Xem mẫu

  1. Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng Công nghệ sinh học trong nông nghiệp BÁO CÁO TÓM TẮT BÁO CÁO SỐ 39 Hiện trạng cây trồng chuyển gien/CNSH năm 2008 Tác giả CLIVE JAMES Người sáng lập và Chủ tịch Ban điều hành của ISAAA Số 39 – 2008
  2. Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008 Các nhà đồng tài trợ Fondazione Bussolera-Branca, Italy Ibercaja, Tây Ban Nha ISAAA ISAAA xin gửi lời cám ơn chân thành tới Bussolera-Branca và Ibercaja đã hỗ trợ việc chuẩn bị cho Bản báo cáo tóm tắt này và phân phát miễn phí đến các nước đang phát triển. Mục đích của bản báo cáo tóm tắt này là nhằm cung cấp thông tin về cây trồng sinh học cho cộng đồng khoa học và xã hội ………….. liên quan đến vai trò tiềm năng trong việc đóng góp vào vấn đề an ninh toàn cầu về lương thực, thức ăn chăn nuôi và chất xơ và vì một nền nông nghiệp ổn định hơn. Tác giả bản báo cáo này, không phải các nhà đồng tài trợ, sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về các thông tin trong bản xuất bản này và bất kỳ lỗi nào do bỏ sót hay dịch sai. Nhà xuất bản Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) Bản quyền ISAAA 2008. Bảo lưu mọi quyền. ISAAA khuyến khích việc chia sẻ thông tin trên toàn cầu về bản báo cáo tóm tắt số 39, không phần nào trong bản xuất bản này được phép sao chép dưới bất kỳ hình thức nào hoặc phương tiện nào, điện tử hay máy móc, bằng cách photo, thu âm hay các cách khác khi chưa được sự cho phép của ISAAA. Việc sao chép toàn bộ bản báo cáo này, hay các phần cho mục đích giáo dục hoặc không vì mục đích thương mại được khuyến khích với sự xác nhận và cho phép của ISAAA. Trích dẫn James, Clive, 2008. Tình trạng cây trồng công nghệ sinh học/ cây chuyển gen (GM) được đưa vào thương mại hoá trên toàn cầu năm 2008. Bản báo cáo tóm tắt số 39 của ISAAA, Ithaca, NY. ISBN 978-1-892456-44-3 Xuất bản và giá Xin liên hệ trung tâm ISAAA tại Đông Nam Á để nhận bản photo theo điạ chỉ publications@isaaa.org. Mua trên mạng tại http://www.isaaa.org để nhận bản cứng toàn bộ Bản báo cáo tóm tắt số 39, bản tóm tắt và cuốn Tính trạng đặc biệt “Khả năng chịu hạn của giống ngô: Thực tế mới được phát hiện” – tác giả: giáo sư Greg O. Edmeades, giá US$50 bao gồm chi phí vận chuyển bằng đường bưu điện. Xuất bản miễn phí cho các nước đang phát triển. Thông tin về ISAAA Để có thông tin về ISAAA, liên hệ trung tâm gần nhất: Trung tâm ISAAA Trung tâm ISAAA Trung tâm ISAAA tại Châu Mỹ tại Châu Phi tại Đông Nam Á 417 Bradfield Hall c/o CIP c/o IRRI Đại học Cornel PO 25171 DAPO Box 7777 Ithaca NY 14853. Nairobi Metro Manila USA Kenya Philippines Liên hệ Gửi email đến info@isaaa.org Thông tin về tất cả các bản báo cáo tóm tắt của ISAAA, xem tại website http://www.isaaa.org 2
  3. Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008 Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008 13 năm đầu tiên được đưa vào thương mại hóa (1996 - 2008) Giới thiệu Bản báo cáo tóm tắt này tập trung vào những điểm đáng chú ý của cây trồng CNSH trong năm 2008, thông tin đầy đủ được đề cập trong báo cáo tóm tắt số 39. Báo cáo cũng đồng thời cung cấp thêm thông tin cho độc giả về các giống ngô chuyển gien và giống ngô thông thường có khả năng chịu hạn. Nhờ những lợi ích to lớn và lâu dài cho môi trường, kinh tế và phúc lợi xã hội, cây trồng CNSH tiếp tục được trồng rộng rãi trong năm 2008, năm thứ 13 được đưa vào thương mại hoá trên thị trường. Đã có nhiều tiến triển trên một số phương diện quan trọng trong năm 2008, đáng chú ý là số nước trồng cây trồng sinh học trên toàn cầu nhiều hơn; những tiến bộ đáng kể ở Châu phi nơi gặp nhiều khó khăn nhất; việc gia tăng áp dụng các cây trồng CNSH đa tính trạng (stacked trait); việc đưa vào giới thiệu các cây trồng sinh học mới. Đây là những diễn biến rất quan trọng cho thấy cây trồng sinh học đang góp phần tích cực vào việc giải quyết những thách thức chính mà xã hội toàn cầu đang phải đối mặt, bao gồm: an ninh lương thực, giá lương thực tăng cao; phát triển bền vững; xoá đói giảm nghèo và việc hạn chế những thách thức do sự thay đổi khí hậu gây nên. Số nước trồng cây trồng sinh học đã lên tới con số 25 - một mốc lịch sử - một làn sóng mới về việc đưa cây trồng sinh học vào canh tác, góp phần vào sự tăng trưởng rộng khắp toàn cầu và gia tăng đáng kể tổng diện tích trồng cây trồng chuyển gien trên toàn thế giới. Cần chú ý rằng trong năm 2008, số nước trồng cây CNSH đã lên tới 25 nước, một mốc kỷ lục mới (Bảng 1 và Đồ thị 1). Số lượng các nước trồng cây CNSH liên tục tăng kể từ khi được đưa vào thương mại hoá trên thị trường, từ 6 nước năm 1996 – năm đầu tiên cây CNSH được đưa vào canh tác – lên đến 18 nước năm 2003 và 25 nước năm 2009. Làn sóng ứng dụng CNSH này do một số yếu tố thúc đẩy như: số nước trồng cây CNSH gia tăng (thêm 3 nước trong năm 2008), châu Phi đạt được những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực CNSH từ 1 nước năm 2007 lên tới 3 nước năm 2008 (Bên cạnh Nam phi có thêm Burkina Faso và Ai Cập đưa cây trồng CNSH vào canh tác), Bolivia lần đầu tiên trồng đậu tương chuyển gien, các nước đã trồng cây CNSH tiếp tục trồng thêm những giống cây mới (Braxin trồng ngô Bt, Australia trồng cải canola chuyển gien, Mỹ và Canada cũng bắt đầu sử dụng củ cải đường CNSH), gia tăng việc sử dụng tính trạng tổng hợp ở cây ngô và bông, đưa số nước triển khai tính trạng này lên 10 nước. Làn sóng ứng dụng giống cây trồng đa tính trạng mới này nối tiếp với làn sóng trồng cây CNSH đầu tiên, tạo nên sự phát triển nhanh chóng của cây trồng CNSH trên toàn thế giới. Trong năm 2008, tổng diện tích đất trồng cây CNSH trên toàn thế giới từ trước tới nay đã đạt mức 2 tỉ mẫu Anh (tương đương với 800 triệu ha), sau khi đạt con số 1 tỉ mẫu Anh vào năm 2005 thì chỉ mất có 3 năm để diện tích trồng cây CNSH đạt thêm 1 tỷ mẫu tiếp theo. Năm 2008, số nước đang phát triển canh tác cây CNSH đã vượt số nước phát triển 3
  4. Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008 trồng loại cây này (15 nước đang phát triển so với 10 nước công nghiệp), dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới số nước trồng cây CNSH lên tới 40 vào năm 2015 - năm cuối của thập niên thứ 2 cây trồng CNSH được đưa vào canh tác. Năm 2015 cũng là hạn chót để đạt được Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ MDG - toàn thế giới cùng hành động để làm giảm 1 nửa số người nghèo đói - mà cây trồng CNSH là một giải pháp thích hợp và quan trọng có thể đóng góp cho mục tiêu nhân đạo quan trọng này. Những tiến bộ ở châu Phi - lần đầu tiên 2 nước Ai Cập và Burkina Faso trồng cây CNSH Bảng 1. Diện tích trồng cây CNSH trên toàn cầu năm 2008: phân theo nước (triệu ha) Thứ tự Nước Diện tích Loại cây CNSH được canh tác (Triệu ha) 1* Hoa kỳ* 62,5 Đậu tương, ngô, bông, cải dầu canola, bí đỏ, đu đủ, cỏ alfalfa, củ cải đường. 2* Achentina* 21,0 Đậu tương, ngô, bông 3* Braxin* 15,8 Đậu tương, ngô, bông 4* Ấn Độ* 7,6 Bông 5* Canada* 7,6 Cải dầu canola, ngô, đậu tương, củ cải đường 6* Trung Quốc* 3,8 Bông, cà chua, dương, petunia, đu đủ, ớt ngọt 7* Paraguay* 2,7 Đậu tương 8* Nam Phi* 1,8 Ngô, đậu tương, bông 9* Uruguay* 0,7 Đậu tương, ngô 10* Bolivia* 0,6 Đậu tương 11* Philippine* 0,4 Ngô 12* Ôxtralia* 0,2 Bông, cải dầu canola, hướng dương 13* Mê xi cô* 0,1 Bông, đậu tương 14* Tây ban Nha* 0,1 Ngô 15 Chile
  5. Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008 (1996 - 2007), Nam Phi là nước duy nhất ở châu Phi hưởng lợi từ việc thương mại hoá cây trồng CNSH. Châu Phi hiện đang bị coi là châu lục khó ứng dụng và chấp thuận cây CNSH nhất. Vì thế, việc lần đầu tiên Burkina Faso trồng 8.500 ha bông Bt và Ai Cập trồng 700 ha ngô Bt có tầm quan trọng đặc biệt ở châu lục này. Lần đầu tiên có 3 nước tiên phong về CNSH, phân bổ trên 3 vùng chính của châu lục này: Nam Phi ở vùng Đông Nam, Burkina Faso ở Tây Phi và Ai Cập ở Bắc Phi. Vị trí địa lý chiến lược của 3 nước này sẽ góp phần phổ biến CNSH tới tất cả các nước còn lại, là mô hình, đường lối phát triển CNSH cho các nước lân cận noi theo. Hy vọng ngày càng có nhiều người nông dân châu Phi ứng dụng CNSH để họ có thể hưởng lợi từ mô hình “vừa học vừa làm”, một đặc điểm quan trọng trong sự thành công của cây bông Bt ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tháng 12 năm 2008, Kenya - một nước trồng cây CNSH quan trọng ở Đông Phi - đã thông qua Luật An toàn sinh học (chỉ còn chờ Tổng thống Kenya ký duyệt), tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng cây trồng CNSH trong nông nghiệp. Đồ thị 1. Bản đồ phân bố các nước trồng cây CNSH & các nước có diện tích trồng lớn năm 2008 5
  6. Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008 Bolivia là nước thứ 9 ở châu Mỹ La-tinh ứng dụng cây CNSH Nước thứ 3 lần đầu tiên sử dụng cây CNSH trong năm 2008 là Bolivia, quốc gia vùng An-đet của Mỹ La-tinh. Bolivia là nước sản xuất đậu tương lớn thứ 8 trên thế giới, trước đây Bolivia không cạnh tranh được với 2 nước làng giềng Braxin và Paraguay vì 2 nước này đã sử dụng giống đậu tương RR chịu thuốc diệt cỏ từ nhiều năm nay. Boliva là nước thứ 9 ở khu vực Mỹ La-tinh hưởng lợi từ việc canh tác cây trồng CNSH; các nước còn lại ở Mỹ La-tinh (xếp theo thứ tự diện tích đất trồng cây CNSH) là Argentina, Braxin, Paraguay, Uruguay, Bolivia, Mexico, Chile, Colombia và Honduras. Bolivia đã trồng 600 ngàn ha đậu tương RR trong năm 2008. Tổng diện tích đất trồng cây CNSH tiếp tục tăng mạnh trên toàn cầu trong năm 2008, đạt 125 triệu ha, hoặc 166 triệu ha (diện tích trồng tính theo tính trạng) Năm 2008, diện tích đất trồng cây CNSH tiếp tục tăng mạnh, đạt 125 triệu ha, tăng so với con số 114,3 triệu ha năm 2007. Mức tăng “ bên ngoài” đối với diện tích đất canh tác trong năm vừa qua là 10,7 triệu ha (cao thứ 6 trong 13 năm), tương đương 9,4%, trong khi “mức tăng thực tế” đơn vị chính xác hơn được tính theo “diện tích canh tác theo tính trạng” của cây trồng CNSH trên toàn thế giới năm 2008 là 22 triệu ha, tăng 15% so với năm 2007, gần gấp đôi so với “mức tăng bên ngoài” ở trên. Cách tính toàn bộ diện tích trồng cây CNSH theo đặc tính (trait hectares) cũng giống như tính số dặm bay (khi mà có trên 1 hành khách trên máy bay) một cách chính xác bằng “quãng đường tính theo hành khách/dặm hành khách” thay vì chỉ tính “quãng đường” không thôi. Nếu tính theo cách trên thì tổng diện tích đất trồng cây CNSH tính theo đặc tính năm 2008 tăng từ 143,7 triệu ha năm 2007 lên 166 triệu ha. Đúng như dự đoán, những nước mới tham gia vào cộng đồng CNSH nông nghiệp ngày càng sử dụng nhiều những giống cây CNSH đa tính trạng thay vì những giống chỉ mang tính trạng đơn lẻ như trước đây, tỉ lệ ứng dụng tính trạng tổng hợp này ở cây ngô và đậu tương đạt mức cao nhất. Cụ thể trong năm 2008, 85% trong tổng số 35,3 triệu ha trồng ngô của Mỹ là các giống ngô CNSH, 78% trong số đó là những giống lai mang từ 2 đến 3 tính trạng; chỉ có 22% còn lại là những giống lai đơn tính trạng. Ngô SmartStaxTM có chứa 8 gien quy định nhiều tính trạng khác nhau, dự kiến sẽ được đưa vào canh tác tại Mỹ từ năm 2010. Tương tự, bông CNSH cũng chiếm hơn 90% diện tích trồng bông của Hoa Kỳ, Australia và Nam Phi, tỷ lệ những giống bông nhiều tính trạng ở 3 nước này lần lượt là 75%, 81% và 83%. Rõ ràng là đặc tính tổng hợp ở cây CNSH ngày càng trở nên quan trọng và góp phần quan trọng trong việc tính mức tăng diện tích một cách chính xác theo đặc tính được triển khai cũng như diện tích trồng đơn thuần. Đáng chú ý cây trồng CNSH là công nghệ được áp dụng nhanh nhất trong nông nghiệp với diện tích đất canh tác cây CNSH tăng 74 lần từ năm 1996 đến năm 2008. Năm 2008, lần đầu tiên, tổng diện tích luỹ kế trồng cây CNSH, tính trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến 2008, vượt mức 2 tỷ mẫu (tương đương 800 triệu hecta). Phải mất 10 năm để tổng diện tích luỹ kế đạt con số 1 tỷ mẫu (tức là vào năm 2005), nhưng chỉ mất có 3 năm để diện tích luỹ kế tăng thêm 1 tỷ mẫu, đạt con số 2 tỷ mẫu năm 2008. Đặc biệt, trong số 25 6
  7. Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008 nước trồng cây trồng công nghệ sinh học, có 15 nước là các nước đang phát triển so với 10 nước là các nước công nghiệp. Tổng diện tích đất trồng cây CNSH phải mất 10 năm đầu tiên để đạt tới mốc 1 tỉ mẫu, nhưng chỉ sau 3 năm tiếp theo (2008), tổng diện tích đất trồng đã đạt mức 2 tỉ mẫu. Dự kiến tổng diện tích đất sẽ lên tới 3 tỉ mẫu Anh trong năm 2011, và sẽ đạt 4 tỉ mẫu (1,6 triệu ha) vào năm 2015, năm cuối cùng của Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Trong năm 2008, số nước trồng cây CNSH đã tăng lên thành 25 nước, bao gồm 15 nước đang phát triển và 10 nước công nghiệp. 8 nước dẫn đầu trồng hơn 1 triệu ha, sắp xếp theo diện tích giảm dần là Hoa Kỳ (62,5 triệu ha), Argentina (21 triệu ha), Braxin (15,8 triệu ha), Ấn Độ (7,6 triệu ha), Canada (7,6 triệu ha), Trung Quốc (3,8 triệu ha), Paraguay (2,7 triệu ha) và Nam Phi (1,8 triệu ha). Các nước đang phát triển đang dần nắm giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của CNSH, tiêu biểu là Ấn Độ, với tỉ lệ tăng trường năm 2008 so với 2007 là 23, giành vị trí thứ 4 của Canada trong năm 2008. 17 nước còn lại, sắp xếp theo diện tích trồng cây CNSH giảm dần là: Uruguay, Bolivia, Phillipin, Australia, Mexico, Tây Ban Nha, Chilê, Colombia, Honduras, Burkina Faso, CH Séc, Rumani, Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan, Slovakia và Ai Cập. Sự phát triển mạnh mẽ của CNSH trong năm 2008 sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của cây trồng CNSH trên toàn cầu trong thời gian tới. Chỉ từ năm 1996 đến 2008, diện tích trồng cây CNSH đã tăng gấp 74 lần, trở thành công nghệ cây trồng được áp dụng nhanh nhất trong lịch sử gần đây. Tỉ lệ này cho thấy các giống cây trồng CNSH đã phát triển tốt và mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường, xã hội... cho mọi hộ nông dân ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Tỉ lệ ứng dụng cũng cho thấy người nông dân ngày càng tin tưởng CNSH, hàng triệu người ở hơn 25 quốc gia trên thế giới đã trồng cây trồng CNSH trong nhiều năm liên tục, sau khi được chứng kiến và học hỏi kinh nghiệm từ những giống cây trồng tiên tiến này trên chính những thửa ruộng của họ hay từ những thửa ruộng lân cận. Tỉ lệ tái canh tác cây CNSH rất cao, đạt gần 100% cho thấy người nông dân rất hài lòng với cây trồng CNSH - công nghệ giúp họ quản lý cây trồng hiệu quả hơn, giảm chi phí sản xuất, cho năng suất và lợi nhuận cao, bảo vệ sức khỏe và môi trường, làm giảm số lượng thuốc trừ sâu truyền thống, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững trên thế giới. Tốc độ phát triển nhanh của cây trồng CNSH cho thấy công nghệ này mang lại nhiều lợi ích ổn định, lâu dài cho người nông dân, ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Củ cải đường RR®, giống cây CNSH mới được sử dụng ở Mỹ và Canada Năm 2008, lần đầu tiên giống củ cải đường RR chịu thuốc diệt cỏ được trồng rộng rãi ở Mỹ và một vùng nhỏ ở Canada. Ở Mỹ, diện tích trồng củ cải đường RR chiếm 59% tổng diện tích 427.246 ha trồng củ cải (tương đương với 257.975 ha), dự đoán tỉ lệ canh tác giống RR này trong năm 2009 sẽ đạt 90%, Sự thành công của củ cải đường RR sẽ thúc đẩy sự phát triển của mía CNSH - loại cây đang trong giai đoạn nghiên cứu phát triển ở một số nước trên thế giới. 5 nước gồm Ai Cập, Burkina Faso, Boliva, Braxin và Australia lần đầu tiên sử dụng những cây CNSH đã được các nước khác trồng 7
  8. Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008 Ai Cập, Burkina Faso, Boliva, Braxin và Australia lần đầu tiên sử dụng những giống cây CNSH đã được các nước khác sử dụng, như: Ai Cập bắt đầu trồng ngô Bt., Burkina Faso trồng bông Bt., Bolivia trồng đậu tương RR. Một số nước cũng lần đầu tiên sử dụng những giống cây trồng mới là Braxin trồng ngô Bt., Australia trồng cải canola CNSH. Năm 2008 việc triển khai mạnh mẽ các giống cây trồng CNSH quan trọng tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong 7 năm còn lại của thập kỷ thứ hai (từ năm 2006-2015). Năm 2008, trong số 25 nước ứng dụng CNSH, có 17 nước tiếp tục trồng ngô CNSH (giống năm 2007), 10 nước trồng đậu tương CNSH (tăng thêm 1 nước so với năm ngoái), 10 nước trồng bông CNSH (tăng thêm 1 nước) và 3 nước trồng cải canola CNSH. Ngoài ra, 2 nước là Mỹ và Trung Quốc có trồng đu đủ kháng virut, 2 nước Australia và Colombia trồng hoa cẩm chướng CNSH, ngoài ra Trung Quốc trồng cây dương (poplar) CNSH và Mỹ trồng cỏ alfalfa và bí CNSH. Tỉ lệ ứng dụng cây trồng CNSH theo giống cây trồng Đậu tương CNSH tiếp tục là giống cây chính được trồng trong năm 2008 với diện tích 65,8 triệu ha, chiếm 53% diện tích đất trồng cây CNSH trên toàn cầu, tiếp theo là ngô CNSH (37,3 triệu ha, chiếm 30%), bông CNSH (15,5 triệu ha, chiếm 12%) và cải canola chuyển gien (5,9 triệu ha, chiếm 5% diện tích đất trồng cây CNSH trên toàn cầu). Tỉ lệ ứng dụng theo tính trạng. Kể từ khi được đưa vào canh tác đại trà từ năm 1996 đến năm 2008, tính trạng chịu thuốc diệt cỏ tiếp tục là tính trạng được ứng dụng rộng rãi nhất. Năm 2008, tính trạng này được triển khai ở đậu tương, ngô, cải canola, bông và alfalfa, chiếm 63%, tương đương với 79 triệu ha tổng diện tích đất trồng cây CNSH trên toàn cầu. Trong vòng 2 năm liên tiếp, các giống cây mang 2 tính trạng và 3 tính trạng phát triển mạnh mẽ, được trồng trên diện tích lớn (26,9 triệu ha, tương đương với 22% diện tích cây trồng CNSH trên toàn cầu), nhiều hơn so với cây đơn tính trạng kháng sâu bệnh (chỉ được trồng trên diện tích 19,1 triệu ha, tương đương với 15% tổng diện tích đất). Cây đa tính trạng là nhóm cây CNSH tăng số lượng nhanh nhất trong năm 2007 và 2008, với tỉ lệ tăng trưởng 23%, cao hơn nhiều so với cây đơn tính trạng chịu thuốc diệt cỏ (tăng 9%) và kháng sâu bệnh (giảm 6%). Cây đa tính trạng - giống cây CNSH ngày càng giữu vị trí quan trọng. Đã có 10 nước trên thế giới trồng những giống cây này trong năm 2008. Cây trồng CNSH mang nhiều tính trạng ngày càng trở nên quan trọng đối với ngành nông nghiệp, sẽ trở thành xu hướng ứng dụng trong tương lai, đáp ứng các nhu cầu của người nông dân và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Hiện cây đa tính trạng đã được 10 nước trên thế giới ứng dụng, đó là Mỹ, Canada, Philipin, Australia, Mexico, Nam Phi, Honduras, Chile, Colombia và Argentina (7 nước trong số đó là nước đang phát triển), ngoài ra còn nhiều nước trên thế giới cũng sẽ sử dụng công nghệ này trong tương lai. Trong năm 2008 có 26,9 triệu ha cây trồng CNSH đa tính trạng được trồng trên toàn thế giới, tăng so với 21,8 triệu ha năm 2007. Năm vừa qua, Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về diện tích đất trồng cây CNSH đa tính trạng, với 41% trong 62,5 triệu ha đất trồng cây CNSH được bao phủ bởi những giống cây đa tính 8
  9. Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008 trạng, bao gồm 75% bông và 78% ngô. Giống ngô đa tính trạng phát triển nhanh nhất ở Hoa Kỳ là giống mang 3 tính trạng, có khả năng kháng 2 loại sâu bệnh và chịu được thuốc diệt cỏ. Ở Philippine, giống ngô 2 tính trạng kháng sâu bệnh và chịu thuốc diệt cỏ là giống có diện tích tăng cao nhất trong năm vừa qua (57%, gấp đôi so với năm 2007). Giống ngô SmartStaxTM mang 8 gien quy định nhiều tính trạng sẽ được sử dụng tại Hoa Kỳ năm 2010, có khả năng kháng nhiều loại sâu bệnh và chịu được nhiều loại thuốc diệt cỏ. Những giống đa tính trạng trong tương lai sẽ bao gồm những đặc điểm nông học như chịu thuốc diệt cỏ, chịu hạn, đồng thời mang những đặc điểm dinh dưỡng như giàu thành phần omega-3 (đậu tương) và chứa nhiều pro- Vitamin A (Gạo Vàng). Năm 2008, số nông dân trồng cây CNSH tăng thêm 1,3 triệu người, nâng tổng số người trồng cây CNSH tại 25 nước trên thế giới lên 13,3 triệu người – đáng chú ý 90% trong số đó hay 12,3 triệu người là những người nông dân sản xuất nhỏ, nghèo tài nguyên. Năm 2008, số người hưởng lợi từ cây CNSH ở 25 nước trên toàn cầu đã đạt con số 13,3 triệu người, tăng 1,3 triệu so với năm 2007. 90% trong số họ, tương đương với 12,3 triệu người, là những người nông dân sản xuất nhỏ, nghèo tài nguyên tại các nước đang phát triển; khoảng 1 triệu người còn lại là những người sở hữu trang trại lớn ở các nước công nghiệp như Hoa Kỳ và Canada, hoặc các nước đang phát triển như Argetina và Braxin. Trong số 12,3 triệu người nông dân sản xuất nhỏ, có 7,1 triệu người Trung Quốc, 5 triệu người Ấn Độ trồng bông Bt và 200 ngàn người ở các nước còn lại, bao gồm người Philippine trồng ngô CNSH, Nam Phi trồng ngô, bông và đậu tương CNSH (chủ yếu là phụ nữ) và 8 nước đang phát triển khác trồng cây CNSH. Ấn Độ là nước có số lượng người trồng cây CNSH tăng nhanh nhất trong năm vừa qua, với 1,2 triệu người tham gia trồng bông Bt, đưa diện tích trồng bông Bt lên chiếm 82% diện tích trồng bông trên toàn thế giới, tăng nhiều so với tỉ lệ 66% năm 2007. Cây trồng CNSH làm tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên toàn cầu. Cây trồng CNSH có tiềm năng rất lớn, góp phần vào sự thành công của Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ - giảm 50% số người nghèo đói trên toàn thế giới vào năm 2015. Có hơn 10 triệu người nông dân Trung Quốc được hưởng lợi gián tiếp từ bông Bt Theo nghiên cứu của Wu và các đồng nghiệp tiến hành trong năm 2008, trồng bông Bt ở 6 tỉnh phía Bắc Trung Quốc để kiểm soát sâu hại quả bông bollworm hại bông đã làm giảm 10 lần sự phá hoại của bollworm trên các giống cây trồng khác ngoài cây bông, là nơi trú ẩn cho sâu bollworm , bao gồm ngô, đậu tương, lúa mỳ, lạc, rau … Có 5 triệu người nông dân trồng bông Bt được hưởng lợi từ giống cây này, nhưng số người được hưởng lợi gián tiếp từ bông Bt lên tới hơn 10 triệu người. Nghiên cứu của Wu và các đồng nghiệp có 2 điểm quan trọng. Thứ nhất, bông Bt có thể có tầm ảnh hưởng lớn hơn và rộng hơn nhiều so với những tác động đã biết. Thứ hai, kết quả của nghiên cứu mở ra hướng ứng dụng sang các nước khác, như Ấn Độ, vì người nông dân ở đây cũng có biện pháp trồng xen kẽ các giống cây trồng, đồng thời họ cũng dùng bông Bt để kiểm soát sâu bollworm. 9
  10. Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008 Cây trồng CNSH làm tăng thu nhập và tăng chất lượng cuộc sống của những người nông dân sản xuất nhỏ và gia đình của họ, góp phần xoá đói giảm nghèo – Nghiên cứu trường hợp các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và Philippine. Ấn Độ: Ở Ấn Độ có 5 triệu người nông dân hưởng lợi từ bông Bt (tăng lên từ 3,8 triệu người năm 2007) tỉ lệ sử dụng bông Bt là 82%. Lợi nhuận bông Bt mang lại thay đổi tuỳ theo mức độ lây nhiễm của sâu bệnh ở các khu vực và tại các thời điểm trong năm. Tuy nhiên, lợi ích trung bình mà cây CNSH mang lại cho người nông dân là: năng suất tăng 31%, lượng thuốc trừ sâu giảm 39%, lợi nhuận tăng 88% tương đương 250 USD/ha. Ngoài ra, người nông dân trồng bông Bt và gia đình của họ còn được hưởng những lợi ích khác như: phụ nữ được chăm sóc sức khỏe sinh sản, trẻ em được tới trường, được tiêm chủng… Trung Quốc: Theo nghiên cứu của Trung tâm chính sách nông nghiệp Trung Quốc (CCAP), bông Bt đã mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân Trung Quốc, như tăng năng suất thêm 9,6%, giảm 60% lượng thuốc trừ sâu sử dụng, có lợi trực tiếp cho môi trường và sức khỏe con người, làm tăng thu nhập cho người nông dân thêm 220USD/ha, cải thiện đáng kể đời sống của họ (nhiều người trồng bông có thu nhập dưới 1USD/ngày). Trong năm 2008 đã có 7,1 triệu người Trung Quốc hưởng lợi từ bông Bt. Nam Phi: Năm 2005, các nhà khoa học Nam Phi đã tiến hành nghiên cứu về lợi ích của ngô CNSH, với sự tham gia của 368 người nông dân sản xuất nhỏ và 33 chủ trang trại, sau này chia thành 2 nhóm: nhóm trồng ngô ở vùng khô hạn và nhóm trồng ở vùng đầy đủ nước. Số liệu của nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện được tưới đầy đủ nước, ngô Bt cho năng suất cao hơn 11% (cho thu hoạch khoảng 10,9 đến 12,1 tấn/ha), giảm 18USD thuốc trừ sâu trên mỗi ha, làm giảm 60% chi phí sản xuất, tăng thu nhập 117USD/ha cho người nông dân. Trong điều kiện mưa nhiều, ngô Bt cho thu hoạch cao hơn 11% (khoảng 3,1 đến 3,4 tấn), giảm 7USD thuốc trừ sâu mối ha, làm giảm 60% chi phí sản xuất, tăng thu nhập khoảng 35USD/ha. Philippine: Ở Philippine có ít nhất 200 ngàn người nông dân hưởng lợi từ cây ngô CNSH trong năm 2008. Nghiên cứu về tác động của giống ngô này đến kinh tế - xã hội cho thấy trong niên vụ 2003 – 2004, ngô CNSH làm tăng thu nhập cho người nông dân thêm 7482 peso/ha (khoảng 135USD) trong mùa khô, còn trong mùa mưa, thu nhập tăng thêm là 7080 peso (khoảng 125USD). Sử dụng số liệu của năm 2008, các nhà khoa học đã tính rằng ngô Bt có thể cho thu nhập cao hơn từ 5-14% trong mùa mưa và từ 20 đến 48% trong mùa khô.Tóm lại, cả 4 nghiên cứu trên đã khẳng định những lợi ích mà ngô Bt mang lại cho người nông dân sản xuất nhỏ và nghèo tài nguyên. 5 nước đang phát triển: Trung Quốc, Ấn Độ, Argentina, Braxin và Nam Phi hiện dẫn đầu thế giới về ứng dụng CNSH, mở ra phong trào sử dụng cây CNSH trên toàn cầu – Ích lợi của cây CNSH thu hút nhiều khoản đầu tư mới vào công nghệ này; ngày càng có nhiều chính sách thuận lợi cho sự phát triển của CNSH Cả 5 nước đi đầu trong ứng dụng CNSH đều nằm ở bán cầu Nam, ở cả 3 châu lục trên thế giới, 10
  11. Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008 đó là: Ấn Độ và Trung Quốc ở Châu Á, Argentina, Braxin ở Mỹ Latinh và Nam Phi ở châu Phi - với tổng dân số khoảng 2,6 tỉ người, chiếm 40% dân số thế giới. Số người làm nông nghiệp ở cả 5 nước này vào khoảng 1,3 tỉ người, phần lớn trong số họ là những người nông dân sản xuất nhỏ, nghèo tài nguyên, phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp. Đây là phần lớn những người nghèo trên thế giới. Sự phát triển của CNSH ở 5 nước này sẽ thúc đẩy xu hướng ứng dụng CNSH trên toàn thế giới trong tương lai. 5 nước này sẽ được phân tích chi tiết trong Brief 39, với nhận xét về tình hình của từng loại cây CNSH cụ thể, về tác động và xu hướng phát triển trong tương lai. Cả 5 nước này đều dành khoản chi phí ổn định cho nghiên cứu và phát triển CNSH. Năm 2008, Trung Quốc đã cam kết dành thêm 3,5 tỉ đôla trong vòng 12 năm cho các nghiên cứu về CNSH. Phát biểu tại Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã bày tỏ sự quan tâm đối với CNSH, cam kết xây dựng những chính sách phù hợp, hỗ trợ sự phát triển của CNSH. Ông nói: “Để giải quyết vấn đề khủng hoảng lương thực, chúng ta cần dựa vào các giải pháp khoa học công nghệ, dựa vào CNSH, dựa vào công nghệ chuyển gien”. Tiến sĩ Dafang Huang, cựu giám đốc Viện nghiên cứu CNSH thuộc Viện hàn lâm nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) kết luận: “Gạo chuyển gien GM là giải pháp duy nhất để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng trên thế giới”. Tổng thống Braxin Luis Inacio Lula da Silva cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ CNSH, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục cấp vốn cho các dự án nghiên cứu CNSH, tiếp tục tài trợ cho tổ chức nghiên cứu nông nghiệp quốc gia EMBRAPA, để tạo ra những sản phẩm CNSH tiên tiến, ứng dụng rộng rãi tại Braxin. Ấn Độ cũng đầu tư khoảng 300 triệu đô-la cho dự án nghiên cứu ổn định 15 giống cây CNSH. Bộ trưởng tài chính Ấn Độ, Tiến sĩ P. Chidambaram kêu gọi ứng dụng những thành công của bông Bt. vào những cây lương thực, để Ấn Độ có thể tự chủ về nông nghiệp. Ông nói: “Chúng cần áp dụng CNSH vào nông nghiệp Ấn Độ. Cần đưa những thành công đã đạt được vào phát triển các giống cây lương thực mới” (Chidambaram, 2007). Trung Quốc và Ấn Độ cũng xây dựng chương trình hợp tác trong lĩnh vực CNSH: Trung Quốc nghiên cứu phát triển bông Bt., Ấn Độ nhập khẩu và sử dụng giống bông đó. Đây là dấu hiệu của xu hướng hợp tác mới, rất quan trọng trên thế giới. Cây trồng CNSH, với khả năng tạo ra nhiều lương thực, thực phẩm, đồng thời giải quyết nhiều vấn đề do thay đổi khí hậu gây ra, đang ngày càng được các tổ chức chính trị quốc tế hỗ trợ • Tháng 7 năm 2008, nhóm G8 họp ở Hokkaido, Nhật Bản đã đưa ra tuyên bố đầu tiên về vai trò đặc biệt quan trọng của cây CNSH đối với vấn đề an ninh lương thực. Lãnh đạo các nước G8 tuyên bố “đẩy nhanh nghiên cứu và phát triển, tăng khả năng tiếp cận với công nghệ mới để tăng sản lượng nông nghiệp, thực hiện phân tích rủi ro dựa trên cơ sở khoa học đối với những hạt giống được phát triển bằng phương pháp CNSH”. • Uỷ Ban châu Âu EC tuyên bố: “Cây trồng chuyển gien GM có vai trò rất quan trọng, giúp giải quyết tình trạng khủng hoảng lương thực trên toàn cầu”. • Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh tầm quan trọng của cây trồng CNSH đối với sức khoẻ con người, tạo ra những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, loại bỏ các chất gây dị ứng trong thực phẩm, tăng tính hiệu quả của hệ thống sản xuất lương thực. 7 nước thuộc khối EU đều tăng diện tích trồng ngô Bt trong năm 2008, nâng tổng diện tích 11
