Xem mẫu

  1. HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ CÔNG DỤNG – PHÂN LOẠI: I. HTPPK có nhiệm vụ nạp hoà khí vào xilanh và đưa khí cháy từ trong xilanh ra ngoài không khí đúng lúc đúng thì và đúng theo thứ tự thì nổ của động cơ. Đây là một hệ thống làm việc song song với cơ cấu TKTT , được dẫn động trực tiếp hay gián tiếp qua bánh răng trục khuỷu. Cấu tạo của hệ thống được chia làm phân ra 3 loại : a. Động cơ có xupáp bố trí ngay trên nắp máy: Đối với loại này HTPPK gồm có các bộ phận sau: cốt cam, đệm đẩy, đũa đẩy, xupáp chuyển động đóng mở đối với bệ xupáp và được dẫn hướng nhờ ống kềm xupáp. Xupáp bình thường đóng kín nhờ lò xo xupáp ( lúc cam không đội). Khi cam đội đệm đẩy, đệm đẩy đội đũa đẩy và cò mổ đè xupáp và lò xo mở để đwocj hoà khí vào xilanh hay để khí cháy từ xilanh thoát ra ngoài không khí. Khi cam không đội đệm đẩy thì lò xo sẽ đẩy xupáp đóng kín với bệ xupáp.Thường áp dụng ở hầu hết các loại xe hiện nay. b. Động cơ có xúpáp bố trí ngay trên hông máy của thân máy: Đối với loại này thì xupáp bố trí ngay bên hông của thân máy và hệ thống đơn giản hơn vì không có đũa đẩy và cò mổ. Hệ thống này có khuyết điểm là khó kiểm tra, điều chỉnh, xoáy hay mài xupáp. Thường gặp ở các động cơ Kohler, Clinton, Jeep . c. Động cơ có xupáp bố trí nửa bên hông thân máy và nửa nằm trên nắp máy: Loại này kết hợp cả ưu và khuyết điểm của hai loại trên. Đối với đọng cơ xăng 2 kỳ để thực hiện các nhiệm vụ nạp hoà khí và thoát khí cháy người ta không dùng xupáp mà thực hiện bằng các lỗ khoét bên hông xilanh.( do đó đối với các động cơ xăng 2 thì không co xupáp) CẤU TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CCTRONG HTPPK II. 1. Cốt cam: Cốt cam quay tròn trên các bệ trục nằm ở khối máy hay trên nắp máy. Cốt cam được dẫn động trực tiếp hay gián tiếp qua bánh răng trục khuỷu. Khi cốt máy quay hai vòng thì cốt cam quay một vòng vì trong hai vòng trục khuỷu thì xupáp hút và thoát chỉ đóng mở có một lần. Do vậy số răng của bánh xe răng cốt cam luôn gấp đôi số răng của bánh răng trục khuỷu. Trên cốt cam có nụ cam bằng số xupáp, mỗi nụ cam điều khiển bằng một xupáp. Số cam hút và thoát sẽ cách đều nhau và đúng theo thứ tự thì nổ của động cơ. Ngoài ra trên cốt cam còn có bánh sai tâm và vòng răng xoắn để diều khiển bơm xăng, bơm nhớt và đầu đánh lửa của delco. Phía đầu trục cam có khoan lỗ ren răng để gắn bánh răng cố cam và rãnh để gắn mặt chận khe hở dọc trục của cốt cam. 2. Đệm đẩy: Thường bằng thép và chuyển động trong một ống kềm nằm phía trên cốt cam. Đầu đệm đảy có gắn một vít hiệu chỉnh và một đai ốc khoá.( Đối với kiểu xupáp ở đầu thì đầu đệm đẩy không có vít hiệu chỉnh khe hở xupáp vì xupáp được điều khiển còn qua hai bộ phận trung gian khác là đũa đảy và cò mổ) Thông thường tấm đệm đẩy và nụ cam luôn lệch nhau một khoảng để trong quá trình làm việc tránh tình trạng kẹt đệm đẩy và đệm đẩy bị mài mòn đều hơn. Đệm đẩy dầu: ( oil tappat ) Có một số loại xe hiện nay dùng đệm đẩy để đọng cơ làm việc êm hơn và không cần hiệu chỉnh khe hở xupáp. Cấu tạo của một đệm đẩy dầu gồm có một thân bao phía ngoài và thân này có khoan lỗ để láy nhớt từ bơm nhớt vào phía bên trong. Trong thâncó một Piston và dưới Piston là một lò xo lớn luôn đẩy Piston lên phía trên. Gi ới hạn hành trình đi lên cao nhất của Piston là nhờ một chén chận và một khoen circlíp (Đũa đẩy hay xupáp sẽ tựa lên chén chận). Piston này có khoan lỗ để lấy nhớt xuống phía dưới lò xo lớn qua trung gian van một chiều ( Nhớt từ dưới lò xo piston đi lên phần trên Piston không được). Khi cam không đội đệm đẩy, áp lực bơm nhớt sẽ đưa nhớt vào đầy ở phía dưới piston và lò xo. Áp lực nhớt và lò xõe đẩy piston đi lên làm mất khe hở đuôi xupáp. Khi cam đội đệm đẩy thì nhớt phía dưới Piston bị nêm cứng nên Piston trong đệm đẩy sẽ đưa xupáp m ở ngay tức khắc. Khi cam không đội đệm đẩy thì lực tác động ở đuôi xupáp giảm và lò xo xupáp sẽ loi xupáp đóng kín. Nếu trong quá trình làm việc ở phòng dưới đẹm đẩy có mất mát một ít nhớt thì phầnmất mát này sẽ đwocj bổ sung ngay do áp lực bơm nhớt. khi nóng máy thì xupáp giãn nở dài và lực đề trên chén chận piston đệm đẩy tăng và nhớt ở phòng dưới đệm đẩy sẽ rỉ qua piston lên thân đệm đẩy và trở về mạch nhớt ( tránh hở xupáp khi máy nóng) 3. Đũa đẩy: ( Push rod) Là một thanh thép tròn rỗng ruột. Một đàu chịu lên đệm đẩy và một đầu tựa lên cò mổ ( Phía có vít điều chỉnh và tán khóa). Đũa đẩy dùng để truyền lực tác động từ cam, đệm đẩy đến cò mổ xupáp.
  2. 4. Trục cò mổ và cò mổ xupáp: ( rocker ảm shaft and rocker arm) Cò mổ xupáp được chế tạo bằng gang hay thép …………………Hẩm 57. Các dạng hư hỏng của xupáp: III. 1. Xupáp bị kẹt: do động cơ làm việc lâu ngày, mòn hở nên muội than sẽ bám đầy ở bệ và thân xupáp, hòa khí dư xăng; động cơ bị lên nhớt, thân xupáp bị cong, tâm của bệ xupáp và ống kềm lệch nhau. Lò xo xupáp bị lệch. 2. Xupáp bị cháy: Bệ xupáp đóng nhiều muội than, khe hở giữa ống kềm và thân xupáp(thoát) bị mòn hở, bọng nước làm mát bị bẩn hay nghẹt, động cơ quá nóng, xupáp đóng không kín. 3. Xupáp bể: Động cơ và xupáp quá nóng, thân xupáp và bệ xupáp sai tâm, lò xo chén chận xupáp bị lệch; lợi xupáp quá mỏng; xupáp đụng đỉnh Piston. 4. Xúpáp đóng nhiều muội than: Hoà khí dư xăng, lửa yếu, cân lửa sai, ống kềm mòn, máy quá nguội. IV. Xoáy xupáp: Nhằm làm bệ côn xupáp đóng kín. - Cạo rửa sạch xupáp, bệ xupáp, thổi gió nén hay lau khô. - Lấy các xoáy lớn bôi đều một lớp mỏng lên lợi xupáp. - Đặt xupáp vào ống kềm vè bệ xupáp. - Dùng núm cao su có cán chụp lên đầu xupáp. Kéo xupáp, lên khỏi bệ 10 – 20mm rồi đẩy cán xuống cho lợi và bệ xupáp đập vào nhau. ( Khi đẩy cán xuống ta đẩy hơi mạnh tay và xoau cán một góc) - Thời gian xoáy phụ thuộc vào tình trạng mòn xước của xupáp. - Sau khi xoáy các lớn xong, dùng giẻ lau sạch lợi và bệ xupáp. Dùng các nhuyễn xoáy cho bằng mặt ( một vòng điểm tròn đều xung quanh lợi xupáp). - Sau khi xoáy cát nhuyễn, ta lau sạch và xoáy láng một lần cuối bằng nhớt. - Sau khi xoáy ta có thể dùng xăng hay dầu hôi để thử. Có thể dùng bút chì mềm gạch lên phần lợi xupáp những lằn dọc cách nhau 4 – 5 mm, đặt xupáp vào bệ và xoay xupáp ¼ vòng. nếu tất cả những lằn gạch bút chì đều bị xoá là tốt. Điều chỉnh khe hở xupáp: V. - Khi xupáp đóng kín hoàn toàn( cuối Ép - đầu Nổ) thì giữa đuôi xupáp với đàu cò mổ( hay đầu đệm đẩy) có khe hở. Khe hở này dùng để dự phòng cho việc dãn nở của hệ thống phân phối khi động cơ nóng máy và được gọi là khe hở xupáp. - Điều chỉnh khe hở xupáp là ta điều chỉnh các khe hở này đúng theo quy định của nhà sản xuất chế tạo. Nếu ta chỉnh nhỏ hơn thì công suất động cơ giảm, cháy xupáp và nổ dội lại bộ chế hòa khí. Nếu ta chỉnh lớn thì công suất động cơ cũng giảm, máy nóng và có tiếng khua của khe hở này trong quá trình làm việc của động cơ. - Thường ta phải điều chỉnh lại khe hở xupáp sau khi tháo ráp máy, xoáy hay mài xupáp, thay joăng quylát, thay xupáp. Nguyên tắc chung của tất cả các động cơ xăng 4 thì khi điều chỉnh khe hở xupáp là quay máy thêm một vòng nữa sa khi hai xupáp đã cỡi nhau ( cuối Ép - đầu Nổ ). 