Xem mẫu

  1. GỐM VIỆT NAM TỪ THỜI LÝ ĐẾN HIỆN ĐẠI (phát hiện Hoàng Thành Thăng Long nhìn lại lịch sử phát triển) Nắp hộp men xanh lcj thời LÝ, trang trí nổi hình rồng và vân như ý, dk 18.5cm
  2. Với quá trình phát triển nghệ thuật Gốm cổ truyền Việt Nam, có kinh nghiệm tích luỹ lâu đời. Đến thời Lý thế kỷ XI-XII nghề gốm rất phát triển. Các nghệ nhân Gốm thời Lý phát huy sáng tạo, thúc đẩy nghề làm Gốm. Đã đạt tới trình độ khéo léo và tài nghệ cao cả về kỹ thuật lẫn nghệ thuật. Trong cuốn Đồ gốm Nhật Bản (La Céramique Japonaise) nhà xuất bản Leroux- Paris năm 1983, tác giả Oueda Tokonosouké cũng đã nói: Nhật Bản có nhiều thợ gốm giỏi bắt chước làm theo đồ gốm cổ Việt Nam (gọi là gốm Giao Chỉ - Kotchi). Những trung tâm sản xuất gốm thời Lý thường ở nơi thị dân, hay dọc ven sông có sẵn nguyên liệu sản xuất, lại thuận tiện chuyên chở tiêu thụ như: Thăng Long (cùng một số vùng phụ cận như Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng), và Thanh Hoá... Đồ gốm với các chủng loại như: Gốm gia dụng có các loại bát, đĩa, ấm, chén, bình, liễn, cóng, chum, vại, thạp. Đồ gốm loại này phần lớn có tráng men, biểu hiện một trình độ cao. Nhiều sản phẩm gốm quý và đẹp. Gốm ở Thăng Long và Thanh Hoá có nhiều nét độc đáo như gốm Men Ngọc rất quý. Loại này chất đất được lọc kỹ, xương gốm mịn, rắn chắc và nặng, được phủ lớp men dày có màu xanh dịu trong bóng trông giống như ngọc (nên gọi là men ngọc). Đồ gốm Men Ngọc của ta được ca tụng, (và thường so sánh với gốm Long Tuyền thời Tống của Trung Quốc). Những hiện vật gốm Men Ngọc còn nguyên vẹn, hiện nay còn sưu tập được có các hoa văn trang trí theo lối in khuôn nổi hoặc chìm. Các họa tiết trên gốm đất nung thời Lý phong phú, như: về hình người có: Vũ nữ đất nung (như ở chùa Dạm, Phật Tích, Long Đội sơn...). Đặc biệt hình tượng các con vật (Rồng, Phượng, cá, chim, hổ), đến các hình: Hoa lá (hoa sen, hoa cúc, hoa Phù Dung, lá đề), Sóng nước: sóng hình sin hay sóng ba lớp chồng nhau như ba ngọn núi (còn gọi là sóng tam sơn)... Tất cả đều được đơn giản hoá, tạo những nét giản dị. Đồ gốm dân gian: kiểu thức phóng khoáng, chất đất thô hơn gốm men ngọc. Cốt gốm dầy, bên ngoài phủ lớp men mỏng màu nâu hoặc trắng ngà. Các
  3. hình vẽ, khắc trước phủ men sau. Đường nét trang trí giản dị mộc mạc mà sinh động. Gốm xây dựng, Gốm trang trí kiến trúc phát triển đáp ứng xây dựng kiến trúc cung đình của vương triều, đền đài lăng tẩm, các kiến trúc Đền, Chùa, hoặc nhà cửa dân dụng. Sản phẩm Gốm xây dựng là: gạch xây, ngói lợp, ngói bò ốp trên bờ nóc, ngói đầu mái, hoặc gạch trang trí. Gạch có hình hoa văn trang trí lát nền, hoặc trang trí bề mặt tường trong các kiến trúc cung điện, chùa tháp. Có nhiều loại gạch ngói với hình dáng kích thước khác nhau, những hoa văn trang trí phong phú. Những hình Rồng, Phượng, hoa lá khắc chìm hoặc đắp nổi trên bề mặt gạch. Trên mặt tròn đầu mũi ngói ống ấn nổi hình hoa sen, hoa cúc, hoa thị, có khi hình mặt con thú, hổ phù. Những trang trí trên mặt gạch đã áp dụng lối in khuôn dập lên mặt gạch khi đất còn mềm trước khi để khô và nung. Bố cục thường có đường chỉ gờ viền chung quanh trong các bố cục như (hình vuông, chữ nhật, hình tròn, hình lá đề, hình đa giác). Bên trong các hình đó có chạm các: hình hoa sen, hoa cúc dây, hoa thị, hay hình Rồng, Phượng uốn lượn. Sự xắp xếp theo bố cục trang trí đăng đối, đối xứng. Có những bố cục trang trí to rộng, gắn ghép gốm với nhau. Có những gốm đất nung được đắp, nặn, chạm trổ to, để gắn trên bờ nóc, diềm mái, đầu đao. Những gốm lớn gắn vào kiến trúc có hình chim Phượng, hình Rồng uốn mình chầu ngọc. Có những đầu Rồng có mào bờm uốn lượn, hình chim Phượng mỏ dài quặp lại, có mào, hai cánh uốn cong (để gắn trên đầu bờ nóc hay đầu đao). Gốm loại này thường đa dạng, đáp ứng tính chất trang trí phức tạp và đa dạng của các loại công trình kiến trúc Chùa, tháp, cung điện, lầu các, to nhỏ lớn bé các loại. Gốm thời này có độ nung già để mộc nên có màu của đất nung đỏ gạch tươi, hoặc đỏ nghệ. Tuy bằng đất nung thô sơ, thậm chí to nặng nhưng khi kết hợp gắn kết vào kiến trúc, tạo thành những nét cong mềm mại, hài hoà trong độ dốc, độ cao, đường cong của đầu đao, bờ mái, mang nét đẹp độc đáo của kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Gốm thời Trần (thế kỷ XIII-XIV) tiếp tục phát triển trên cơ sở truyền thống thời Lý với nhiều loại phong phú mang tính dân tộc và phong cách của thời Trần. Gốm
  4. gia dụng và Gốm trang trí kiến trúc được chế tạo khác thời Lý. Các lò gốm có thêm như ở Phủ Thiên Trường (Nam Định), nổi bật là gốm Hoa Nâu. Gốm gia dụng phủ men có ba loại: 1, Gốm Men Ngọc tạo dáng chắc khoẻ, cân đối, men dầy, dùng men chảy không đều, đôi khi còn ngấn đọng thành giọt. Hoa văn ấn hoặc đắp nổi, các họa tiết trang trí là: hoa sen, hoa cúc, hoa văn hình xoắn ốc. Các loại bát đĩa hình dáng hơi thô, trang trí sơ sài và để trơn. Lớp men màu vàng nhạt, màu da lươn, hay nâu thường phủ mỏng phục vụ đối tượng rộng rãi. Song cũng có những gốm Men Ngọc chế tác công phu phục vụ tầng lớp vua, quan, quý tộc. ở thời Trần trên gốm có chữ viết dưới trôn để mộc như “Thiên Trường phủ chế”, hoặc bôi nâu ở trôn đế. 2, Gốm Hoa Nâu: dân dụng, kiểu dáng to khoẻ, cốt gốm dày, thô xốp hơn gốm men ngọc, phủ lớp men trắng ngà hay vàng nhạt. Có nhiều loại, cỡ khác nhau, thường to mập, có thể tích chứa đựng lớn như các loại: thạp (thạp gốm lớn ở Nam Định, Thanh Hoá). Các loại liễn dáng cao, thân thẳng, miệng hơi thu nhỏ, vai bằng và chung quanh vai đắp nổi cách sen tròn mập, có bốn núm tai ngang, chạy quanh miệng và chân liễn khắc vẽ hoa thảo cách điệu. Thân liễn vẽ năm con chim. Có các loại liễn thấp thành, chân đế chạm thủng. Vòng quanh vai và chân liễn đắp nổi hình vòng cánh hoa sen. Hoặc có Liễn trên thân chia ô trang trí xen kẽ. Các loại chậu, liễn có khắc vẽ các hình: hoa thảo, chim, cá, tôm nét vẽ đơn giản nhưng linh hoạt. Các loại bình, ấm: Hoa văn vẽ thành đường viền, dùng màu nâu tô vẽ, hoặc khắc chìm tô nâu hoặc để mộc. Còn có loại gốm đồ thờ cúng như: Mô hình Tháp gốm (cao 1m50) ở Chùa Chò (Yên Phong, Yên Lãng-Vĩnh Phú). Trên Tháp có nhiều hình trang trí như hình hai sừng tê vắt chéo. Tượng Kim Cương ở bốn cửa tháp. Bên trong có cả tượng gốm Đức Phật ngồi xếp bằng. Gốm Hoa Nâu tạo dáng phong phú, phát triển mạnh ở thời Trần. Các hình thức trang trí quanh miệng và chân đế các: thạp, liễn, bình, ấm thường đắp nổi cánh sen, hình khắc tô màu nâu. Các hoa lá cách điệu, còn có hình chim cò, voi, hổ, tôm cá, có cả đề tài gắn với sinh hoạt như: hai võ sĩ đang đấu kiếm (Thạp gốm Thanh Hoá), Tiên dâng hoa trên gạch (chùa Hang, núi úc, Hoàng Liên Sơn). 3,
  5. Gốm Hoa Lam: là loại gốm phủ men trắng đục vẽ hình trang trí bằng màu lam. Hình dáng gốm Hoa Lam thanh chắc, cốt đất màu trắng xám, lọc sạch mịn, ngoài phủ men trắng với kỹ thuật nhúng men đều rồi nung ở độ lửa khá cao, men phủ được nung mà tan chảy đều. Đồ gốm Hoa Lam (trừ số ít bình, lọ) thì bát chén vẫn chiếm số lượng nhiều. Ta thấy loại bát lòng sâu: vòng đế cao, được sản xuất nhiều với các cỡ khác nhau, nhưng theo một tỷ lệ: chiều cao chân đế bằng 1/4 chiều cao bát, đường kính vòng đế bằng 1/2 đường kính vòng miệng bát. Bát, chén Hoa Lam dáng cao to đáp ứng nhu cầu thông dụng. Trang trí trên gốm được tiến hành sau khi đã tạo dáng xong, nghệ nhân dùng bút lông mềm chấm màu lam vẽ hoa văn, họa tiết trực tiếp trên gốm một cách phóng khoáng, lưu loát và chủ động. Các đề tài thường là: hoa, lá, thảo mộc, sen, cúc, mây tản. Đồ gốm Hoa Lam với những đặc điểm độc đáo về tạo dáng, trang trí trang nhã, thanh đẹp lại đáp ứng tốt giá trị sử dụng góp phần phát triển kinh tế. Nghệ thuật gốm hai thời: Lý - Trần giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển nghệ thuật gốm Việt Nam. Đời sau kế thừa và phát triển, với nhiều loại gốm quý cổ truyền độc đáo như sự tinh tế của gốm Men Ngọc, giản dị chắc khoẻ của gốm Hoa Nâu. Gốm Hoa Lam (phủ men trắng vẽ màu lam) duy trì được lâu dài và phát triển mạnh. Nghệ thuật gốm thời Lê Sơ: chế tạo tại các lò Gốm như Bát Tràng, làng Thổ Hà (Gốm nâu), làng Phù Lãng (gốm men vàng - màu da lươn). Nghệ thuật gốm thời này dùng lối vẽ trực tiếp lên mặt gốm, và còn dùng cả lối vẽ vạch hoặc đắp nổi. Sự áp dụng cả hai lối trên phát triển từ cuối thời Lê Sơ trở đi. Lối vẽ trực tiếp lên gốm trước khi nung, tạo nên những hình vẽ trên gốm có được những nét màu thanh thoát, thoải mái sinh động (có hiệu quả gần nh ư là vẽ trên giấy). Đề tài trang trí là: những hoa văn hình kỷ hà, đường chỉ đôi, đường dây xoắn như tay mướp leo, dải hoa dây, các loại hoa văn: hình mây, mây lửa, sóng nước, long ly quy phượng, hay các loại hoa sen, hoa cúc, hoa chanh, hoặc muông thú: chim, cua, cá, tôm, ngựa. Hoặc dùng chữ Hán Việt viết thảo làm trang trí trên gốm. Bên cạnh các loại gốm gia dụng còn có các loại gốm trang trí kiến trúc là gạch xây, lát nền để mộc. Trên
