Xem mẫu

  1. Hãy để sếp biết bạn là ai Sếp có thường xuyên… 1. Nhận xét công việc của bạn không? (Cả điểm cộng lần điễm trừ?) 2. Rủ bạn đi ăn trưa? 3. Đưa bạn đi theo tới các cuộc gặp mặt công việc quan trọng? 4. Khen bạn khi bạn làm tốt? 5. Hỏi bạn lời khuyên khi phải đưa ra quyết định gì đó (công việc lẫn cuộc sống, đơn giản như chuyện quần áo hay chọn trường cho con…) Nếu bạn trả lời “Không” cho hơn 2 câu hỏi thì có thể hiểu rằng bạn hiện vẫn đang vô hình trong suy nghĩ của sếp. Bước 1: Hãy để sếp nhận thấy bạn - yêu - công - việc - này Không chỉ là chuyện kinh doanh kiếm tiền, mỗi công ty có một sứ mệnh của mình với cộng đồng. Mỗi công việc trong công ty lại có sứ mệnh của riêng nó. Những sứ mệnh đó có hòa hợp với cái tôi của bạn không? Nếu bạn cảm thấy mình hòa hợp, chắc chắn bạn sẽ yêu công việc. Và với tình yêu thì người ta chẳng ngại gì mà hiến dâng cả đời mình. Bạn hãy đến công ty sớm, tốt nhất là cùng vào khoảng thời gian với sếp. Sẵn sàng làm thêm giờ khi công việc đòi hỏi, không ai keo kiệt với tình yêu của mình, đúng không nào. Đến các cuộc họp đúng giờ, tham gia vào chúng một cách nghiêm túc. Khi có những ý tưởng có lợi cho công ty, hãy chuẩn bị thật kỹ và xin đặt lịch hẹn với sếp. Nhớ rằng thời gian của sếp không nhiều. Chuẩn bị càng kỹ thì ý tưởng của bạn càng xuất hiện có ấn tượng... Một lời khuyên nhỏ mà không nhỏ: ăn mặc đẹp để mình nổi bật hơn. Chống chỉ định với trường hợp: bạn không thể yêu công ty này, không thể hòa hợp với sứ mệnh này. Chúng tôi khuyên bạn hãy can đảm tìm kiếm
  2. một công việc bạn yêu thích thật sự, vì bạn chỉ có một cuộc đời. Bước 2: Hãy để sếp nhận thấy bạn yêu những người làm việc quanh bạn (trong đó có sếp) Cùng bên nhau trong một sứ mệnh, bạn dần nảy sinh những tình cảm tự nhiên với những người làm việc quanh mình. Nào, hãy mỉm cười rạng rỡ chào mọi người và đặc biệt là sếp. Đừng bước vào văn phòng một cách vô cảm, làm việc hùng hục rồi lạnh băng trở về. Hãy quan tâm tới mọi người xung quanh, chủ động hỏi han, chia sẻ khi ai đó có chuyện không vui, chúc mừng ai đó có tin mừng và chia sẻ với mọi người cuộc sống của bạn. Thử hỏi xem, ai có thể ghét bạn khi bạn đặt lên bàn sếp gói ô mai khi sếp bị khản giọng, hay sẵn sàng chở một cô bạn đồng nghiệp lỡ chuyến xe bus cuối ngày về nhà? Bước 3: Hãy để sếp nhận thấy bản lĩnh của bạn Mọi công ty đều có những phút thăng trầm, những khi gặp rắc rối. Khi có vấn đề xảy ra, đừng nhập hội với đám đông than thở, nản chí, thậm chí thoái lui. Lúc này, cần nhất những người bình tĩnh và kiên định sẽ trở thành người chiến thắng. Khi bạn lạc quan và tích cực, bạn có thể truyền ngọn lửa đó cho những người xung quanh. Suy nghĩ tích cực cũng giúp não bạn hoạt động tốt hơn, nhiều ý tưởng mới lạ có thể được sinh ra đúng lúc này. Đó cũng là khi bạn chứng tỏ cho sếp thấy, bạn là người đáng tin cậy và có tố chất cho vị trí quản lý. Bước 4: Hãy để sếp nhận thấy vẻ đẹp tâm hồn bạn
  3. Bạn đừng nghĩ thú vui chơi golf, vốn tiếng Italia kha khá, sở thích chụp ảnh hay giải bơi lội cấp quận… chỉ là những thông tin ngoài lề về cuộc sống riêng của bạn, cuộc sống ngoài văn phòng, sau 8 giờ hành chính. Sếp của bạn và các đồng nghiệp thường (không công khai) ngó nghiêng những thú vui/đam mê riêng tư đó và âm thầm ngưỡng mộ cuộc sống phong phú, thú vị của bạn. Bạn có thể chủ động rủ sếp đi học bơi, tập yoga, giới thiệu những địa chỉ mua bán trên mạng cho mọi người trong văn phòng. Vậy là bạn có cơ hội ghi điểm, tỏa sáng ở văn phòng mà đồng thời cũng làm cuộc sống của mình thêm tưng bừng.
nguon tai.lieu . vn