Xem mẫu

  1. Hen suyễn Hen (suyễn) là một bệnh dị ứng ảnh hưởng đến phế quản. Khi phản ứng dị ứng xảy tới, các phế quản co thắt lại và bị nhầy nhớt đóng nghẹt làm cho khó thở. Một cơn suyễn có thể khiến cho một em bé đâm hoảng sợ vì cảm giác ngột ngạt có thể gây hốt hoảng, lại càng làm cho khó thở thêm. Tác nhân đầu tiên gây phản ứng dị ứng, là dị ứng nguyên, thường bay lơ lửng trong không khí - thí dụ như phấn hoa hay bụi nhà chẳng hạn. Một khi đã bị suyễn rồi, một tình trạng căng thẳng về mặt xúc cảm hay vận động cơ thể có thể dẫn tới lên một cơn suyễn. Thường bệnh suyễn không xuất hiện trước khi đứa bé được khoảng hai năm tuổi. Bệnh có khuynh hướng phát ra theo gia đình và không may thay, thường đi kèm với những bệnh dị ứng khác như chàm eczema hay sổ mũi mùa. Tuy nhiên, đa số trẻ
  2. em khỏi bệnh khi lớn lên. Nhiều em bé dưới một tuổi thở khò khè trong trường hợp bị viêm tiểu phế quản, khi các ống dẫn không khí nhỏ xíu của các em trở nên sưng tấy. Các bé này không nhất thiết là mắc phải bệnh suyễn. Khi các cháu lớn lên và khí quản mở rộng ra, thì sẽ hết thở khò khè. Tình trạng nhiễm trùng, chứ không phải phản ứng dị ứng là nguyên nhân thông thường của tiếng thở khò khè này. Bệnh có nghiêm trọng không? Các cơn suyễn có khả năng gây hoảng sợ, song với thuốc men và lời khuyên của bác sĩ, con bạn sẽ không bị biến chứng nào nghiêm trọng cả. Triệu chứng có thể gặp  Thở nhọc nhằn: thở ra trở nên khó khăn và bụng có thể phải thót vào cùng với sức cố gắng để hít vào.  Cảm giác nghẹt thở  Thở khò khè
  3.  Ho liên tục  Tím tái quanh môi và thiếu dưỡng khí. Việc gì có thể làm trước tiên? 1. Đi khám bác sĩ ngay nếu con bạn đang lên một cơn suyễn. 2. Nếu cơn suyễn xảy tới khi con bạn đang nằm ngủ, hãy nâng cho cháu ngồi dậy, tựa lưng lên vài chiếc gối. Bằng không thì đặt cháu ngồi vào một chiếc ghế, hai cánh tay vắt ra sau lưng tựa, để trước ngực không có gì đè lên. Làm như vậy giúp cho các cơ bắp lồng ngực đẩy không khí ra hữu hiệu hơn. 3. Bạn nên giữ bình tĩnh, nếu tỏ ra mình lo lắng sẽ chỉ làm cho con bạn hoảng sợ thêm. 4. Trong khi chờ đợi bác sĩ tới, hãy cố gắng làm cho con bạn đừng chú ý tới cơn suyễn. Ví dụ nên hát cho cháu nghe để cố giúp cho cháu quên đi tiếng thở khò khè ấy. Có cần đi khám bác sĩ không? Bạn hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức, nếu con bạn lên cơn suyễn.
  4. Bác sĩ có thể làm gì?  Chắc hẳn bác sĩ sẽ chửa trị cơn suyễn bằng một thứ thuốc làm giãn phế quản, làm cho phế quản nở rộng ra bằng cách làm giãn các cơ trong lớp niêm mạc lót. Thuốc này được hít trực tiếp vào phế quản và tới thẳng nơi bị tắc nghẽn. Một cơn suyễn nặng có thể đòi hỏi phải chữa trị trong bệnh viện, ở đó có thể cho những liều thuốc giãn phế quản lớn hơn qua đường hô hấp hoặc truyền tĩnh mạch.  Trong trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp, người ta sẽ kê toa thuốc kháng sinh.  Bác sĩ sẽ bàn chuyện đề phòng những cơn suyễn xảy tới về sau này. Có thể bác sĩ cố gắng xác định dị ứng nguyên, nhiều phần là bằng cách thực hiện những thí nghiệm trên da đối với những dị ứng nguyên có nhiều xác suất gây dị ứng nhất, như phấn hoa hay bụi nhà chẳng hạn. Bác sĩ sẽ sắp xếp cho bạn trữ sẵn một ít thuốc làm giãn phế quản, hoặc dưới dạng lỏng, hoặc thông thường hơn, dưới dạng
  5. viên nang để bỏ vào một bình xông. Thuốc này phải cho hít ngay khi bắt đầu lên cơn suyễn. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn báo cho ông biết nếu con bạn lên một cơn suyễn nặng, hay trong trường hợp một cơn suyễn không thuyên giảm sau hai liều của thuốc làm giãn phế quản.  Bác sĩ kê toa thuốc loại steroid trong trường hợp những biện pháp đơn giản khác không ngăn ngừa được những cơn suyễn tới. Một liều steroid nhỏ có thể được hít vào ba hoặc bốn lần một ngày, hoặc nếu như vậy không có hiệu quả thì có thể cho một liều lớn hơn dưới dạng viên nén. Việc gì có thể làm để giúp?  Trong trường hợp bác sĩ không tìm được dị ứng nguyên gây bệnh, chính bạn hãy cố gắng điều tra tìm ra nó. Bạn hãy để ý xem khi nào các cơn suyễn xuất hiện, vào thời gian lúc nào trong ngày hay trong năm. Hãy tránh những dị ứng nguyên dễ thấy như lông tơ gà, vịt để nhồi gối chẳng hạn và bạn hãy giữ cho bụi
  6. đừng bay lên trong nhà bạn, bằng cách hút bụi sàn nhà, thay vì quét nhà bằng chổi, chẳng hạn.  Có nhiều người bị suyễn vì dị ứng với súc vật. Nếu bạn nuôi chó hay mèo, bạn hãy nhờ một người bạn chăm sóc chúng trong một hai tuần và xem các cơn suyễn của con bạn có bớt đi chăng.  Hãy bảo đảm cho con bạn lúc nào cũng có sẵn trong tầm tay những thứ thuốc bác sĩ đã kê toa. Hãy thông báo cho nhà trường biết con bạn có thể lên cơn suyễn.  Bạn hãy yêu cầu được giới thiệu tới một chuyên viên về vật lý trị liệu, để con bạn có thể học một vài bài tập thở để giúp cho cháu thư giãn khi lên cơn suyễn.  Hãy khuyến khích cho con bạn đứng lên hay ngồi dậy cho thẳng lưng để cho phổi cháu chiếm được nhiều thể tích hơn. Đừng để cho cháu quá nặng cân, vì như vậy cháu sẽ có thêm một khối nặng trên hai buồng phổi.
  7.  Tập thể dục vừa phải có thể giúp cho cháu dễ thở hơn, nhưng tập nhiều quá có khi lại khiến cho cháu lên cơn suyễn. Tuy nhiên, môn bơi lội có thể giúp ích đặc biệt cho cháu.
nguon tai.lieu . vn