Xem mẫu

HEN SUYỄN – PHẦN 2 THUỐC NAM TRỊ SUYỄN + Bèo cái 100g, cắt bỏ rễ, bỏ lá vàng, rửa nhiều lần bằng nước muối cho thật sạch, cuối cùng rửa thêm một lần bằng nước muối. Rẩy cho ráo nước, giã nhỏ, vắt lấy nước, thêm nước (đã đun sôi để nguội) vào và cho thêm ít đường cho đủ ngọt và đủ 100ml. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 liều như trên. Thường sau khi uống 10 ngày, cơn suyễn sẽ bớt, uống tiếp trong 2-3 tháng. Khi mới uống có thể thấy ngứa cổ trong vòng 10 phút nhưng sẽ quen dần và hết ngứa (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Lá Bồng bông (Caletropis gigantea R.Br), lấy khăn ướt lau sạch lông, thái nhỏ, sao qua cho héo. Ngày dùng 10 lá, sắcêc với 300ml nước, còn 200ml, thêm đường vào, chia 3-4 lần uống trong ngày. (Nước thuốc hơi đắng và tanh, uống nhiều một lúc có thể gây nôn, do đó, nên uống sau hoặc xa bữa ăn. Uống vào có thể mỏi chân tay, cơ thể hoặc đôi khi bị tiêu chảy). Kết quả sau 2-3 ngày, có khi 7-8 ngày. Có khi sau 10 phút đã có kết quả (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Lá Táo 200-300g, sao vàng, sắc với 3 chén nước còn 200ml, chia hai lần uống trước bữa ăn 1 giờ. Uống liên tục 1 tuần đến 2 tháng. Kết quả khá tốt (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Lá Hen 02kg, rửa hết lông, tẩm nước Gừng, sao vàng, hạ thổ, nấu với 10 lít nước, còn 5 lít. Lọc bỏ bã, cho đường vào nấu còn khoảng 1 lít. Người lớn uống 10ml với nước nóng, ngày 2 lần. Trẻ nhỏ 2-5 tuổi, mỗi lần uống 1-3ml. Trẻ 6-10 tuổi mỗi lần uống 4-6ml (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Lá Hẹ tươi 100g, sắc với 400ml nước còn 300ml, thêm 10ml mật ong, chia làm 2 lần uống. Khoảng 5-6 l n sẽ đỡ. Dùng trong trường hợp suyễn cấp. (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Lá Táo chua (Thanh táo) tươi 30g, rửa sạch, giã nát, lọc lấy khoảng 200ml nước, hoà mật ong cho đủ ngọt, uống. Sau 2 giờ, người bệnh nôn ra đờm dãi thì cơn suyễn sẽ giảm (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). Tóm lại biện chứng luận trị chứng suyễn chủ yếu dựa theo nguyên tắc là thời kỳ lên cơn chủ yếu dùng phép khu tà và lúc không cơn chủ yếu là phù chính. Nhưng trên thực tế lâm sàng do hen suyễn là một chứng bệnh tái phát nhiều lần, cơ thể người bệnh thường suy nhược cho nên lúc khu tà cũng cần chú ý phù chính và lúc không lên cơn chủ yếu là bổ hư nhưng trên lâm sàng thường biểu hiện hư chứng lẫn lộn như Tỳ phế hư, phế thận hư hoặc tỳ thận dương hư v.v... biện chứng luận trị cần hết sức chú ý. Ngoài ra, đối với những cơn hen ác tính, bệnh nhân khó thở nặng cần kết hợp với các phương pháp chẩn đoán của y học hiện đại giúp xác định bệnh chính xác để phối hợp với các phương pháp trị bệnh bằng thuốc tây như thở oxy, dùng thuốc trụ sinh (nếu nhiễm khuẩn) thuốc dãn phế quản hoặc thuốc trợ tim (trường hợp hen tim) v.v... đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh. CHÂM