Xem mẫu

  1. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ Khái niệm và phân loại hiệu quả đầu tư Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế­xã   hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một   thời kì nhất định. Để đáp ứng nhu càc quản lý và nghiên cứu thì có thể phân loại hiệu quả đầu tư theo các tiêu   thức sau đây: Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội có hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả kĩ  thuật hiệu quả quốc phòng. Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả, có hiệu quả đầu tư của từng dự án, từng doanh   nghiệp, từng ngành, địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Theo phạm vi lợi ích có hiệu quả  tài chính và hiệu quả  kinh tế­xã hội .Hiệu quả  tài   chính là hiệu quả  kinh tế  được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp cũng hiệu  quả kinh tế­xã hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh   tế. Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp và hiệu quả  gián  tiếp. Theo cách tính toán, có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối .Hiệu quả tuyệt đối  là hiệu quả được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí. Cũng hiệu quả tương đối  được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư Hiệu quả  tài chính (Etc) của hoạt động đầu tư  là mức độ  đáp  ứng nhu cầu phát triển hoạt   động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ  sở  sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên cơ sở vốn đầu tư mà cơ sở đó sử dụng so với các ki khác,   các cơ sở khác hoặc so với định mức chung.
  2. Etc được coi là hiệu quả khi Etc >Etc0. Trong đó: Etc0 – chỉ tiêu hiệu quả tài chính định mức, hoặc của các kỳ khác mà cơ sở đạt được chọn làm  cơ sở so sánh, hoặc của đơn vị khác đạt tiêu chuẩn hiệu quả. Để đánh giá hiệu quả tài chính chúng ta phải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu. Mỗi một chỉ  tiêu phản ánh một khía cạnh của hiệu quả  và sử  dụng trong những điều kiện   nhất định. Các chỉ tiêu này được xét trên hai phương diện khác nhau là đối với dự án đầu tư  và đối với doanh nghiệp thực hiện đầu tư. * Đối với dự án đầu tư: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư bao gồm: Chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tuyệt đối của dự án đầu tư. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần tinh cho   từng năm của đời dự  án, phản ánh hiệu quả  hoạt động trong từng năm của đời dự  án. Chỉ  tiêu thu nhập thuần phản ánh hiệu quả hoạt động của toàn bộ công cuộc đầu tư .Các chỉ tiêu  này phải được tính chuyển về mặt bằng tiền tệ theo thời gian. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư: Trong đó: RRi là mức sinh lời của vốn đầu tư năm i Wipv là lợi nhuận năm I tính chuyển về thời điểm hiện tại . Iv0 là vốn đầu tư tại thời điểm hiện tại (tại thời điểm dự án bắt đầu hoạt động) Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thu được từng năm trên một đơn vị vốn đầu tư (1000đ,   1000000đ,…).
  3. Trong đó: NPV ­ là thu nhập thuần tính về thời điểm hiện tại . Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập thuần tính cho một đơn vị vốn đầu tư. Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư (T) Chỉ tiêu này cho biết thời gian ma dự án cần hoạt động để thu hồi vốn đầu tư đó bỏ ra từ lợi  nhuận và khấu hao thu được hàng năm . Dự án có hiệu quả khi T==r giới hạn. Tỷ suất giới hạn được xác định căn cứ vào cấc   ngườn vốn huy động của dự án .Chẳng hạn dự án vay vốn đầu tư thỡ tỷ suất giới hạn là lãi   suất vay; nếu sử dụng vốn tự có để  đầu tư  thi tỷ  suất giới hạn là mực chi phí cơ  hội của   vốn; nếu huy động vốn từ  nhiều nguồn, tỷ suất giới hạn là tỷ  suất bình quân từ  các nguồn  huy động v.v… * Đối với doanh nghiệp thực hiện đầu tư: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được tính như sau: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư: Tính cho từng năm: Trong đó: Wi là lợi nhuận thuần của dự án j