  12. Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008 trồng ngô Bt lên hơn 100 ngàn ha, đạt tỉ lệ tăng 21% Năm 2008, có 7 nước trong tổng số 27 nước thuộc liên minh châu Âu EU đưa ngô BT vào canh tác với mục đích thương mại. Tổng diện tích trồng ngô Bt đã tăng từ 88.673 ha năm 2007 lên 107.719 ha năm 2008, tương đương mức tăng 21%/năm hay 19.046 ha. Danh sách các nước EU trồng ngô Bt, xếp theo thứ tự diện tích canh tác: Tây Ban Nha, CH Séc, Rumani, Bồ Đào Nha, Đức, Slovakia và Ba Lan. Cây CNSH góp phần đảm bảo tính bền vững của nông nghiệp – một thế mạnh của CNSH Theo định nghĩa của Hội đồng môi trường và phát triển thế giới “Phát triển bền vững là phát triển để thoả mãn nhu cầu hiện tại, nhưng không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên cho các thế hệ sau”. Hiện tại, cây trồng CNSH đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển bền vững như sau: 1. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, làm giảm giá lương thực trên thế giới 2. Bảo tồn đa dạng sinh học 3. Góp phần xoá đói giảm nghèo 4. Giảm các ảnh hưởng của nông nghiệp đối với môi trường 5. Giảm tác hại của thay đổi khí hậu, giảm lượng khí nhà kính (GHG) 6. Tăng hiệu quả quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học. 7. Góp phần ổn định lợi ích kinh tế 1. Đảm bảo an ninh lương thực và hạ giá thành lương thực trên thế giới Cây trồng CNSH có thể giúp ổn định tình hình an ninh lương thực và hạ giá thành lương thực trên thế giới, bằng cách làm tăng nguồn cung lương thực (tăng năng suất cây trồng), đồng thời làm giảm chi phí sản xuất (giảm chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp, giảm cày xới đất, giảm lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp), từ đó làm giảm lượng nhiên liệu đốt cần sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp (xăng dầu để chạy máy cày…), giảm bớt một số tác động bất lợi gắn với sự thay đổi khí hậu. Trong số 44 tỉ đô-la lợi nhuận tăng thêm nhờ CNSH, có 44% lợi nhuận từ việc tăng năng suất cây trồng, 56% lợi nhuận từ giảm chi phí sản xuất. Năm 2007, tổng sản lượng tăng thêm trên toàn thế giới của 4 loại cây CNSH chủ yếu (đậu tương, ngô, bông và canola) là 32 triệu tấn; nếu chỉ sử dụng những giống cây thường, người nông dân sẽ phải cần thêm 10 triệu ha đất trồng để sản xuất ra số sản phẩm nông nghiệp đó. 32 triệu tấn sản phẩm nông nghiệp tăng thêm trong năm 2008 bao gồm: 15,1 triệu tấn ngô, 14,5 triệu tấn đậu tương, 2 triệu tấn sợi bông và 0,5 triệu tấn cải canola. Trong giai đoạn 1996 – 2007, tổng số sản phẩm tăng thêm nhờ CNSH đạt 141 triệu tấn; nếu không áp dụng CNSH sẽ phải cần thêm 43 triệu ha để sản xuất ra khối sản phẩm đó (tính theo năng suất trung bình năm 2007) – (Brookes và Barfoot, 2009, sắp xuất bản). Thực tế, CNSH đã có đóng góp lớn làm tăng sản lượng và giảm chi phí sản xuất nông nghiệp; trong tương lai CNSH sẽ có nhiều đóng góp hơn nữa khi được ứng dụng nhiều hơn vào các cây lương thực như lúa gạo, lúa mỳ, sắn… 12
  13. Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008 Hướng nghiên cứu mới đối với cây lương thực là phát triển khả năng chịu hạn; các giống cây lương thực mới dự đoán sẽ được trồng ở Mỹ năm 2012, ở tiểu vùng Sahara thuộc châu Phi năm 2017. Lúa gạo - cây lương thực quan trọng nhất đối với người nghèo trên thế giới, đang được tập trung nghiên cứu để tăng sản lượng, tăng nguồn cung, hạ giá thành, đồng thời làm cho gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn (như giống Gạo Vàng giàu vitamin A). Gạo CNSH đang chờ được chính phủ Trung Quốc cấp phép, có tiềm năng rất lớn để đảm bảo an ninh lương thực, làm giảm giá lương thực và giảm tỉ lệ người nghèo trên thế giới. 2. Bảo tồn đa dạng sinh học CNSH ứng dụng trong nông nghiệp là công nghệ giúp bảo tồn đất trồng, cho phép tăng sản lượng thu hoạch cây trồng trên 1,5 tỉ ha đất trồng hiện có, xoá bỏ tình trạng phá rừng làm nông nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học tại các cánh rừng và khu bảo tồn trên khắp thế giới. Theo ước tính, hàng năm các nước đang phát triển mất khoảng 13 triệu ha rừng vì các hoạt động nông nghiệp. Từ năm 1996 đến 2007, cây trồng CNSH đã bảo vệ 43 triệu ha đất trên thế giới, có tiềm năng rất lớn trong tương lai. 3. Góp phần xoá đói giảm nghèo 50% những người nghèo nhất trên thế giới là người nông dân ở các nước đang phát triển, nghèo tài nguyên, 20% còn lại là những người nông dân không có đất trồng, phụ thuộc hoàn toàn vào nghề nông.Vì thế, tăng thu nhập cho người nông dân nghèo sẽ đóng góp trực tiếp vào quá trình xoá đói giảm nghèo trên thế giới, tác động trực tiếp đến 70% người nghèo trên toàn thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, các giống bông và ngô CNSH đã mang lại lợi nhuận cho hơn 12 triệu nông dân nghèo ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Philippine và số người hưởng lợi sẽ cao hơn trong thập niên thứ hai này. Trong đó việc tập trung phát triển các giống gạo CNSH có thể mang lại lợi nhuận cho khoảng 250 triệu hộ nông dân nghèo canh tác lúa ở châu Á (khoảng 1 tỉ người nếu tính mỗi hộ gia đình có 4 thành viên) - những hộ chỉ sở hữu nửa ha đất trồng, có thu nhập thấp hơn 1 đôla/ngày. Đó là những người nghèo nhất trên thế giới. Trong vòng 13 năm trở lại đây từ khi cây trồng CNSH được thương mại hoá, chúng ta đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong nghiên cứu CNSH, nhưng đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng, nếu đem so sánh với những tiềm năng mà CNSH có thể mang lại. Năm 2015 là năm đánh dấu thập niên thứ 2 của cây trồng CNSH, đồng thời cũng là năm chót của Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Vì thế, cộng đồng CNSH toàn cầu, từ Bắc xuống Nam, từ các viện nghiên cứu, các cơ quan của nhà nước đến các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực CNSH, hãy cùng hợp tác trong năm 2009 để xác định mục tiêu hoạt động để đóng góp cho thành công của Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, đồng thời xây dựng nền nông nghiệp toàn cầu phát triển bền vững trong tương lai. 13
  14. Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008 4. Giảm tác hại của các hoạt động nông nghiệp đối với môi trường. Hoạt động nông nghiệp truyền thống của con người có tác động rất lớn với môi trường. Sử dụng CNSH, chúng ta có thể giảm đáng kể các tác hại đó. Trong thập niên đầu tiên ứng dụng CNSH, công nghệ tiên tiến này đã giúp giảm lượng lớn thuốc trừ sâu, giảm lượng xăng dầu cần sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp, giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường do cày xới đất, bảo tồn đất và độ ẩm nhờ phương pháp canh tác không cần cày xới, giúp đất trồng hấp thu được một lượng lớn khí CO2 từ không khí. Tổng lượng thuốc trừ sâu cắt giảm trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2007 ước tính đạt 359 ngàn tấn thành phần kích hoạt (a.i.), tương ứng với 9% lượng thuốc trừ sâu cần sử dụng, làm giảm 17,2% các tác hại đối với môi trường, tính theo chỉ số EIQ - chỉ số tác hại môi trường (Environmental Impact Quotient). Trong năm 2007, CNSH đã làm giảm 77.000 tấn thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp (tương đương với 18% lượng thuốc trừ sâu sử dụng), làm chỉ số EIQ giảm 29%(Brooks và Barfoot, 2009, sắp xuất bản). Nước ngọt là một tài nguyên quý giá; tăng hiệu quả sử dụng nước sẽ góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên này. 70% lượng nước ngọt trên thế giới đang được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, trong tương lai, nhu cầu nước ngọt sẽ cao hơn rất nhiều, vì dân số thế giới sẽ tăng thêm 50%, ở mức 9,2 tỉ người năm 2012. Theo dự đoán, giống ngô chuyển gien có khả năng chịu hạn đầu tiên sẽ được trồng ở Mỹ năm 2012, tại 2 bang khô hạn là Nebraska và Kansas, dự đoán sẽ làm tăng năng suất ngô từ 8 đến 10%. Tại tiểu vùng Sahara, giống ngô chịu hạn đầu tiên sẽ được trồng vào năm 2017. Đây sẽ là dấu mốc lịch sử trong quá trình phát triển của CNSH trong nông nghiệp. Khả năng chịu hạn cũng đang được nghiên cứu để đưa vào các giống cây trồng khác, như lúa mỳ - hiện đang được trồng thử nghiệm ở Australia, cho kết quả tốtt (có thể cho năng suất cao hơn 20% so với các giống truyền thống). Nghiên cứu khả năng chịu hạn của cây trồng sẽ giúp ngành nông nghiệp toàn thế giới phát triển bền vững, đặc biệt là ở những nước đang phát triển, những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất do thời tiết khô hạn. 5. Giảm thiểu tác hại của thay đổi khí hậu và giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG) CNSH có thể giúp giải quyết những lo ngại lớn nhất về môi trường: giảm thiểu các loại khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG), giảm thiểu tác động của thay đổi thời tiết. Thứ nhất, CNSH làm giảm lượng khí CO2, làm giảm lượng nhiên liệu hoá thạch, giảm lượng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Theo đánh giá, CNSH đã làm giảm khoảng 1,1 tỉ kg khí CO2 thải ra từ các hoạt động nông nghiệp, tương đương với cắt giảm 500 ngàn xe ôtô lưu thông trên đường. Thứ hai, phương pháp canh tác không cần cày xới nhờ CNSH làm giảm thêm 13,1 tỉ kg khí CO2, tương đương với giảm 5,8 triệu xe ôtô lưu hành trên đường. Như vậy, trong năm 2007, tổng lượng khí CO2 mà CNSH làm giảm trên toàn thế giới đạt mức 14,2 tỉ kg, tương đương với loại bỏ 6,3 triệu xe ôtô (theo Brooks và Barfoot, 2009, sắp xuất bản). Trong tương lai, hạn hán, lũ lụt và thay đổi khí hậu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, vì thế cần nhanh chóng xây dựng các chương trình cải tiến cây trồng, tạo ra các giống cây mới có khả năng chịu được những thay đổi của môi trường. Chúng ta có thể sử dụng kết hợp nhiều công 14
  15. Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008 cụ CNSH, như nuôi cấy mô, công cụ genome, marker phân tử MAS trợ giúp chọn giống, công nghệ chuyển gien để “thúc đẩy quá trình tạo giống”, giảm tác hại của thay đổi môi trường. Cây trồng CNSH có nhiều đóng góp làm giảm lượng khí CO2, như giảm cày xới, bảo tồn đất và độ ẩm, giảm sử dụng thuốc trừ sâu và cô lập CO2. 6. Tăng hiệu quả sản xuất nhiên liệu sinh học CNSH có thể giúp tối ưu hoá chi phí sản xuất nhiên liệu sinh học thế hệ thứ nhất và thứ hai, nhờ tạo ra các giống cây chịu tác động của môi trường (khô hạn, nhiễm mặn, nhiệt độ khắc nghiệt…) hoặc các tác động của sinh vật (sâu bệnh, cỏ dại…), nâng cao năng suất thu hoạch của cây trồng, bằng việc thay đổi cơ chế trao đổi chất của cây. Sử dụng CNSH, các nhà khoa học cũng có thể tạo ra những enzym đẩy nhanh quá trình chuyển hoá của nguyên liệu sản xuất thành nhiên liệu sinh học. Ở Mỹ, công ty Ceres vừa tạo ra giống cỏ switchgrass và giống lúa miến lai không chuyển gien có thành phần xenlulo cao để sản xuất cồn etanol, đồng thời nghiên cứu phát triển thêm giống cây chuyển gien. 7.Góp phần ổn định các lợi ích kinh tế Khảo sát gần đây nhất về tác động của cây trồng CNSH trên toàn cầu từ năm 1996 đến 2007 (Brooks và Barfoot, 2009, sắp xuất bản) cho thấy lợi nhuận mà cây trồng CNSH mang lại cho riêng những người nông dân trồng chúng trong năm 2007 đạt 10 tỉ đôla (6 tỉ đôla ở các nước đang phát triển, 4 tỉ đôla ở các nước công nghiệp). Tổng lợi nhuận trong giai đoạn 1996 – 2007 đạt 44 tỉ đôla, chia đều cho các nước đang phát triển và nước công nghiệp. Đánh giá này có tính cả lợi nhuận từ tăng gấp đôi diện tích trồng đậu tương ở Argentina. Tóm lại, trên đây là 7 điểm đáng chú ý cho thấy những đóng góp đáng kể của cây trồng CNSH đối với sự phát triển bền vững và tương lai của ngành nông nghiệp. Tăng trưởng kinh tế - Tiềm năng của cây trồng CNSH ở các nước nông nghiệp và các nước đang chuyển đổi Theo báo cáo “Nông nghiệp và phát triển” của Ngân hàng thế giới năm 2008, hiện 2/3 giá trị gia tăng nông nghiệp trên thế giới do các nước đang phát triển sản xuất ra. Đây là những nước phụ thuộc rất nhiều vào ngành nông nghiệp. Bản báo cáo cũng chia các nước trên thế giới thành 3 nhóm: a) Các nước phụ thuộc vào nông nghiệp, ngành nông nghiệp đóng góp 1/3 GDP, có hơn 2/3 lực lượng lao động làm nghề nông. Nhóm các nước này có hơn 400 triệu người nghèo, chủ yếu ở khu vực tiểu vùng Sahara. Như vậy có khoảng 80% số người nghèo trên thế giới đang làm nghề nông; b) Những nước đang chuyển đổi: nhóm này bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Rumani. Tính trung bình, nông nghiệp đóng góp 7% cho GDP, nhưng hơn 80% số người nghèo sống ở vùng nông thôn, phần lớn trong số họ làm nghề nông. Như vật, nhóm các nước này có khoảng 2,2 tỉ người dân sống ở vùng nông thôn. Phân bổ dân số ở nhóm đang chuyển đổi này bao gồm: 98% người Nam Á, 96% người Đông Á và Thái Bình Dương, 92% người dân Trung Đông và Bắc Phi; c) Nhóm các nước đô thị hoá: ngành nông nghiệp có vị trí 15
  16. Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008 kém quan trọng nhất, tỉ lệ đóng góp vào GDP thấp hơn 5%, phần lớn người nghèo sống ở vùng đô thị. Nếu nông nghiệp không phát triển, nền kinh tế ở các nước phụ thuộc vào nông nghiệp cũng không thể phát triển. Nông nghiệp cũng giữ vai trò rất quan trọng ở các nước đang chuyển đổi, vì số người sống ở vùng nông thôn tại các nước này lên tới 2,2 tỉ người, chiếm 80% số người nghèo trên thế giới. Báo cáo của Ngân hàng thế giới kết luận: “Nền kinh tế của các nước phụ thuộc vào nông nghiệp chỉ có thể phát triển khi ngành nông nghiệp ở các nước này phát triển, nên cần có cuộc cách mạng sản lượng ở những nước này”. Cây trồng là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và sợi chính trên toàn cầu, hàng năm sản xuất ra khoảng 6,5 tỉ tấn. Lịch sử đã chứng minh rằng công nghệ có thể làm tăng đáng kể sản lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ví dụ rõ ràng nhất là ứng dụng của ngô lai ở Hoa Kỳ những năm 30 và cuộc cách mạng xanh trên gạo và lúa mỳ ở châu Á những năm 60 của thế kỷ trước. Trong cuộc cách mạng xanh, giống lúa mỳ thân ngắn là liều thuốc tăng trưởng cho kinh tế vùng nông thôn và nền kinh tế quốc dân của các nước châu Á, cứu giúp hơn 1 tỉ người thoát khỏi nạn đói, mang lại giải thưởng Nobel hoà bình năm 1970 cho Norman Borlaug. Hiện nay, tuy đã 94 tuổi nhưng Norman vẫn là nhà khoa học có nhiều đóng góp nhất cho sự phát triển của cây trồng CNSH, là người bảo trợ nhiệt tình của ISAAA. Giống gạo Bt. đang được Trung Quốc phát triển và thử nghiệm có tiềm năng tăng thu nhập khoảng 100 đôla/ha, mang lại lợi nhuận cho 110 triệu hộ trồng lúa ở Trung Quốc, hay mang lại lợi ích cho 440 triệu người, nếu tính trung bình mỗi hộ ở nông thôn Trung Quốc có 4 thành viên. Tóm lại, cây trồng CNSH đã chứng minh được khả năng to lớn, tăng đáng kể sản lượng và thu nhập của người nông dân, là động cơ phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân nhỏ và nghèo tài nguyên trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm 2008, hơn 1 nửa dân số thế giới sống ở 25 nước trồng cây CNSH, tổng diện tích đất trồng cây chuyển gien khoảng 125 triệu ha, tương đương với 8% tổng diện tích đất nông nghiệp trên thế giới. Hơn 1 nửa dân số thế giới (55%, tương đương với 3,6 tỉ người) sống ở 25 nước có ứng dụng CNSH, tạo ra hơn 10 tỉ đôla lợi nhuận từ cây trồng CNSH trên khắp thế giới năm 2007. Hơn 1 nửa diện tích đất nông nghiệp trên thế giới (52%, tương đương với 776 triệu ha) nằm ở 25 nước đã trồng cây CNSH trong năm 2008. 125 triệu ha cây CNSH năm 2008 chiếm 8% tổng diện tích đất nông nghiệp trên thế giới (1,5 tỉ ha) Cần xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả, chặt chẽ, có trách nhiệm nhưng không gây phiền hà, phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển Khó khăn lớn nhất đối với cây trồng CNSH ở các nước đang phát triển là thiếu hệ thống quản lý phù hợp, hiệu quả, chứa đựng những kiến thức tích luỹ trong suốt 13 năm kể từ khi CNSH được sử dụng. Hệ thống quản lý hiện nay ở phần lớn các nước đang phát triển đều phức tạp, 16