  6. bề mặt gạch có hình hoa chanh (thấy ở thành nhà Hồ), hay tráng men màu da lươn hoặc sành nâu (dùng trong các công trình ở Lam Kinh). Các gốm trang trí trên bờ nóc, đầu đao, diềm mái bằng đất nung già có các hình chạm Rồng, Phượng uốn lượn. Hay các họa tiết hình hoa sen, hoa cúc, hình rồng... trong hình tròn các đầu ngói ống ở các cung điện Thăng Long (Đông Kinh) hay ở khu Lam Kinh (Thanh Hoá). Gốm thời Lê Sơ đã từng phát triển rực rỡ, còn mang gốm đi quan hệ với các nước trong vùng Đông Nam á. Nghệ thuật gốm thời Mạc: ngoài các lò gốm ở Thăng Long, và phụ cận như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh), đã xuất hiện thêm vùng làm gốm khác như Thanh Lâm (Nam Sách Hải Dương), Đức Thọ (Thanh Hoá). các loại gốm xây dựng, trang trí kiến trúc. Những gốm trang trí kiến trúc trên bờ nóc, tầu mái, đầu đao các hình Rồng, Phượng, con Xô, con Kìm. Gốm đất nung còn thấy ở kiến trúc Chùa, hoặc cung Điện. Gạch trang trí hoa văn nổi, Gạch trổ thủng h ình hoa chanh, gạch tráng men màu, cẩn ghép bề mặt tường, lan can, tường hoa. Trên mặt gạch trang trí in nổi hình hoa sen, hoa cúc, các con thú Rồng, Phượng, Lân, Hổ, Voi, Ngựa. Gạch lát tường (chùa Thái Lạc), gạch xây (mộ bà chúa Mạc trong khu chùa Phổ Minh- Nam Định), gạch xây bệ tượng (ở chùa Trăm gian, chùa Mui), gạch bó thềm có những hình người, thú vật rất sinh động (gắn thềm bậc sát mặt sân trước chùa Bối Khê). Hình Rồng trên gạch, loại đặt nằm ngang thì thân rồng uốn khúc không đều, có hướng giãn rộng ra, khúc giữa uốn võng lưng. Loại đặt trong khung tròn thân rồng uốn cong thành bốn khúc, đầu rồng quay vào chính tâm. Các loại ngói trong kiến trúc cổ thời Mạc: ngói mũi hài, mũi ngói cong; ngói giọt gianh mũi thẳng trang trí hình lá sòi, hoặc hình cánh sen. Cuối dốc mái, ở đầu ống thoát nước có gốm tạo hình cả con cá Chép (hay nửa thân có đầu cá), hoặc đầu Rồng làm ống máng thoát nước mưa từ mái đổ xuống qua miệng há to của con vật. Đặc điểm các con vật trong nghệ thuật gốm thời Mạc: Hình Rồng (kể cả trên gỗ, đá): đầu nhỏ, có hai sợi râu mép dài uốn lượn song song và duỗi ra phía trước, thân chắc lẳn uốn mềm mại, lưng võng. Hình chim Phượng trang trí trên gạch
  7. trong khung hình chữ nhật, hay tròn đều thể hiện chân thực, lông đuôi dài, hai cánh xoè rộng và uốn mình như múa. Hình Rồng, Phượng được dân gian hoá trở thành con vật quen thuộc, sử dụng làm trang trí trong các đình chùa làng xã từ thời Mạc. Ngoài ra còn có các con thú như: Hổ, Voi, Lân, ngựa, hươu. Con hổ nằm phủ phục, đầu quay ra phía sau, đuôi cong, in trên gạch (chùa Thái Lạc); con Lân in nổi trên gạch bó thềm (chùa Bối Khê); hình voi lồng trên gạch đất nung (ở chùa Trăm gian); hình Hươu (đình Lỗ Hạnh, và đình Thổ Hà); ngựa trên gạch bệ (chùa Trăm gian) các con vật được thể hiện sinh động và hiện thực. Hình các con vật: Rồng, Phượng, Lân, Ngựa phi, hoặc hoa sen khắc và đắp nổi trên gạch để trang trí tìm thấy ở chùa Ông (Bình Lương Văn Lâm-Hưng Yên). Nghệ thuật và kỹ thuật gốm trang trí đậm sắc thái dân gian, dân tộc. Gốm gia dụng thời Mạc: ti êu biểu với trung tâm Bát Tràng nằm ven sông Hồng (mà từ thế kỷ 14 đã sản xuất gốm); hoặc ở Thanh Lâm (Nam Sách-Hải Dương) gần quê hương nhà Mạc gọi là Dương Kinh (kinh đô thứ hai của nhà Mạc). Gốm