  4. với j=1,2,…,m là tổng lợi nhuận thuần của các dự án hoạt động năm i . Ivb là vốn đầu tư thực hiện trong năm i của doanh nghiệp . Ivr là vốn đầu tư thực hiện chưa phát huy tác dụng ở cuối năm của doanh nghiệp. Ive là vốn đầu tư phát huy tác dụng ở cuối năm i. Tính bình quân: Trong đó: là vốn đầu tư được phát huy tác dụng bình quân năm thời kỳ nghiên cứu tính theo   mặt bằng với lợi nhuận thuần . là lợi nhuận bình quân năm của thời kỳ nghiên cứu tính theo giá trị ở mặt bằng hiện   tại của tất cả các dự án hoạt động trong kỳ . Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư giảm kỳ nghiên cứu (t) so với kỳ trước (t­1): K là hệ số mức ảnh hưởng của đầu tư. Chỉ tiêu mức tăng năng suất lao động của từng năm hoặc bình quân năm thời kỳ so trước thời  kỳ do đầu tư:
  5. Trong đó: là mức tăng năng suất lao động bình quõn năm thời kỳ t so với thời kỳ t­1. là mức tăng năng suất lao động năm i so với năm i­1. Các chỉ tiiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ­ xã hội Giá trị gia tăng thuần túy ký hiệu là NVA (Net value added): Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế ­xã hội của hoạt động đầu tư .NVA là mức   chêng lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. Công thức tính toán như sau: Trong đó NVA lá giá trị gia tăng thuần túy do đầu tư mang lại . O(Output) là giá trị đầu ra của dự án . MI (Material input) là giá trị  đầu vào vật chất thường xuyên và dịch vụ  mua ngoài theo yêu   cầu để đạt được đầu ra trên . Iv là vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua máy móc, thiết bị … NVA bao gồm 2 yếu tố:chi phí trực tiếp trả  cho người lao động ký hiệu là Wg(wage) (tiền  lương, tiền thưởng kể cả phụ cấp ).Và thặng dư xã hội ký hiệu là SS (social surplus).Thặng   dư xã hội thể hiện thu nhập của xã hội từ  dự  án thông qua thuế  gián thu, trả  lời vay, lãi cổ  phần, đóng bảo hiểm, thuê đất, tiền mua phát minh sáng chế … Đối với các dự án có liên quan đền các yếu tố nước ngoài (liên doanh, vay vốn từ bên ngoài,  thuê lao động nước ngoài ), thì gá trị  gia tăng thuần túy quốc gia (tíng cho cả  đời dự  án  (NNVA) được tính như sau :
  6. Trong đó: PR là giá tri gia tăng thuần túy được chuyển ra nước ngoài. Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án: Ở đây bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động có việc làm ở các   dự  án khác được thực hiện do do đòi hỏi của sự  án đang được xem xét. Trong khi tạo việc   làm cho một số  lao động, thì sự  hoạt động của dự  án mới cũng có thể  làm cho một số  lao  động  ở  các cơ  sở  sản xuất kinh doanh khác bị  mất việc do các cơ  sở  này không cạnh tranh   nổi với sản phẩm của dự án mà phải thu hẹp sản xuất. trong số những lao động của dự án,   có thể có một số là người nước ngoài. Do đó số lao động của đất nước có việc làm từ việc  sẽ  chỉ  bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp phục vụ  cho dự  án, trừ  đi số  lao  động mất việc ở các cơ sở có liên quan và số người nước ngoài làm việc cho dự án. Chỉ tiêu mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư: Chỉ tiêu này phản ánh tác động điều tiết thu nhập giữa các nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ.   Để xác định chỉ tiêu này trước hết phải xác định nhóm dân cư hoặc vùng được phân phối giá   trị  tăng thêm (NNVA) của dự án. Sau đó xác định phần giá trị  tăng thêm do dự  án tạo ra mà   nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ  thu được. Cuối cùng tính chỉ  tiêu tỷ  lệ  giỏ  trị  gia tăng của   mỗi nhóm dân cư  hoặc mỗi vùng lãnh thổ  thu được trong tổng giá trị  gia tăng  ở  năm hoạt   đông bình thường của dự án.
nguon tai.lieu . vn