  17. Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008 chồng chéo, trong nhiều trường hợp có thể tốn đến 1 triệu đôla để quản lý 1 sản phẩm - vượt quá khả năng của các nước đang phát triển. Các hệ thống quản lý hiện nay đều được xây dựng từ hơn 10 năm về trước, để các nước công nghiệp phát triển quản lý công nghệ mới, những nước này đều có nguồn tài nguyên lớn hơn nhiều các nước đang páht triển, vì thế, khi sử dụng hệ thống quản lý của các nước công nghiệp, những nước đang phát triển đi sau phải đối mặt với thách thức: “làm được thật nhiều việc với 1 nguồn tài nguyên hạn chế”. Với những kiến thức tích lũy được trong 13 năm vừa qua, đã đến lúc các nước đang phát triển tự xây dựng hệ thống quản lý phù hợp với điều kiện nước mình – đây là nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu. Ngày nay, những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, phi lý không cần thiết xuất phát từ các nước công nghiệp giàu tài nguyên đang ngăn cản các nước đang phát triển tiếp cận với những sản phẩm CNSH mới, như Gạo Vàng, trong khi vẫn có hàng triệu người chết vì đói, vì thiếu chất dinh dưỡng. Để loại bỏ sự phi lý này, cần nhanh chóng xây dựng những hệ thống quản lý CNSH mới, hiệu quả, phù hợp hơn. Malawi, 1 nước vùng Nam Phi đã nhận ra vai trò rất quan trọng của khung quản lý và chính sách CNSH quốc gia. Tổng thống kiêm Bộ trưởng giáo dục, khoa học và công nghệ Malawi, Bingu Wa Mutharika đã thông qua Chính sách CNSH quốc gia năm 2008. Chính sách này cùng với Đạo luật an toàn sinh học năm 2002 tạo thành khung quản lý hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình và hoạt động CNSH ở Malawi. Trong lời nói đầu của chính sách CNSH này, Tổng thống cho biết: “chính phủ đã nhận ra vai trò quan trọng của CNSH đối với sự phát triển của nền kinh tế và công cuộc xoá đói giảm nghèo. CNSH sẽ giúp Malawi nhanh chóng đảm bảo an ninh lương thực, tạo ra nhiều của cải, nhanh chóng hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội như đã đề ra trong Mục tiêu tăng trưởng phát triển Malawi (MGDS) và Tầm nhìn 2020”. Chính sách này đã tạo ra khung quản lý thuận lợi để phát triển và ứng dụng các sản phẩm CNSH, đưa Malawi từ 1 nước nhập siêu, có nền kinh tế tiêu thụ là chủ yếu thành 1 nước sản xuất và xuất khẩu. Chính sách CNSH cũng tạo ra môi trường thuận lợi để việc kinh doanh CNSH phát triển. Cùng với Đạo luật an toàn sinh học đã có hiệu lực, chính sách CNSH sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển của CNSH ở Malawi Đưa khả năng chịu hạn vào ngô thường và ngô chuyển gien – đang hiện thực hoá Nhận thấy tầm quan trọng của khả năng chịu hạn, ISAAA đã mời Tiến sĩ Greg O. Edmeades, cựu lãnh đạo chương trình ngô chịu hạn của CIMMYT soạn thảo bản tổng quan về tình hình nghiên cứu phát triển ngô chịu hạn trên toàn cầu, cả các giống ngô thường và giống ngô CNSH, cả khu vực nhà nước và các công ty tư nhân, để dự đoán về triển vọng trong tương lai gần và dài hạn. Bản tổng quan về ngô của Edmeades có tên “Khả năng chịu hạn của ngô: đang hiện thực hoá” được đăng kèm trong Brief 39, để nhấn mạnh tầm quan trọng của tính trạng chịu hạn - tất cả mọi loại cây trồng đều cần đến tính trạng này. Với tốc độ sử dụng nước như hiện nay, trái đất sẽ không có đủ nước để đáp ứng nhu cầu của 9 tỉ người hoặc hơn nữa vào năm 2050. Khả năng chịu hạn sẽ là tính trạng quan trọng nhất trong thập niên thứ 2 của cây trồng CNSH và những năm sau nữa, vì nó giúp cây trồng trên toàn thế giới tăng sản lượng. Ngô CNSH/chuyển gien có khả năng chịu hạn là giống cây trồng tiên tiến nhất đang được phát triển, dự tính sẽ được thương mại hoá ở Hoa Kỳ năm 2012. Ngô chịu hạn cũng sẽ được trồng ở tiểu vùng châu Phi năm 2017 – khu vực khô hạn nhất thế giới, nơi giống ngô này 17
  18. Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008 phát huy hết khả năng của mình. Tình hình sản xuất nhiên liệu sinh học ở Mỹ năm 2008 Lượng nhiên liệu sinh học sản xuất ở Mỹ năm 2008 chủ yếu là cồn etanol lên men từ ngô, ngoài ra còn có diesel sinh học từ dầu thực vật. Theo ước tính, 29% diện tích đất trồng ngô ở Mỹ được dành để sản xuất etanol, tăng so với 24% năm 2007. Cũng trong năm 2008, 8,7 triệu ha ngô CNSH được dành để sản xuất nhiên liệu sinh học, tăng so với 7 triệu ha năm 2007. Đối với diesel sinh học, trong năm vừa qua có 3,5 triệu ha đậu tương (7% tổng diện tích trồng đậu tương CNSH) và 5000 ha cải dầu canola CNSH được dành để sản xuất loại nhiên liệu này. Không có số liệu về tình hình sản xuất diesel sinh học ở Braxin. Như vậy, trong năm vừa qua có tổng cộng 12,2 triệu ha cây CNSH được dành để sản xuất nhiên liệu sinh học ở Hoa Kỳ. Danh sách các sản phẩn được cấp phép trồng và nhập khẩu trên thế giới – 25 nước cho phép trồng và 30 nước cho phép nhập khẩu các sản phẩm CNSH Ngoài 25 nước trồng cây CNSH trong năm 2008, trên thế giới còn có 30 nước cho phép nhập khẩu cây CNSH làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.Tổng cộng đã có 670 giấy phép cấp cho 144 dòng sản phẩm thuộc 24 giống cây trồng. Cây CNSH đã được cấp phép nhập khẩu làm lương thực thực phẩm và thức ăn chăn nuôi ở 30 nước, kể cả ở nước nhập khẩu nhiều lương thực như Nhật Bản - nước không trồng cây CNSH. Trong số những nước cấp phép cho cây trồng CNSH, Nhật Bản là nước dẫn đầu, tiếp đến là Mỹ, Canada, Mexico, Hàn Quốc, Australia, Philipin, New Zealand, Liên minh châu Âu và Trung Quốc. Các dòng ngô CNSH nhận được nhiều giấy phép nhất (44), tiếp theo là bông (23), cải canola (14) và đậu tương (8).Giống cây được nhiều nước cấp phép nhất là đậu tương chịu thuốc diệt cỏ GTS-40-32-2 (23 giấy phép; EU có 27 nước thành viên nhưng chỉ tính 1 giấy phép), tiếp đó là ngô kháng sâu bệnh (MON810) và ngô chịu thuốc diệt cỏ (NK603), cả 2 đều nhận được 23 giấy phép, sau đó là bông kháng sâu bệnh (MON531/757/1076), với 16 giấy phép trên khắp thế giới. Danh sách 670 giấy phép mới được cập nhật tại bảng Phụ lục 1 của Brief 39. Cũng trong năm 2009, lần đầu tiên Nhật và Hàn Quốc nhập khẩu ngô CNSH làm thực phẩm, do giá ngô thường quá cao so với ngô CNSH. Quyết định này của Nhật và Hàn Quốc có lẽ sẽ tạo tiền đề để các nước nhập khẩu ngô làm theo, đặc biệt là Liên minh châu Âu EU. Năm 2008 giá trị của thị trường CNSH toàn cầu ước tính khoảng 7,5 tỉ đôla, tổng giá trị từ năm 1996 đến 2007 đạt trên 50 tỉ đôla Năm 2008, giá trị của thị trường cây CNSH trên toàn cầu theo ước tính của Cropnosis đạt khoảng 7,5 tỉ đôla (tăng so với 6,9 tỉ của năm 2007), bằng 14% giá trị thị trường cây trồng được bảo hộ trên toàn cầu năm 2008 (52,72 tỉ đôla), bằng 22% giá trị thị trường hạt giống (34 tỉ đôla). Giá trị thị trường cây trồng CNSH được tính dựa trên giá bán của hạt giống CNSH và toàn bộ chi phí công nghệ sử dụng. Tổng giá trị thị trường toàn cầu trong 12 năm kể từ khi cây CNSH được trồng năm 1996 ước đạt 49,8 tỉ đôla, xấp xỉ 50 tỷ đôla, là mốc lịch sử của thị trường cây trồng CNSH toàn cầu. Dự kiến giá trị thị trường cây trồng CNSH năm 2009 có thể đạt xấp xỉ 8,3 tỉ đôla. 18