gia dụng thời Mạc phong phú đa dạng các loại: bát, đĩa, bình, lọ, âu, liễn, vò, bình vôi, bát hương... lớn nhỏ, có loại có nắp đậy. Chẳng hạn về bát: loại lòng nông, chân đế thấp, vòng miệng uốn cong ra ngoài, trên thành bát trang trí hoa văn màu xanh, nét vẽ giản dị, trôn bát cao, có men hoặc để mộc bôi nâu. Loại sâu lòng, chân đế cao, vành miệng bo lật ra ngoài, trang trí hoa văn màu xanh dưới men. Hoặc có loại vẽ hình rồng, hay hình con chuồn chuồn xen với hoa văn mây xoắn. Đĩa cũng nhiều loại cỡ to nhỏ khác nhau, trang trí có đường chỉ đôi viền quanh vành đĩa, hoặc đường hoa dây uốn lượn, mặt lòng đĩa vẽ hình tôm, cá, chuồn chuồn hay ve sầu, có đĩa vẽ cò bay trên cánh đồng. Hoặc vẽ hươu chạy đầu ngoái về phía sau. Có đĩa vẽ hình con trâu màu nâu điểm xanh. Có đĩa vẽ cá to đang quẫy. Còn có loại gốm đồ thờ như: Chân đèn, chân nến với dáng chân cao. Bình gốm thờ: có bình trang trí hình mây lửa, vẽ màu xanh đen dưới men trắng ngà. Trên cổ bình có đôi Phượng. Có bình trang trí hình rồng vẽ màu hoặc đắp nổi. Nghệ thuật gốm thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17), Lê Mạt (thế kỷ 18) tiếp tục với
  8. các loại đã có từ trước, và phát triển các loại gốm gia dụng. ở trên đồ gốm đôi khi còn có các chữ: “Vạn”,”Phúc”,”Thọ” được đóng khung. Gốm thờ như: Bình, Lư hương, Chân đèn, giá nến với đề tài là hình Rồng, Phượng, hoa sen, sóng nước theo lối trang trí đăng đối, đối xứng. Nghệ thuật gốm thời Nguyễn (nửa sau TK 19 đến non nửa đầu thế kỷ 20) vẫn duy trì kế thừa của gốm truyền thống. Thời Nguyễn, ở kinh đô Huế còn nhắc đến men Lam Huế. Men Lam cùng với Pháp Lam (nó không phải Gốm mà là pháp Lam trên cốt đồng với nhiệt độ cao) cùng với Gốm kiến trúc như các loại gạch ngói: Thanh lưu ly, Hoàng lưu ly, Gốm với các màu men: xanh, vàng, nâu, gạch, ngói trang trí để xây dựng cung đình, điện các, lăng tẩm. Các đồ gốm ở Móng Cái (Quảng Ninh) cũng được sản xuất nhiều để phục vụ cuộc sống. Đến đầu thế kỷ 20 nổi lên với gốm Đồng Nai, Biên Hoà sản xuất gốm sành xốp, với nhiều men màu thể hiện trên sản phẩm. Từ sau 1954 nghề gốm cổ truyền dần được khôi phục, các làng nghề, phố nghề, tổ chức lại các cơ sở sản xuất phát triển theo đời sống hiện đại. Gốm được chú trọng sản xuất phục vụ đời sống và xuất khẩu. Các cơ sở sản xuất gốm, cũng như việc duy trì các lò gốm truyền thống. Trường Mỹ thuật công nghiệp trong nhiều năm góp phần đào tạo những họa sĩ gốm. Nghệ thuật gốm là một lĩnh vực đã và đang được các họa sĩ gốm hiện đại tìm tòi phát huy vốn nghệ thuật truyền thống để sáng tạo, cũng như nghiên cứu kỹ thuật, học thuật, để nâng cao thúc đẩy phát triển nghệ thuật gốm Việt Nam, đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội ngày một cao. Tóm lại: Gốm Việt Nam từ thời Lý và thời Trần đã có thành tựu rực rỡ, nhiều kiểu dáng đẹp, sử dụng tạo men màu cho gốm. Ba lọai gốm tiêu biểu là: Gốm Men Ngọc, gốm Hoa Nâu và gốm Men Trắng ngà vẽ Hoa lam... những hoa văn trang trí: Hoa, quả, lá, hoặc các con vật như voi, hổ, nghê... với đường nét giản dị, mộc mạc. Gốm được nung ở nhiệt độ (12000c-12800c). Những sản phẩm gốm được nung ở nhiệt độ cao thành sành nâu (ở Phù Lãng). Thời Lê Sơ kỹ thuật màu Men Hoa Lam tiếp tục phát triển về sau. Thời Mạc gốm dân gian phát triển. Các loại
  9. gốm ở thời Lê Trung Hưng, Lê Mạt đến Nguyễn vẫn duy trì kế thừa truyền thống và phát triển. Các loại: gốm kiến trúc, tượng gốm: nặn người, động vật gạch ngói trang trí, gạch cong xây cuốn, ngói ống đầu ngói có tráng men đáp ứng kiến trúc. Gốm gia dụng, gốm sành xốp, gốm sành trắng, (với đất sét trắng - cao lanh, để làm xương gốm và men gốm) tạo nên những loại gốm mới bền đẹp trong nhiều chủng loại. Những hiện vật gốm phát hiện ở các con tầu đắm vùng biển phía Nam (Cù Lao Chàm, Vũng Tầu...) hay ở khai quật Hậu Lâu (1998), Tràng Tiền và Hàng Dầu Hà Nội (1999), Bắc Môn, Đoan Môn, Văn Miếu (2000) và tây Hoàng Thành (2002-2003) bổ xung nhiều hiện vật, đã minh chứng hùng hồn về nghệ thuật Gốm cổ Việt Nam. Vẫn những trung tâm sản xuất gốm nổi tiếng: Thăng Long, Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh), Hương Canh (Vĩnh Phú), Làng Cậy (Hải Dương), Quế Sơn (Hà Nam), Phú Vinh (Trị Thiên Huế), Biên Hoà, Đồng Nai v.v... Cuộc khai quật Khảo Cổ học một phần phía tây Hoàng thành Thăng Long với ngàn năm tuổi được hiển lộ. Những hiện vật giá trị của tiền nhân từ trong lòng đất lộ ra cho chúng ta thấy được. Đã khơi dậy tự hào dân tộc, nhiều điều về nghệ thuật cổ truyền thống kỳ diệu và hiện thực trên mảnh đất Thăng Long. Các hiện vật: Bên cạnh các phiến đá tảng lớn tạc hoa sen tạo đế cột (của ngôi nhà 9 gian dài 65m, rộng 27m), các chân cột đá có đường kính chân cột 60cm, có khắc chạm rồng. Còn có nhiều hiện vật gốm các loại. Các đầu và thân Rồng bằng đất nung màu đỏ tươi rói của gốm (mà xưa kia đã đặt quanh bốn bề cung điện nhà Lý). Các gạch ngói hình lá đề, ngói úp nóc bằng đất nung vùi dưới lòng đất 1000 năm qua vẫn nguy ên màu đỏ ngày xưa. Những đầu rồng, đầu Phượng to hiển lộ với những nét tạo hình, tạo khối, với cách điệu cô đọng mà vẫn rất hiện thực. Những Rồng, Phượng thời Lý, thời Trần, những gốm trang trí hình lá đề to lớn với đôi Phượng chầu đối xứng hai bên. Những ngói, gạch có hình trang trí thời Lê còn thấy được trên đất Hoàng Thành. Thăng Long có cái thế Hổ ngồi dựa núi. Nhìn về phía nam hình dung rõ thế Rùa nằm (một biểu tượng bền vững muôn đời). Bên kia sông Hồng Rồng cuộn
  10. ôm lấy Kinh thành Thăng Long. Điện Kính Thiên nằm chính giữa toà thành trên núi Long Đỗ. Thăng Long, Đông Đô (Đông Kinh), năm1802 kinh đô chuyển vào Huế, năm1831 Minh Mạng đặt tên là Hà Nội. Năm 1945 nhà nước cách mạng ra đời và Thăng Long Hà Nội trở lại là thủ đô. Khai quật khảo cổ tại tây Hoàng Thành đầu thế kỷ XXI, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Hiện vật cổ phát lộ, sống lại quá khứ, cho ta những phát hiện mới về Gốm cổ truyền thống Việt Nam, về những giá trị cổ vật di tích. Điều đó có ý nghĩa nghi ên cứu, học tập, và kế thừa cho sáng tạo thúc đẩy gốm phát triển. Nguyễn Văn Chiến
nguon tai.lieu . vn