effects between the 2 groups.
  4. MỞ ĐẦU Đau sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới từ lâu đã trở thành ấn tượng gây lo sợ trong tâm trí mọi người. Các bác sĩ đã dùng nhiều loại thuốc giảm đau để chế ngự cơn đau hậu phẫu này, thông dụng nhất là Paracetamol và hiện nay có khuynh hướng dùng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) với tác dụng kép giảm đau và ức chế viêm. Nghiên cứu gần đây tại Kho a Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Tp.HCM so sánh hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật nhổ răng khôn của Nimesulide (2002), Acid Mefenamid (2003) với Paracetamol cho thấy tác dụng giảm đau hậu phẫu vượt trội của các NSAIDs. Tuy nhiên do thời gian bán hủy ngắn nên tác dụng giảm đau sau một liều của hai thuốc trên không dài, vì vậy bệnh nhân phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày. Trong các thế hệ NSAIDs mới, Meloxicam có thời gian bán hủy dài, ức chế chọn lọc men chuyển cyclo-oxygenase II (COX2) nên được cho là có hiệu quả giảm đau mạnh và kéo dài đồng thời hạn chế nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, thận và quá trình đông máu. Chính vì thế, nghiên cứu này nhằm các mục tiêu sau:
  5. - Xác định diễn biến của cơn đau sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới lệch gần 900 dưới tác dụng giảm đau của Meloxicam và Acetaminophen. - Đánh giá hiệu quả giảm đau của Meloxicam 15mg và 7,5mg so với Acetaminophen 1000mg và 500mg sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới lệch gần 900. - Ghi nhận một số tác dụng phụ của Meloxicam và Acetaminophen với liều lượng giảm đau cho sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới lệch. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu - 70 bệnh nhân (18-40 tuổi) ở cả hai phái, có chỉ định và nhu cầu nhổ răng khôn hàm dưới lệch gần 900 tại bộ môn Nhổ Răng-Tiểu Phẫu Thuật, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Tp. HCM. - Không chọn vào nghiên cứu những bệnh nhân: Đang d ùng một loại thuốc giảm đau khác; đang điều trị với các thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống đông máu; có tiền sử dị ứng thuốc hoặc dị ứng với các loại NSAIDs; có tiền sử xuất huyết dạ dày, tá tràng; có tiền sử bệnh gan, thận, rối loạn
  6. chuyển hóa; có thai hoặc đang cho con bú, đang có tình trạng nhiễm trùng tại chỗ. - Loại khỏi nghiên cứu những trường hợp bệnh nhân không cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết hoặc cung cấp thông tin mơ hồ, thiếu chính xác Vật liệu nghiên cứu Mobic (Meloxicam) viên nén 7,5 mg (Boehringer Ingelheim); Paracetamol (Acetaminophen) viên nén 500 mg (Biochemie). Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng so sánh theo phương pháp mù đôi Mã hóa thuốc: “thuốc chính” gồm 35 phần thuốc Mobic và 35 phần thuốc Paracetamol (mỗi phần 3 viên) cho vào 70 hộp thuốc màu xanh, đánh số ngẫu nhiên các hộp thuốc từ 1 đến 70 và ghi nhận các số tương ứng với các loại thuốc; sau cùng dán kín các hộp thuốc. “thuốc dự trữ” gồm 70 phần Paracetamol (3 viên/phần) cho vào các hộp thuốc màu trắng có nhãn và dán kín.
  7. Thực hiện nghiên cứu Trước can thiệp Bệnh nhân được khám tổng quát, xét nghiệm thường qui, chụp phim quanh chóp; được nghiên cứu viên hướng dẫn cách thức tham gia, ký tên vào mẫu đồng ý và xác nhận các tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. Mỗi bệnh nhân được trao một hộp thuốc chính (chọn ngẫu nhiên), một hộp thuốc dự trữ, một phiếu hướng dẫn bệnh nhân, và một phiếu đánh giá đau. Trong khi can thiệp Một phẫu thuật viên thực hiện tất cả các ca theo cùng một trình tự phẫu thuật và ghi nhận: - Tổng liều thuốc tê (ml) được dùng cho mỗi trường hợp. - Thời gian gây tê (phút), thời gian bắt đầu phẫu thuật (phút). - Thời gian phẫu thuật (phút) tính từ lúc bắt đầu rạch niêm mạc đến khi khâu xong.
  8. Định mức độ máu chảy Có 3 mức độ (nhiều-trung bình-ít), tương ứng điểm 3-2-1 ghi nhận theo kinh nghiệm của phẫu thuật viên về lượng dịch hút trung bình. Định mức độ chấn thương Có 3 mức độ (nhiều-trung bình-ít), tương ứng điểm 3-2-1 dựa vào chiều sâu, chiều dài và bề dày của rãnh xương mặt ngoài: - Ít: rãnh sâu 5mm, rộng 1mm, từ góc ngoài-gần đến góc ngoài-xa răng 8. - Nhiều: rãnh sâu >5mm, rộng >1mm, đến tận mặt xa của răng cần nhổ. Sau can thiệp Tất cả các bệnh nhân đều được dùng kháng sinh Amoxicilin 500mg, 1 viên x3 lần/ngàyx 5ngày. Về nhà bệnh nhân tự ghi nhận
  9. + Thời điểm (giờ, phút) hết cảm giác tê môi và cảm nhận đau lúc đó theo thang đánh giá đau tương đồng nhìn được (VAS) 100mm + Thời điểm uống thuốc và theo dõi sự thay đổi mức độ đau mỗi giờ trong vòng 12 giờ tính từ lúc uống 2 viên thuốc đầu tiên (trong hộp thuốc chính) bằng cách lần lượt đánh dấu vào 12 thước đo VAS trong phiếu đánh giá đau. Sau liều đầu, nếu có nhu cầu, bệnh nhân sẽ uống tiếp viên thuốc còn lại trong hộp thuốc chính. Tương tự nếu còn đau, bệnh nhân dùng tiếp hộp thuốc dự trữ (mỗi lần 1 viên), ghi nhận thời điểm uống các viên thuốc này, đánh giá mức độ đau trên các thước đo VAS còn lại cho đến hết 12 giờ. Sau 12 giờ, nếu còn đau bệnh nhân tiếp tục dùng thêm thuốc trong hộp thuốc dự trữ nhưng không cần ghi nhận thêm thông tin. Nếu hết 5 liều mà vẫn còn đau, bệnh nhân được dùng thuốc giảm đau cứu trợ. Khi hết đau hoàn toàn, bệnh nhân tổng kết số viên thuốc đã dùng trong 2 hộp thuốc, đồng thời ghi nhận tác dụng phụ (nếu có). Đánh giá kết quả: Đánh giá hiệu quả giảm đau của thuốc: Đánh giá cường độ đau trước và sau khi uống thuốc dựa trên: * Thang đánh giá cường độ đau tương đồng nhìn được (VAS) 100mm.
  10. Những chỉ số sau: D0 : Cường độ đau trước lúc uống thuốc Dn : Cường độ đau mỗi giờ sau khi uống liều thuốc đầu tiên (n: 1 - 12) DLiều : Trung bình cường độ đau sau khi uống một liều thuốc (tính từ sau khi uống thuốc đến khi uống liều thuốc tiếp theo hoặc tính đến hết 12 giờ nếu không uống thêm thuốc sau liều này). D0 – DLiều Hiệu quả giảm * đau của mỗi liều = 100 D 0 Xử lý và phân tích số liệu Sử dụng chương trình SPSS12.0 để phân tích số liệu. Dùng t-test để so sánh kết quả định lượng và test Mann-Whitney để so sánh kết quả định tính giữa 2 nhóm. KẾT QUẢ
  11. Số liệu về bệnh nhân Tỷ lệ nam và nữ tham gia vào hai nhóm thuốc được biểu diễn ở biểu đồ 1 Bảng 1: Tuổi và cân nặng trung bình của bệnh nhân X Acetaminophen Meloxicam p Tuổi 25,5 ± 5,31 26,0 ± 5,06 0,671 Nam 61,79 ± 0,42 59,36 ± 7,64 10,46 8 Cân nặng Nữ 46,58 ± 0,50 47,88 ± 4,97 5,19 2
  12. Biểu đồ 1: Tỷ lệ Nam và nữ tham gia vào hai nhóm thuốc Số liệu về phẫu thuật Liều lượng thuốc tê cho tất cả các ca nghiên cứu đều là 3,6 ml. Bảng 2: Thời gian tê và thời gian phẫu thuật trung bình (phút) Acetaminophen Meloxicam p X Thời 229,35 ± 198,86 ± 53,45 0,327 gian tê 173,84
  13. Thời 15,06 ± gian phẫu 14,66 ± 5,05 0,801 7,87 thuật Bảng 3: Mức độ chảy máu và mức độ chấn thương Acetaminophe Meloxica p Số bệnh nhân n (n = 35) m (n = 31) Nhiề 2 1 u Mứ 0,45 c độ chảy Trun 31 27 4 máu g bình Ít 2 3 Nhiề 12 13 0,69 Mứ c độ chấn u 3
  14. thương Trun 23 18 g bình Ít 0 0 Số bệnh nhân dùng thuốc ở mỗi liều Bảng 4: Số bệnh nhân tham gia vào mỗi liều: n (%) Acetaminophen Meloxicam 35 (100%) 31 (100%) Liều 1 Liều 21 (60%) 14 2 (45,16%) 7 (20%) 2 (6,45%) Liều 3
