Xem mẫu

  1. Giúp trẻ khắc phục những thói quen xấu Thỉnh thoảng, bạn có thể cảm thấy rằng ở đứa con yêu quý 6 tuổi của mình xuất hiện một “tiết mục” gì mới trong một chuỗi những thói quen gây phiền toái của bé, chẳng hạn như hắt hơi mà không dùng tay che mũi và miệng, lấy đồ của người khác mà không xin phép, nói chuyện to tiếng (thậm chí la hét) nơi công cộng, hoặc quên mang dụng cụ học tập khi đi học. Bé dường như quên mất sự có mặt của những người khác xung quanh và thích thú sống trong một thế giới hoàn toàn riêng của mình. Điều đó không có nghĩa là trẻ đang cố tình gây ra những sự phiền toái cho bạn, nhưng những cư xử đó lại gây ra những ảnh hưởng nhất định.
  2. Nên chọn cách khuyên bảo nhẹ nhàng đối với trẻ Thử thách của bạn là ở chỗ giúp bé quên đi những thói quen xấu của chúng mà không gây tổn thương cho trẻ. Không có đứa trẻ nào thích việc cha mẹ chúng suốt ngày bảo với chúng rằng chúng đã làm sai điều này điều nọ, hoặc rằng mọi người đang phát cáu lên vì những trò nghịch ngợm của chúng. Sự thay đổi trong cách hành xử của trẻ, trong hầu hết các trường hợp, phụ thuộc vào cách khuyên bảo và chỉ dạy của bạn, và một phần công việc của bạn trong vai trò làm cha mẹ là hướng con bạn theo những định hướng mà bạn vạch ra. Bạn hoàn toàn có thể giúp trẻ nhận ra những trái khoáy trong thói quen của chúng, nhưng vấn đề là ở chỗ bạn làm việc ấy như thế nào. Hãy thử nghĩ xem bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu một người thân quen bảo bạn thế này: “Tôi nghĩ cái cách ăn uống của bạn thật kỳ cục quá!”. Ắt hản bạn sẽ cảm thấy bối rối và không vui. Nhưng nếu người ấy nói rằng: “Bạn trông thật thanh lịch, nhưng tôi thấy thật sự ngạc nhiên vì cách ăn uống của bạn lại không duyên dáng bằng vẻ ngoài của bạn. Có lẽ bạn nên ăn ít một thôi!”. Bạn sẽ không cảm thấy quá
  3. tệ trước cách nói như thế, cho dù nó là một lời phàn nàn đúng nghĩa về thói quen ăn uống của bạn. Ở đây tồn tại 2 khía cạnh: Thứ nhất, lời góp ý phê bình được đưa ra trong trường hợp khích lệ, và thứ hai, sự đóng góp ấy bao hàm một lời gợi ý cho khả năng giải quyết vấn đề. Đây là cách mà bạn chỉnh sửa một thói quen xấu nào đó ở trẻ theo hướng xây dựng. Bạn nên lưu ý cẩn trọng trong khi lựa lời khuyên răn trẻ để tránh làm trẻ buồn và tổn thương. Thay vì phàn nàn: “ Cha (mẹ) đã nhắc con bao nhiêu lần là phải bịt mũi và miệng lại khi hắt hơi rồi!”, bạn có thể nói: “ Cha (mẹ) biết là con biết hắt hơi một cách lịch sự mà vì cha (mẹ) đã thấy con làm được điều đó vài lần rồi. Con nên ghi nhớ phải thực hành thói quen tốt ấy thường xuyên con nhé”. Bạn sẽ thấy thật ngạc nhiên thú vị khi nhận ra sức tác động của những lời khuyên nhẹ nhàng, tế nhị với trẻ hơn hẳn cách bạn phàn nàn, la mắng trẻ mỗi khi chúng mắc lỗi. Hãy biến những lời trách móc của bạn thành những lời khuyên khích lệ và hành xử với trẻ thật đúng mực để khiến bé luôn cảm thấy sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của bạn.
  4. Mỗi lần một thói quen Ngay cả khi bạn tìm ra được những cách thức tích cực để thay đổi những thói quen xấu của trẻ theo mong muốn của mình, bạn cũng đừng ép trẻ phải chỉnh sửa tất cả những thói quen ấy cùng một lúc. Bé sẽ cảm thấy sợ hãi và bị coi thường nếu bạn đưa ra hàng loạt các yêu cầu với chúng. Thay vào đó, bạn nên chọn một thói quen để bắt đầu – chẳng hạn một thói quen nào đó khiến bạn thấy khó chịu nhất hoặc một thói tật bạn cho rằng dễ uốn nắn nhất trong tất cả. Hãy nói chuyện với con mình về tật xấu đó của trẻ, giải thích tại sao bạn không đồng tình với cách cư xử này, đưa ra lời khuyên giúp trẻ nhận ra khuyết điểm và tu chỉnh bản thân. Sau đó, đừng quên khen ngợi trẻ khi bé đã làm được những gì bạn yêu cầu. Hãy nhớ rằng những đứa trẻ 6 tuổi rất muốn nhận được sự ủng hộ từ cha mẹ chúng. Trẻ muốn bạn nghĩ rằng bé rất giỏi và tìm kiếm sự đồng thuận của bạn, vì vậy hãy dùng những đặc điểm này để thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ. Bạn sẽ cảm thấy vui mừng khi biết rằng mình có thể giúp con khắc
  5. phục được những thói quen không tốt ở chúng mà không tạo ra hàng rào ngăn cách đôi bên.
nguon tai.lieu . vn