1. Chỉnh khe hở xupáp của động cơ nhiều xilanh dựa theo thứ tự kỳ nổ của động cơ: Ví dụ: Động cơ AUSTIN/MORRIST 4 xilanh có thứ tự làm việc 1342 và khe hở xupáp theo quy định là H=T=.012” - Quay máy, đặt Piston của xilanh 1 ở cuối ép đầu nổ. - Dùng lá cỡ ( jeu de cales ) để chỉnh khe hở của hai xupáp máy 1 ( dùng đúng khi ta đưa lá cỡ .013” vào không được khe ở và lá 011” thì lại lỏng) - Quay cốt máy theo chiều 1800, chỉnh khe hở cặp xupáp máy 3. - Quay cốt máy theo chiều 1800, chỉnh khe hở cặp xupáp máy 4. - Quay cốt máy theo chiều 1800, chỉnh khe hở cặp xupáp máy 2. - Quay cốt máy theo chiều 1800, Kiểm tra lại khe hở cặp xupáp máy 4. 2. Chỉnh khe hở xupáp dựa theo từng cặp máy song hành: Ví dụ: Động cơ FORD FANCON 6 xilanh có thứ tự kỳ nổ 153624 và từng cặp song hành là 16 – 25 – 34. - Quay cốt máy, hai xupáp máy 6 cởi nhau, ta chỉnh cặp xupáp máy 1 (hay ngược lại) - Quay cốt máy, khi hai xupáp máy 3 cởi nhau, ta chỉnh cặp xupáp máy 4 (hay ngược lại) - Quay cốt máy, khi hai xupáp mays 2 cỡi nhau, ta chỉnh cặp xupáp máy 5 (hoặc ngược lại) VI. Cân cam: Hệt hống phân phối khí làm việc song song vói cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. Sự đóng mở của xupáp phải đúng điểm, đíng thì để phù hợp với sự dịch chuyển của Piston trong xilanh. Do vậy khi ráp cốt cam ăn khớp với cốt máy ta phải quan sát dấu và đặt đúng dấu chỉ định trên bánh răng cam và bánh răng trục khuỷu. Nếu ráp sdai vị trí một trong hai răng thì công suất độngcơ sẽ giảm, hao xăng, máy nóng và nổ dội lại bộ chế hoà khí. nếu sai lệh trên bốn răng thì động cơ không thể hoạt động được.
  3. 1- Cân cam theo dấu ghi trên cốt cam: 2- Cân cam theo sự đóng mở của xupáp: Ví dụ: Theo đặc điểm của nhà sản xuất chế tạo thì động cơ Jeep có đặc điểm xupáp thoát mở sớm trước ĐCD 450. Ta cân cam như sau: - Quay máy theo chiều quay, đặt Piston máy 1 ở ngay ĐCD. Đánh dấu A ngay mũi chỉ thị đứng (đánh dấu trên puli hay bánh trớn) - Quay cốt máy ngược chiều quay 450+. Đánh dấu B ngay mũi chỉ thị. - Quay cốt cam để xupáp đóng kín hoàn toàn ( cam không đội ) - Chỉnh khe hở xupáp theo đúng trị số quy định của nhà chế tạo - Đặt một tờ giấy mỏng vào giữa khe hở của xupáp thoát. Quay cốt cam theo chiều quay đến khi tờ giấy vừa rít cứng ( nụ cam vừa chạm vào đẹm đẩy ) - Ráp bánh răng cam vào ăn khớp với bánh răn cốt máy. - Quay cốt máy thêm hai vòng để kiểm tra lại ( khi dấu B ngay mũi chỉ thị thì tờ giấy ở đuôi xupáp thoát vừa rít cứng). 3- Cân cam không dấu: Phương pháp này nhanh gọn, nhưng không chính xác. Thường dùng để kiểm tra và xác định lại điểm cân cam. - Quay cốt máy theo chiều quay, đặt Piston số 1 ngay ĐCT. - Quay cốt cam theo chiều quay, để hai xupáp máy 1 đóng kín ( cam không đội đệm đẩy ) - Điều điều chỉnh khe hở xupáp đúng theo trị số quy định. - Quay cốt cam theo chiều quay đến khi hai xupáp máy 1 cỡi nhau ( thoát chưa đóng kín thì hút đã vừa mở). - Ráp sên cam, bánh răng trung gian hay cho bánh răng cam ăn khớp với bánh răng c ốt máy. - Quay cốt máy thêm hai vòng để kiểm tra lại ( Khi piston máy một lên đúng ĐCT thì hai xupáp máy 1 cỡi nhau).
nguon tai.lieu . vn