Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CUỘC THI Ý TƯỞNG SINH VIÊN GIAO THÔNG NĂM 2012  MỤC ĐÍCH CỦA Ý TƯỞNG: + Một hệ thống đèn sẽ được lắp thêm.Như vậy trên mỗi tuyến đường sẽ có hai hệ thống đèn.Hệ thống đèn lắp thêm chỉ hoạt động khi xảy ra tình trạng kẹt xe.Nhờ hệ thống đèn lắp thêm sẽ phân khúc giao thông và giải thoát lượng xe một cách triệt để.  NỘI DUNG Ý TƯỞNG: Quan sát hệ thống đèn giao thông + truyền thống ta dễ nhận thấy nó rất hữu ích đối với việc điều tiết giao thông.Nhờ hệ thống đèn này mà giúp giảm tình trạng kẹt xe.Nhưng nhiều lúc hệ thống đèn này tỏ ra bất lực khi lượng xe quá nhiều.Điều này thấy rất rõ qua nhiều vụ kẹt xe. + Quan sát sự lưu thông của người tham gia giao thông khi xảy ra tình trạng kẹt xe dễ nhận thấy ý thức chấp hành luật giao thông kém.Một bộ phận người tham gia giao thông cứ thản nhiên vượt đèn đỏ. Mặc khác thời gian dừng đèn đỏ và đèn xanh không phù hợp khi lượng xe quá + đông.Khi lượng xe quá nhiều nên thời gian đèn xanh quá ngắn hoặc không hợp lý nên không giải thoát hết lượng xe cần thiết. Một bộ phận người tham gia giao thông lợi dụng điều này để vượt đèn đỏ.Điều này + làm cho tình trạng kẹt xe dễ xảy ra do lượng xe vượt đèn đỏ tắc ngẽn với lượng xe đi theo tín hiệu đèn xanh ở tuyến đường khác. =>Như vậy dựa vào nhược điểm đó của hệ thống đèn truyền thống tôi đưa ra ý tưởng lắp thêm một hệ thống đèn giao thông.Như vậy trên mỗi tuyến đường sẽ có hai hệ thống đèn.Hệ thống đèn lắp thêm chỉ hoạt động khi lượng xe tham gia quá đông .Hệ thống đèn có tác dụng phân lượng xe lưu thông thành từng khúc và giải phóng triệt để từng khúc giao thông đó. +Hình bên dưới là mô hình của hệ thống đèn truyền thống. SVTH:NGUYỄN VIỆT THÀNH LỚP:CO09B
  2. + Đèn tín hiệu ở mô hình này nói chung đã được lập trình sẵn.Điều này có nghĩa là thời gian dừng đèn đỏ và thời gian di chuyển đèn xanh là cố định.Khi lượng xe ít thì nó tỏ ra khá hiệu quả nhưng khi lượng xe quá đông thì đây chính là nhược điểm.Bởi vì khi lượng xe quá đông ,trên mỗi tuyến đường lượng xe di chuyển qua chưa được bao nhiêu thì đèn đã bật đỏ.Một số người cứ theo đà và vượt đèn đỏ.Trong khi lượng xe ở tuyến đường khác cũng theo tín hiệu đèn mà chạy,lại kẹt với một số người vượt đèn đỏ.Và cứ như vậy lượng xe ùn tắc thêm một đông làm tình trạng kẹt xe thêm trầm trọng + Thường thấy ở các ngã tư hay xảy ra kẹt xe nhiều nhất.Có thể nêu điển hình là tại ngã tư Bạch Đằng-Đinh Bộ Lĩnh hay ngã sáu Gò Vấp. + Đôi khi có những chú CSGT điều khiển tín hiệu đèn thì mọi người đi lại một cách trật tự và có ý thức hơn.Nhưng nhiều trường hợp xe vẫn kẹt cứng thì mọi người cũng bó tay ,chỉ biết ngồi đợi thôi !!!!!!!  SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐÈN LẮP THÊM +Như vậy điểm đáng chú nhất ở đây là hệ thống đèn lắp thêm.Chúng sẽ hoạt động như thế nào? Liệu chúng có giúp cải thiện phần nào về tình trạng kẹt xe hay không ? Hình H.1 mô phỏng hệ thống đèn lắp thêm.Sẽ có một bộ phận đếm lưu lượng xe + chạy qua. Trên mỗi điểm dừng đèn đỏ ta sẽ tính được diện tích,như vậy về sơ bộ có thể xác định được mật độ xe cho phép ở mỗi điểm dừng đèn đỏ.Trên lí thuyết ta xác định lượng xe cho phép mà nếu vượt qua mật độ này sẽ dẫn tới tình trạng kẹt xe. Khi lượng xe vượt quá mật độ cho phép thì hệ thống đèn lắp thêm sẽ hoạt + động.Nhờ một thiết bị đặt biệt mà ta có thể kiểm soát được mật độ xe cho phép.Thiết bị sẽ đếm số lượng xe qua và tự động tính toán đưa ra một mật độ xe.Chúng sẽ so sánh với mật độ cho phép được lập trình sẵn.Nếu thấp hơn mật độ cho phép thì hệ thống đèn lắp thêm sẽ chưa hoạt động.Trường hợp mật độ này bằng hoặc cao hơn thì hệ thống sẽ tự động hoạt động. SVTH:NGUYỄN VIỆT THÀNH LỚP:CO09B
  3. TRƯỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CUỘC THI Ý TƯỞNG SINH VIÊN GIAO THÔNG NĂM 2012 Hình H.ISỰ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐÈN LẮP THÊM Xét khúc giao thông I và II :nếu mật độ ở hai khúc giao thông này vượt quá + giới hạn cho phép(tức là tình trạng kẹt xe có thể xảy ra) thì hệ thống đèn lắp thêm sẽ hoạt động.Khi diện tích dừng đèn đỏ đã quá chứa một lượng xe cho phép thì không thể nhận thêm lượng xe nào nữa.Khi đó tín hiệu đèn lắp thêm II và III sẽ bật đỏ để tạo khoảng cách với khúc giao thông phía trước.Nếu làm như vậy thì chúng ta có thể kiểm soát được tình hình. Tín hiệu đèn của hệ thống đèn I và III trái ngược với tín hiệu đèn II và IV và + cùng tín hiệu với hệ thống đèn V,VI. Khúc giao thông Itheo tín hiệu đèn xanh di chuyển.Trong trường hợp xe quá + đông thì lượng xe ở khúc giao thông này khá nhiều.Do đó hệ thống đèn Isẽ hoạt động theo sự lưu thông của khúc giao I.Điều này có nghĩa là chỉ khi lượng xe trong khúc giao thông Iqua hết thì hệ thống đèn I mới bật đỏ,cũng ngay lúc đó hệ thống đèn II bật xanh.Sở dĩ ta phải làm như vậy là để phân khúc giao thông và giải phóng một cách triệt để nhất.Điều này sẽ làm giảm hiện tượng một số người tự ý vượt đèn đỏ dẫn tới kẹt xe trầm trọng. Đối với khúc giao thông III cũng hoạt động tương tự.Lượng xe trong khúc + giao thông III qua hết hệ thống đèn III mới bật đỏ.Khi đó hệ thống đèn IV bật xanh cho phép khúc giao thông IV di chuyển.Khi ta thiết lập hệ thống đèn chỉ bật đỏ khi lượng xe trong từng khúc giao thông qua hết thì nó mang lại nhiều thuận lợi.Nó làm cho lượng xe được lưu thông một cách trật tự và nhanh chóng.Tránh được trường hợp xe đang qua giữa chừng thì đèn lại bật đỏ.Và cứ theo đà mọi người cứ đua nhau chạy thật nhanh ,chỉ khi nào cảm giác không thể qua được nữa họ mới chịu dừng lại. Ta thử nghĩ tới trường hợp lượng xe ở phía trước bị kẹt lại vì một lí do nào + đó thì những người cố ý chạy vượt đèn đỏ cũng bị ngẽn lại luôn.Điều đáng nói ở đây là họ lại bị kẹt ở phần đường của tuyến đường khác làm cho những phương tiện này không thể nào di chuyển được.Cứ như một dây chuyền vậy,một vấn đề ở mắc xích này được giải quyết thì vấn đề ở mắc xích khác mới được giải quyết. Tương tự như vậy hệ thống đèn trên tuyến đường khác cũng hoạt động + tương tự. SVTH:NGUYỄN VIỆT THÀNH LỚP:CO09B
nguon tai.lieu . vn