CỨU TRỊ SUYỄN + Bình suyễn, Giáng nghịch, tuyên Phế, hoá đờm. Dùng phép cứu hoặc châm lưu kim Định Suyễn, Thiên Đột, Tuyền Cơ, Chiên Trung, có thể phối hợp thêm Phong Long, Đại Chuỳ, Hợp Cốc, Quan Nguyên, Túc Tam Lý. Cách châm: Định suyễn lưu kim, vê kim vài phút, Thiên đột không lưu kim, Tuyền Cơ, Chiên Trung lúc châm phải hướng mũi kim ra 4 phía, châm xiên khoảng 0,1 thốn, lưu kim, vê vài phút. Gia giảm: Đờm nhiều thêm Phong long. Kèm viêm đường hô hấp thêm Đại chuỳ, Hợp cốc. Suyễn lâu ngày thêm Quan nguyên, Túc tam lý. Ý nghĩa: Định suyễn là huyệt đặc hiệu để làm ngưng cơn suyễn, Thiên Đột, Chiên Trung để thuận khí, giáng nghịch. Tuyền Cơ để tuyên Phế khí ở Thượng tiêu. Phong long hoá đàm, giáng trọc. Quan Nguyên + Túc Tam Lý kiêm bổ Tỳ, Thận, trị bản bồi nguyên, Đại Chuỳ + Hiệp cốc sơ tà giải biểu (Châm Cứu Học Thượng Hải). + Thực Suyễn: Dùng kinh huyệt thủ Thái âm làm chính. Châm tả Đản trung, Liệt khuyết, Phế du, Xích trạch. Phong hàn thêm Phong môn. Đờm nhiệt thêm Phong long. (Liệt khuyết, Xích trạch tuyên thông Phế khí, Phong môn sơ thông kinh khí ở biểu để giúp cho Phế khí thông; Chiên trung, Phế du điều Phế, thuận khí. Hợp với Phong long để hoà Vị, hoá đờm, trị suyễn). Hư Suyễn: Điều bổ Phế và Thận. Châm bổ hoặc cứu Phế du, Cao hoang, Khí hải, Thận du, Túc tam lý, Thái uyên, Thái khê. (Tháiuyên là huyệt Nguyên của Phế; Thái khê là huyệt Nguyên của kinh Thận. Để bổ khí cho 2 tạng Phế và Thận; Phế du, Cao hoang để bổ thượng tiêu, Phế khí; Thận du, Khí hải bồi bổ hạ tiêu, Thận khí; Túc tam lý để điều hoà Vị khí, bồi dưỡng nguồn sinh hoá hậu thiên, làm cho thuỷ cốc tinh vi đi lên, quy về Phế, giúp Phế khí đầy đủ thì bệnh sẽ tự khỏi) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa). + Khí hộ, Vân môn, Thiên phủ, Thần môn (Thiên Kim Phương). + Vân môn, Nhân nghênh (ho suyễn cấp). Thiên đột, Hoa cái (suyễn nhiều). Phách hộ, Thiên phủ (suyễn đờm nhiều) (Tư Sinh Kinh). + Cứu Trung phủ, Vân môn, Thiên phủ, Hoa cái, Phế du (Châm Cứu Tụ Anh). + Du phủ, Thiên đột, Đản trung, Phế du, Túc tam lý, Trung quản, Cao hoang, Khí hải, Quan nguyên, Nhũ căn (Châm Cứu Đại Thành). + Cứu Tuyền cơ, Khí hải, Đản trung, Kỳ môn, Chí dương (3 tráng) (Cảnh Nhạc Toàn Thư). + Tuyền cơ, Hoa cái, Đản Trung, Kiên Tỉnh, Kiên trung du, Thái uyên, Túc tam lý (đều cứu) (Loại Kinh Đồ Dực). + Cứu Phế du, Cao hoang, Thiên đột, Chiên trung, Liệt khuyết, Túc tam lý, Phong Long (Thần Cứu Kinh Luận). + Phế Du, Trung Quản, Đản trung, Liệt khuyết, Cao hoang du (Châm Cứu Trị Liệu Học). + Cứu Đản trung, Phách hộ, Phụ phân, Linh đài, Thiên đột, Đại chuỳ, Khí hải, Cao hoang, Thần đường, Đại trử, Phong môn (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học). + Phế du, Đốc du, Thiên đột, Đản trung, Kiên tỉnh, Trung quản, Khí hải, Liệt khuyết, Túc tam lý, Tam âm giao (Trung Quốc Châm Cứu Học) ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn