Xem mẫu

  1. Hãy đồng cảm với con cái Nhiều bậc phụ huynh rất ngại bày tỏ tình cảm với con. Họ sợ thể hiện như thế sẽ khiến con trở nên yếu đuối, ỷ lại. Vì thế họ đã từ chối giúp đỡ cả khi biết con mình đang rơi vào những khó khǎn và cần một chỗ dựa tinh thần. Điều đó có phải lúc nào cũng cần thiết và có tác dụng tích cực? Hãy lắng nghe các em nói: "Em đã không đạt được giải gì trong kỳ thi học sinh giỏi vừa rồi. Thấy em khóc lóc mẹ không những không an ủi mà còn nói rằng do em học hành vớ vẩn thì kết quả chỉ thế thôi, còn bố em lại nói rằng tưởng gì chứ chuyện đó có gì là hệ trọng. Đi thi thì phải có người đậu người trượt chứ, có gì ghê gớm mà phải ầm ĩ lên như thế, hơn nữa chuyện này lại còn phụ thuộc cả vào may rủi. Thành ra nỗi buồn của em không hề được giải tỏa chút nào, thậm chí em còn thấy cô đơn hơn vì không ai hiểu cho tâm trạng mình lúc này. Em muốn họ biết em đã nuối tiếc,
  2. đã hụt hẫng và đau khổ như thế nào khi không thực hiện được mục tiêu bấy lâu đề ra chứ không phải là sự trách móc hay tỏ ra rất thản nhiên như bố em". "Bố mẹ luôn bênh vực người khác và buộc tội em khi xảy ra chuyện gì không hay với em: Em bị một chiếc xe chạy quẹt vào. Thế là một thôi một hồi mẹ nói rằng tại em không tập trung, cứ vênh váo khi ra đường như thế thì xe nào chẳng húc. Mẹ đâu biết là do người lái xe đã quá ẩu nên mới vậy; Em bị loại ra khỏi đội bóng của trường. Lẽ ra bố nên cùng thở dài nuối tiếc như tâm trạng em khi đó thì đằng này bố lại nói đi nói lại những câu đại ý như không vào đội bóng đá thì vào đội bóng bàn, mà báu gì những trò đó mà phải tiếc, bị loại như thế càng có nhiều thời gian để tập trung vào học tập hay chắc con không được mọi người ưa lắm nên người ta mới có ý đẩy con ra, bố lạ gì cái kiểu như thế... Những thái độ đó của họ làm em không chịu nổi. Họ chẳng hiểu gì cả". Những người lớn thường cố tình gạt bỏ đi trạng thái hiện tại của các em khi rơi vào tình huống bất đắc ý, bằng cách biện hộ cho những người xa lạ. Dù họ cũng cảm nhận được
  3. những gì các em đang cảm nhận. Họ tưởng làm như thế sẽ giúp các em sớm lấy lại được trạng thái bình thường. Điều các em cần khi đó là một thái độ dũng cảm, là tình cảm chứ không phải là những lý lẽ giải thích. Mọi sự buộc tội, rǎn đe lúc này không phải là sự chờ đợi của các em. Tại sao bạn không thử một lần ủng hộ con. Chẳng hạn khi con bạn về nhà phàn nàn rằng nó chán không muốn đến lớp nũa vì một người bạn mà bấy lâu nó vẫn nghĩ là bạn thân đã chơi xấu, phản bội lại nó. Thay vì ra sức giải thích cho cái nguyên cớ chơi xấu, phản bội của đứa bạn nó, hay chỉ trích tại con thế này thế nọ thì bạn con mới đối xử như thế, thì bạn hãy nói với con những câu như: "Như thế thì buồn bực thật đấy nhỉ, nếu là mẹ mẹ cũng thế, chẳng biết làm thế nào nữa": Hẳn con bạn sẽ dễ chịu hơn, nỗi buồn chán sẽ giảm đi rất nhiều vì đã có người lắng nghe và đón nhận nỗi lòng mình một cách rất thành thực. Hay khi con bạn vừa làm mất chiếc đồng hồ đắt tiền hoặc một thứ gì đó tương tự trên chuyến xe buýt, lúc này bạn đừng vô ích vào việc cho nó một bài học về sự không cẩn thận, sự chủ quan, dù bạn đang rất bực bội mà hãy tỏ ra hiểu nỗi tiếc xót lúc này nơi nó. Hẳn con bạn sẽ yên tâm hơn. Rồi sau đó, khi những
  4. cảm xúc mạnh đã qua đi bạn mới hãy từ từ phân tích rành rẽ cho con hiểu. Đó là con đường thuyết phục hiệu quả hơn cả để bạn đưa con cái ra khỏi những rắc rối cũng như những tình thế không được vui vẻ trong cuộc sống. Nhưng thật tiếc, trên thực tế rất ít ông bố bà mẹ xử sự được như vậy: Đó là một trong những nguyên nhân khiến các bậc bố mẹ ngày càng trở nên xa cách với con cái.
nguon tai.lieu . vn