  19. Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008 Triển vọng trong tương lai Dự đoán về 7 năm cuối của thập niên thứ 2 kể từ khi cây trồng CNSH được thương mại hoá Tương lại của cây CNSH ở các nước đang phát triển trong giai đoạn từ 2009 đến 2015 sẽ phụ thuộc chủ yếu vào 3 vấn đề: một là xây dựng các hệ thống quản lý hiệu quả, chính xác, phù hợp với điều kiện từng nước, hoạt động có hiệu quả; hai là, các chính sách hỗa trợ ứng dụng và phát triển cây CNSH, góp phần ổn định và cải tiến chuỗi cung cấp lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và sợi; ba là, tiếp tục xây dựng và mở rộng chuỗi cung cấp các giống cây CNSH phù hợp, đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển ở châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi. Trong 7 năm tới, cây trồng CNSH mang đến một tương lai rất hứa hẹn. Năm 2015, ISAAA dự đoán số lượng các nước trồng cây CNSH, diện tích và lợi nhuận mang lại cho người nông dân sẽ tăng gấp đôi trong năm 2015: số người trồng cây CNSH có thể lên tới 20 triệu người hoặc nhiều hơn nữa, tuỳ thuộc vào thời điểm cgạp CNSH được cấp phép. Từ năm 2009 đến năm 2015, sẽ có ít nhất 15 nước nữa tham gia trồng cây CNSH, nâng tổng số các nước CNSH trên toàn cầu lên 40 nước trong năm 2015, theo dự đoán của ISAAA năm 2005. Dự đoán sẽ có khoảng 3 – 4 nước ở khu vực châu Á, 9 – 12 nước phân bổ đều ở 3 vùng của châu Phi và Trung Đông. Khu vực Mỹ Latinh, Trung Phi và Caribe đã có 9 nước sử dụng CNSH, nhưng dự đoán sẽ có thêm 1 hoặc 2 nước nữa tham gia trồng cây CNSH từ nay đến năm 2015. Ở Đông Âu có thể có 6 nước bắt đầu sử dụng CNSH, bao gồm cả Nga - nước đang nghiên cứu khoai tây CNSH ở giai đoạn cuối. Tương lai của cây trồng CNSH Tây Âu rất khó dự đoán, vì vấn đề CNSH ở châu Âu không chỉ liên quan đến khoa học công nghệ mà còn bị ảnh hưởng bời tính hình chính trị và quan điểm của các nhóm hoạt động chính trị - xã hội. Lợi thế so sánh của cây CNSH đối với các giống cây thường là khả năng gia tăng sản lượng nông nghiệp, tạo ra lương thực có giá thành rẻ, chất lượng cao, bảo vệ chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu. Dự đoán, đến năm 2015 diện tích đất trồng cây CNSH trên toàn cầu sẽ tăng gấp đôi, đạt mức 200 triệu ha. Có 2 lý do dẫn đến dự đoán này là: Thứ nhất, tỉ lệ ứng dụng 4 giống cây CNSH hiện tại (ngô, đậu tương, bông và cải canola) sẽ tăng cao trong tương lai, có thể đạt diện tích 315 triệu ha, nên sẽ có thêm 200 triệu ha đất nông nghiệp được trồng cây CNSH. Trong tương lai danh sách các giống cây CNSH có thể có thêm gạo và những loại cây mang tính trạng chịu hạn. Nếu như những giống cây CNSH thế hệ đầu chỉ tập trung nâng cao năng suất và sản lượng nhờ khả năng chống lại nhiều loại sâu bọ, bệnh dịch, cỏ dại… thì các loại cây trồng CNSH thế hệ hai còn có khả năng tăng năng suất cao hơn nữa. Đậu tương RR2, dự định sẽ được công bố năm 2009, là sản phẩm đầu tiên thuộc dòng sản phẩm CNSH thế hệ thứ 2. RR2 sẽ cho năng suất cao hơn từ7 – 11%, nhờ thay đổi các gien mã hoá việc tăng năng suất. Cây trồng CNSH thế hệ 2 cũng sẽ mang những tính trạng chất lượng và nhiều tính trạng khác nữa 19
  20. Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008 Thứ hai, từ nay cho đến năm 2015 chắc chắn sẽ có thêm nhiều giống cây CNSH được đưa vào trồng trên khắp thế giới, với nhiều đặc tính nông học và chất lượng; đó có thể là những cây đơn tính trạng hoặc đa tính trạng. Cho tới nay, gạo vẫn là giống cây CNSH quan trọng nhất sắp được đưa vào sử dụng, ví dụ như giống gạo CNSH với khả năng kháng sâu bệnh đã được thử nghiệm trên diện rộng ở Trung Quốc, đang chờ được cơ quan chức năng cấp phép; giống gạo vàng sẽ được đưa vào sử dụng năm 2012. Trong 3 cây lương thực lúa mỳ, lúa gạo và ngô, gạo vẫn giữ vai trò quan trọng nhất, vì gạo là loại lương thực chính của những người nghèo trên thế giới. 90% số lúa gạo trên thế giới được trồng và tiêu thụ ở các nước châu Á – 250 triệu hộ gia đình nghèo tài nguyên ở châu Á trồng lúa trên những mảnh đất nghèo dinh dưỡng, rộng trung bình nửa ha. Một số loại cây trồng CNSH dự tính sẽ được cấp phép vào năm 2015 bao gồm: khoai tây có khả năng kháng sâu bệnh, thay đổi thành phần để sử dụng trong công nghiệp, mía có thêm tính trạng nông nghiệp và chất lượng; chuối kháng bệnh. Một số cây CNSH khác cũng sẽ nhanh chóng được đưa vào sử dụng. Ví dụ, cà tím Bt. sẽ là giống cây thực phẩm CNSH đầu tiên được sử dụng ở Ấn Độ trong vòng 12 tháng tới, có thể mang lại lợi ích cho hơn 1,4 triệu hộ nông dân sản xuất nhỏ, nghèo tài nguyên. Các loại rau như cà chua, cải xanh, cải bắp và mướp tây - những lại rau cần nhiều thuốc trừ sâu – cũng đang được nghiên cứu ứng dụng CNSH để giảm lượng thuốc trừ sâu cần dùng. Những loại cây mang lại nhiều lợi ích cho người nghèo như sắn, khoai lang, đậu hà lan và lạc cũng sẽ được nghiên cứu ứng dụng CNSH. Rất nhiều trong số các loại cây kể trên được những viện nghiên cứu quốc gia hay tổ chức nghiên cứu quốc tế đóng tại các nước đang phát triển nghiên cứu. Tất cả những thông tin thêm củng cố cho dự đoán của ISAAA: diện tích cây trồng CNSH trên toàn cầu sẽ tăng gấp đôi trong năm 2012, đạt 200 triệu ha, với 20 triệu người canh tác loại cây này. Trong thập niên thứ 2 từ 2006 đến 2015, ngành cây trồng CNSH sẽ phát triển nhanh hơn tại châu Á và châu Phi, nếu so với thập niên trước - thập niên của châu Mỹ, với sự xuất hiện của những giống cây đa tính trạng, có khả năng sống mạnh mẽ. Những phương pháp canh tác mới mà CNSH mang lại cho nông nghiệp, như luân canh giống cây trồng và kiểm soát khả năng kháng bệnh của cây trồng cũng sẽ được áp dụng trên các giống cây CNSH thế hệ 2. Các nước ở bán cầu Nam sẽ trở thành những nước đi đầu trong ứng dụng CNSH trong giai đoạn từ 2006 đến 2015. Dùng CNSH để tăng hiệu quả quả sản xuất nhiên liệu sinh học từ các loại cây lương thực/thức ăn chăn nuôi thế hệ thứ nhất và từ cây năng lượng thế hệ hai đều mang lại rất nhiều cơ hội và thách thức cho con người. Chiến lược phát triển nhiên liệu sinh học cần được xây dựng dựa trên hoàn cảnh của mỗi quốc gia, nhưng vấn đề an ninh lương thực luôn phải được đặt hàng đầu, không bao giờ được cắt giảm lương thực/thức ăn chăn nuôi để làm nhiên liệu sinh học. Ở các nước đang mất an ninh lương thực, sử dụng cây lương thực, mía, sắn hoặc ngô để sản xuất nhiên liệu sinh học sẽ làm đảo lộn mục tiêu an ninh lương thực, nếu CNSH không có khả năng làm tăng năng suất, tăng tính hiệu quả của cây trồng. Vai trò chính của CNSH đối với quy trình sản xuất nhiên liệu sinh học là tối ưu hóa quá trình chuyển đổi từ các chất thải nông nghiệp biomass thành cồn, tạo ra các loại xăng giá thành rẻ hơn. Nhưng tóm lại, vai trò quan trong nhất của cây CNSH là góp phần xóa đói giảm nghèo, tham gia vào Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) bảo vệ chuỗi cung cấp thức ăn, giảm 50% tỷ lệ nghèo đói trên thế giới vào năm 2015. Bản báo cáo năm 2008 của Ngân hàng thế giới nhấn mạnh: “Nông nghiệp là công cụ phát triển 20
nguon tai.lieu . vn