  15. Liều 4 (11,43%) 0 4 Diễn tiến đau sau phẫu thuật răng khôn: Bảng 5: Cường độ đau mỗi giờ trong vòng 12 giờ đánh giá đau (mm) Acetaminophen Meloxicam p X
  16. Acetaminophen Meloxicam p X D0 41,29 ± 21,92 50,98 ± 0,063 19,46 D1 28,45 ± 25,38 38,71 ± 0,078 20,45 D2 25,63 ± 24,76 30,95 ± 0,361 21,77 D3 20,35 ± 18,27 22,37 ± 0,684 21,88 D4 19,74 ± 18,02 17,66 ± 0,635 17,32 D5 18,70 ± 18,44 15,01 ± 0,373 14,39
  17. Acetaminophen Meloxicam p X D6 21,44 ± 20,61 15,25 ± 0,173 15,25 0,003** D7 22,83 ± 21,07 10,24 ± 10,24 0,000** D8 22,07 ± 20,02 8,07 ± 8,07 0,003** D9 21,59 ± 20,48 8,67 ± 8,67 0,014* D10 19,58 ± 18,85 8,89 ± 8,89 0,025* D11 15,21 ± 15,21 7,95 ± 7,95 0,025* D12 14,84 ± 14,84 7,51 ± 7,51 Hiệu quả giảm đau của Meloxicam & Acetaminophen Hiệu quả giảm đau của các liều thuốc:
  18. Bảng.6: Hiệu quả giảm đau của các liều thuốc Hiệu quả giảm Acetaminophen Meloxicam p đau (%) Liều 25,74 55,91 0,042 1 Liều 51,96 67,65 0,134 2 Thời gian dùng liều thuốc thứ 2 Nhóm Acetaminophen, 66,67% bệnh nhân dùng liều 2 trong vòng 6 giờ sau khi hết tê và sau 6 giờ có 33,33% bệnh nhân uống thêm thuốc. Nhóm Meloxicam, có 35,71% bệnh nhân dùng thêm liều 2 trong vòng 5 giờ đầu và 64,29% dùng liều 2 kể giờ thứ 6 trở đi. Liều thuốc trung bình
  19. 12 giờ sau khi hết tê: dùng trung bình 2,45 viên thuốc Mobic hoặc 2,94 viên Paracetamol. Lượng thuốc dự trữ đã dùng để giảm đau hoàn toàn: nhóm Meloxicam, dùng thêm trung bình 0,33 viên và nhóm Acetaminophen là 0,65 viên. Tác dụng phụ Nhóm dùng Meloxicam một bệnh nhân có cảm giác buồn ngủ sau khi dùng thuốc, một bệnh nhân có cảm giác nóng lạnh tại giờ thứ 11 sau khi dùng liều đầu tiên, một bệnh nhân có triệu chứng quặn bụng, tiêu chảy sau khi dùng liều đầu, một bệnh nhân thấy xuất hiện mẩn đỏ trên hai tay sau khi dùng liều thuốc thứ 2. Nhóm dùng Acetaminophen có hai bệnh nhân bị sốt nhẹ (380C) sau khi dùng liều thuốc thứ 2, một bệnh nhân thấy xuất hiện mụn nước rải rác ở tay, chân gây cảm giác ngứa sau khi dùng liều đầu, một bệnh nhân có cảm giác nhức đầu trong quá trình dùng thuốc. BÀN LUẬN Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đau sau nhổ răng Yếu tố tâm lý và phái tính
  20. Đa số các tác giả cho rằng yếu tố phái tính ảnh hưởng đến cường độ đau và nữ thường có ngưỡng đau thấp hơn nam. Tuy nhiên cũng có tác giả cho rằng nữ chịu đau tốt hơn nam. Để tránh ảnh hưởng của yếu tố này, Lê Đức Lánh – Nguyễn Thị Bích Lý và Huỳnh Anh Lan – Trần Ngọc Liên đã tự cân đối tỷ lệ nam – nữ giữa hai nhóm bệnh nhân. Trong nghiên cứu này, do chọn mẫu thuận tiện và sử dụng phương pháp mù đôi nên số nam và nữ được phân bố ngẫu nhiên vào hai nhóm. Nhóm Meloxicam có tỷ lệ nữ ít hơn nhóm Acetaminophen (biểu đồ 1); tuy nhiên, sự khác biệt tỷ lệ này không tạo ra sự khác biệt cường độ đau sau khi hết tê (p > 0,05) giữa hai nhóm nên không ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả giảm đau của thuốc. Yếu tố tuổi và thể trọng Theo Peterson, tuổi và thể trọng có ảnh hưởng rất lớn đến cảm nhận đau của bệnh nhân. Tuổi và cân nặng trong nghiên cứu này khá tập trung, giúp tránh được sự khác biệt về cảm nhận đau sau phẫu thuật giữa hai nhóm bệnh nhân . Thuốc tê Nghiên cứu sử dụng cùng loại thuốc tê Lidocaine 2% có Adrenaline 1/100000, với liều lượng 3,6ml cho tất cả các ca phẫu thuật. Không có sự
nguon tai.lieu . vn